Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Việt Nam không thao túng tiền tệ

PV - 16:44, 23/12/2020

Xét cả về tiêu chí của Mỹ, cũng như thực tế kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhiều năm qua, có thể khẳng định: Việt Nam không thao túng tiền tệ. Do đó, kết luận của Bộ Tài chính Mỹ là không hợp lý và bất kỳ hình thức trừng phạt nào đều không có lợi cho nhân dân và doanh nghiệp hai nước.

Công nhân của một công ty da giày ở Bình Dương trong công đoạn sản xuất giày qua thị trường Mỹ - Ảnh: T.T.D.
Công nhân của một công ty da giày ở Bình Dương trong công đoạn sản xuất giày qua thị trường Mỹ - Ảnh: T.T.D.

Theo thông lệ, một quốc gia bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ nếu thỏa mãn các tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; và can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Xét cả về tiêu chí nêu trên, cũng như thực tế kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhiều năm qua, có thể khẳng định: Việt Nam không thao túng tiền tệ .

Thứ nhất, Việt Nam không chủ trương phá giá tiền tệ, trong cả các tuyên bố chính thức, cũng như trong chỉ đạo điều hành thực tế.

Những năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách tỷ giá trung tâm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung với mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chứ không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Tỉ giá trung tâm VND/USD cuối năm thường không vượt quá 1,5-2 % so với đầu năm, bất chấp những biến động mạnh mẽ tỷ giá nhiều đồng tiền khu vực và quốc tế, thậm chí ngay cả đồng USD.

Việt Nam không có động lực phá giá tiền tệ nhằm tạo lợi thế xuất khẩu, bởi xuất khẩu và xuất siêu chủ yếu do các công ty FDI ở Việt Nam là động lực và hưởng lợi chính, trong khi cộng đồng DN trong nước thường nhập siêu.

Hơn nữa, Việt Nam cũng không có lợi khi phá giá đồng tiền do phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và nợ chính phủ cao.

Thứ hai, Việt Nam không can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối.

Cần khẳng định, hoạt động mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua về mặt bản chất là quá trình chuyển đổi ngoại tệ sang tiền VND từ các nhà đầu tư, xuất khẩu và người nhận kiều hối, để bảo đảm người có ngoại tệ không dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong nước. Hoạt động này theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, cũng phù hợp thông lệ như nhiều nước khác.

Đồng thời, việc NHNN mua ngoại tệ còn nhằm bảo đảm hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp (hiện chỉ đáp ứng khoảng 3,5 tháng nhập khẩu) so với các nước trong khu vực, cũng như thấp so với các khuyến cáo và thông lệ chung trên thế giới (cần đáp ứng khoảng 5 tháng nhập khẩu) về mức dự trữ ngoại hối so với chi phí cho số tuần nhập khẩu của Việt Nam, để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia. Từ góc độ kiểm soát khủng hoảng, việc tăng tích trữ ngoại hối thông qua hoạt động thu mua USD - đồng tiền thống trị trong dự trữ và thanh toán quốc tế - của Việt Nam là một động thái phòng ngừa khủng hoảng điển hình trong điều hành chính sách tiền tệ của bất kỳ quốc gia nào.

Việc cho rằng Việt Nam đã mua ngoại hối nhằm định ra giá trị tiền đồng dưới giá trị thật cũng không có căn cứ thực tế, nhìn từ góc độ mức ngang giá tiền tệ của VND so với USD. Vì tất cả tiền tệ các nước trên thế giới hiện nay đều là tiền giấy, không còn bản vị vàng, nên mức ngang giá tiền tệ này phụ thuộc chủ yếu vào mức chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam với Mỹ. Trong những năm gần đây, lạm phát bình quân của Việt Nam là 4% trong khi lạm phát của Mỹ chưa đến 2%, việc tiền đồng mất giá 1-1,5% là bình thường. Nói cách khác, việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ suy cho cùng là thực hiện chức năng chuyển hoá các đồng ngoại tệ để giúp người dân tại lãnh thổ Việt Nam có thể dùng tiền đồng, tức việc mua vào này là bắt buộc. Hơn nữa, Việt Nam không chỉ mua vào ngoại tệ một chiều như cáo buộc, mà trên thực tế, khi cung cầu ngoại tệ thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào nếu thị trường dư ngoại tệ; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng luôn chủ động bán ra để ổn định tỷ giá VND/USD và trạng thái kinh tế vĩ mô.

