Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ưu tiên hỗ trợ đồng bào vùng tái định cư thủy điện Sơn La phát triển sản xuất

PV - 09:36, 19/03/2018

Kết luận Hội nghị về công tác ổn định dân dư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để sớm triển khai có hiệu quả, nâng cao đời sống của đồng bào tái định cư.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

 

Từ thực tiễn công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La trong 15 năm qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, việc sớm xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” là rất cần thiết.

“Việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cũng đồng thời đáp ứng mục tiêu và chủ trương của Đảng và Nhà nước là bảo đảm cuộc sống của người dân tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La phải tốt hơn hoặc ít nhất bằng nơi ở cũ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, trong quá trình soạn thảo Đề án, Bộ NN&PTNT đã rất tích cực, chủ động cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện các nội dung theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Đề án đã cơ bản được hoàn thành, sẽ được tiếp tục hoàn thiện sau Hội nghị này để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Qua ý kiến thảo luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cơ bản nhất trí với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, đặc biệt là các vấn đề về phạm vi, đối tượng, thời gian, nội dung đầu tư… của Đề án.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên cần tiếp tục rà soát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc ngành, sản phẩm, các vùng kinh tế, từ đó tạo ra những ngành, sản phẩm chủ lực, có tính chất động lực phát triển. Trên cơ sở kết quả tái cấu trúc, tiếp tục tập trung rà soát lại quy hoạch để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, kể cả xây dựng mới các quy hoạch phù hợp với thực tiễn phát triển. Từ đó xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, xác định rõ thứ tự ưu tiên, nguồn lực thực hiện.

Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa

Về đối tượng của Dự án, Phó Thủ tướng đề nghị cần tập trung vào các đối tượng tái định cư còn nghèo. Trước đó, trong quá trình rà soát đã loại trừ các dự án thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình Giảm nghèo bền vững và chương trình bảo vệ và phát triển rừng và các hộ nghèo đã được hưởng hỗ trợ theo các chương trình trên. Bên cạnh đó, nếu chỉ hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ nghèo trong các hộ tái định cư sẽ dễ nảy sinh so sánh, khiếu nại.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ NN&PTNT, cho phép thực hiện đối tượng của Đề án theo quy định tại Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg.

Về Phương án hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm xây dựng vùng hàng hóa lớn, tập trung nhằm phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị tiếp tục bám sát kết quả điều tra, đánh giá lợi thế so sánh của các vùng tái định cư, phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch ngành và Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu nhằm hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tập trung gắn với công nghiệp chế biến vừa và nhỏ trên địa bàn.

“Nếu chúng ta không chuyển dịch được lao động nông nghiệp sang những ngành, nghề khác, thì rất khó có thể giảm nghèo. Mấu chốt là phải chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, bởi những ngành này cần có tay nghề, mang lại thu nhập cao hơn”, Phó Thủ tướng nói.

Về vốn đầu tư, Phó Thủ tướng đề nghị cần rà soát các quy định, cơ chế, chính sách hiện hành để tiếp cận theo hướng sử dụng nguồn vốn khấu hao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; nguồn vốn ngân sách dự phòng kế hoạch trung hạn 2016-2020; vốn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn đóng góp của người dân.

Về nội dung đầu tư, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị căn cứ Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện quy định tại Điều 16, Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg, tập trung đầu tư để thực hiện các nội dung như hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất; hỗ trợ học nghề; sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng; sắp xếp, ổn định lại dân cư…

“Cần nghiên cứu để hoàn thiện, lựa chọn các mô hình tốt để nhân rộng, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp. Đồng bào sẽ không thể hết nghèo nếu không có đất đai, trồng cây không mang giá trị hàng hóa”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với đồng bào tại bản tái định cư Tú Quỳnh, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến Phó Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với đồng bào tại bản tái định cư Tú Quỳnh, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

 

Các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để có thể sớm phê duyệt, triển khai có hiệu quả Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La”.

Bộ NN&PTNT tiếp thu ý kiến các bộ, cơ quan; các ý kiến tại Hội nghị hôm nay để sớm hoàn thiện Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan, cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương cho Đề án (dự phòng trung hạn giai đoạn 2016-2020 và đề xuất nguồn cho giai đoạn 2021-2025), báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương cho Đề án; báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ chế hỗ trợ lại cho các địa phương từ việc phân chia lợi nhuận của dự án thủy điện Sơn La.

Bộ Tài chính hướng dẫn Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất phương án sử dụng nguồn trích khấu hao để hỗ trợ vốn thực hiện Đề án theo đúng quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

UBND các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phối hợp với Bộ NN&PTNT rà soát, hoàn thiện Đề án; cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương trong việc lồng ghép các chương trình, đề án, dự án hiện có để tránh tình trạng dàn trải, chồng chéo. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh xử lý các vấn đề liên quan khi triển khai thực hiện Đề án.

THEO CHÍNH PHỦ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 7 phút trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 10 phút trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 10 phút trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 12 phút trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 13 phút trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 19 phút trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 26 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 36 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 39 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.