Mặc dù chính sách tín dụng đang được triển khai rộng rãi với nhiều ưu đãi, song những năm gần đây, tình trạng cho vay nặng lãi vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. "Vòi bạch tuộc" tín dụng đen đang len lỏi đến nhiều buôn làng Tây Nguyên, gây mất trật tự an ninh, đẩy nhiều gia đình rơi vào cuộc sống khốn khó, trắng tay và hoang mang lo sợ.
Nguồn vốn tín dụng từ hệ thống Ngân hàng chính sách đã phát huy hiệu quả tốt trong những năm qua, nhiều hộ nghèo, hộ DTTS vay vốn ưu đãi đã thoát nghèo, kinh tế từng bước ổn định, khá giả hơn. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều người muốn vay nhưng không tiếp cận được nguồn vốn chính thống này nên đã sa chân vào tín dụng đen dẫn đến hậu quả đáng buồn. Do đó, cần phải có cơ chế linh hoạt, thuận lợi hơn để người nghèo có thể tiếp cận vốn chính sách, góp phần ngăn chặn tín dụng đen.
Công an tỉnh Quảng Bình vừa đấu tranh thành công chuyên án “tín dụng đen” trên địa bàn, triệu tập 13 đối tượng liên quan để làm rõ hành vi cho vay lãi nặng với lãi suất từ 250% đến 365%/năm.
Kinh tế -
H. Điệp – P. Linh -
18:02, 03/09/2020 Trong 15 chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đang triển khai trên địa bàn tỉnh thì có đến 14 chương trình có đối tượng thụ hưởng là các hộ đồng bào DTTS. Các chương trình tín dụng đã giúp hàng chục nghìn hộ đồng bào DTTS có nhà ở ổn định, công trình nước sạch; hơn 5.000 học sinh, sinh viên có tiền trang trải chi phí học tập; hơn 110.000 hộ có vốn phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững… Đặc biệt là các chương trình tín dụng này đã góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen trong vùng DTTS.
Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, lực lượng Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện, khởi tố 11 vụ/trên 30 bị can liên quan đến “tín dụng đen”, số tiền các đối tượng thu lời bất chính lên tới hàng tỷ đồng. Hầu hết số vụ việc do lực lượng chức năng điều tra được từ hoạt động cho vay nặng lãi, đang làm gia tăng các vụ án về cưỡng đoạt tài sản, đánh bạc… gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Công an huyện Krông Buk (Đăk Lăk) vừa phá đường dây cho vay nặng lãi, đối tượng cho vay và người vay đều đang là học sinh của Trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Krông Buk.
Theo thống kê của Bộ Công an, hiện toàn quốc có gần 28 nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (trong đó 640 cơ sở không có giấy phép kinh doanh hoạt động tín dụng, 4.048 cơ sở có dấu hiệu cho vay tín chấp trái phép); 1.496 cơ sở kinh doanh tài chính trái phép dưới các hình thức cho thuê xe tự lái, bán vé máy bay, hỗ trợ tài chính...
Quách Văn Dương quê ở một huyện miền núi Thanh Hóa vốn là “con mọt sách” khá ngoan hiền. Thế nhưng sau gần hai năm ra Thủ đô học đại học, bỗng một ngày, gia đình cậu tá hỏa khi phải “đón tiếp” một đám người bặm trợn đến đòi tiền. Tất cả giấy vay nợ đều có chữ ký “tươi” của cậu. Sau khi bán lứa lợn cùng mấy con bò mới đủ trả nợ, bố Dương phải bắt xe vào tận nhà người quen ở TP. Hồ Chí Minh động viên mãi cậu mới dám về.