Hơn nữa, thặng dư cán cân vãng lai (bao gồm cán cân thương mại và các khoản chuyển tiền, nhất là kiều hối) ở Việt Nam thường chủ yếu do nhận kiều hối từ nước ngoài về. Đây là những khoản người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về để trợ cấp cho người thân trong nước. Kiều hối chảy về là yếu tố khách quan, không phải vì tỷ giá cao hay thấp. Hơn nữa, Việt Nam đã nhiều năm nay hạ mức gửi tiền USD của cả cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp bằng 0%, nên tỷ giá không phải là yếu tố làm cán cân vãng lai thặng dư vượt quá tiêu chí của Mỹ quy định là 2% GDP. Nếu loại trừ kiều hối chuyển về hàng năm, cán cân vãng lai của Việt Nam còn thâm hụt hoặc thặng dư không lớn.

Thứ ba, thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.

Xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ chỉ là do tương quan cơ cấu kinh tế đặc thù giữa hai nước và Việt Nam đã khai thác thành công khoảng trống trong nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu, ngày càng gia tăng khả năng đáp ứng cho thị trường tiêu thụ của Mỹ mà thôi.

Dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng mạnh trong 4 năm qua: từ 38,3 tỷ USD năm 2017, tăng lên 39,4 tỷ USD năm 2018; 55,7 tỷ USD năm 2019 và hướng đến đà kỷ lục 65 tỷ USD trong năm 2020.

Theo số liệu thống kê trong Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNCOMTRADE), tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ trong năm 2017 đạt 1.784 tỷ USD ra thị trường thế giới, trong đó Việt Nam là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 31 của Hoa Kỳ, chiếm 0,5% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Cũng theo nguồn số liệu này, trong năm 2017, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa trị giá lên đến 2.407 tỷ USD từ tất cả đối tác thương mại, trong đó hàng hóa từ Việt Nam xếp vị trí thứ 12, chiếm tỉ trọng 2% trong tổng trị giá nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ đã tăng gấp 168 lần, từ 450 triệu USD vào năm 1995 (xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt 169,7 triệu USD; nhập khẩu đạt 130,4 triệu USD), tăng lên gần 76 tỷ USD năm 2019. Trong chín tháng năm 2020, dù chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn đạt hơn 65 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 55 tỷ USD; nhập khẩu từ Mỹ đạt hơn 10 tỷ USD.

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam-Mỹ được ký kết vào năm 2000, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Nếu trước đây, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào Mỹ các nhóm hàng như: Dệt may, da giày… thì nay đã có thêm nhóm hàng nông-thủy-hải sản. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng mà Mỹ có nguồn cung dồi dào như: Các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông và nông sản nguyên liệu… Như vậy, rõ ràng cơ cấu kinh tế của hai nước là bổ sung cho nhau, chứ không cạnh tranh trực tiếp, nên các dòng hàng xuất-nhập giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mang tính thị trường cao.

Sự tăng vọt thặng dư thương mại với Mỹ năm 2020 là do Việt Nam khống chế dịch Covid-19 thành công hơn Mỹ. Các hoạt động kinh tế nội địa của Việt Nam diễn ra gần như bình thường trong suốt cả năm. Hơn nữa, Việt Nam vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu phục vụ các thị trường quốc tế, trong đó có Mỹ. Đồng thời, khi các nước cần nhập khẩu các thiết bị và hàng tiêu dùng y tế để phục vụ công tác chống dịch, ứng phó dịch, Việt Nam cũng nằm trong số ít nước có thể đáp ứng được nhu cầu. Như vậy, không thể biến sự thành công nổi trội trong phòng chống dịch Covid-19 cùng những nỗ lực của Việt Nam trong hỗ trợ các quốc gia khác ứng phó với dịch bệnh trở thành lý do ghép Việt Nam vào cáo buộc quốc gia thao túng tiền tệ…

Đáng chú ý, dù có xu hướng tăng dần xuất siêu hàng hóa, song chưa có năm nào Việt Nam xuất siêu dịch vụ. Thực tế, Việt Nam luôn nhập siêu dịch vụ từ Mỹ do những lợi thế cạnh tranh của các dịch vụ thường nghiêng về Mỹ, bất chấp tỷ giá VND và USD biến động ra sao.

Trong quá trình hợp tác, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã nỗ lực phối hợp, tập trung giải quyết kịp thời và hiệu quả vấn đề thương mại ưu tiên, bao gồm việc mở cửa thị trường cho nông sản, hàng công nghiệp, hàng hóa và dịch vụ công nghệ thông tin của nhau, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy ký kết nhiều dự án, hợp đồng thương mại lớn. Hai nước cũng đang triển khai hiệu quả hoạt động hợp tác thông qua cơ chế đối thoại của Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) trên tinh thần hợp tác, xây dựng, công bằng, đáp ứng lợi ích chính đáng của mỗi bên. Đây là lý do kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng trưởng với tốc độ ấn tượng trong suốt 25 năm qua. Do đó, việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ là không hợp lý và bất kỳ hình thức trừng phạt nào đều không có lợi cho nhân dân và doanh nghiệp hai nước./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.