Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai

Sỹ Hào (thực hiện) - 13:02, 20/06/2021

Công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011 - 2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai không vượt quá 1,2% GDP… Đây là những nội dung đáng chú ý trong Chiến lược Quốc gia về PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp để làm rõ hơn nội dung này.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp thăm hỏi động viên người dân bị thiệt hại do mưa đá tại thôn Cốc Tủm, xã Bản Díu, huyện Xín Mần (Hà Giang)
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp thăm hỏi động viên người dân bị thiệt hại do mưa đá tại thôn Cốc Tủm, xã Bản Díu, huyện Xín Mần (Hà Giang)

Thưa Thứ trưởng, Thứ trưởng đánh giá như thế nào những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, đặc biệt là những thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra trong những năm gần đây?

Do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai ngày càng cực đoan, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và có xu thế ngày càng gia tăng. Điển hình như năm 2020, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích; gây thiệt hại về kinh tế ước trên 39.962 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2017 là năm kỷ lục về số cơn bão, đã làm 386 người chết, mất tích, thiệt hại ước khoảng 60.000 tỷ đồng.

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, thiên tai đã làm 21 người chết, 29 người bị thương, trên 4.300 nhà bị sập đổ, hư hỏng; gây thiệt hại trên 32.000ha lúa, hoa màu; 6.583m đường giao thông sạt lở; 15.945 m3 đất đá, bê tông. Ước tính giá trị thiệt hại về kinh tế khoảng 119 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong các loại hình thiên tai thì lũ quét, sạt lở đất là những loại hình thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, xảy ra ở nhiều nơi, với quy mô và cường độ ngày càng lớn hơn. Chỉ tính riêng năm 2020, trong 357 nạn nhân do thiên tai thì có đến 132 người bị chết do lũ quét, sạt lở đất; tổng thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất cũng lên tới 16.756 tỷ đồng (chiếm khoảng 42%).

Vì sao lũ quét, sạt lở đất lại thường gây thiệt hại nặng nề hơn cả so với các loại hình thiên tai khác, thưa Thứ trưởng?

Có thể thấy, xét về quy mô thiên tai thì lũ quét, sạt lở đất không xảy ra trên phạm vi rộng, tuy nhiên rất khó dự báo, cảnh báo chính xác. Nguyên nhân có nhiều, song chủ yếu do mưa lớn, kết hợp với địa hình, song việc xác định thời gian, mức độ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nay chưa thể dự báo được. Đây cũng là khó khăn chung đối với các nước tiên tiến trên thế giới. Do vậy, việc phòng chống, chế ngự đối với hiểm họa này không dễ.

Điều đáng lưu ý là, các trận lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra ở khu vực miền núi, hẻo lánh. Do đó, khi xảy ra sự cố, lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận hiện trường để cứu hộ, cứu nạn. Trong khi đó, nhận thức, kỹ năng của người dân, nhất là đồng bào sinh sống ở vùng sâu, vùng xa về PCTT còn hạn chế, bất cẩn khi có mưa lũ; công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát của chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa quyết liệt, lực lượng xung kích PCTT chưa được tập huấn bài bản, triển khai không thường xuyên và chưa cụ thể đến từng khu vực có nguy cơ rủi ro cao…

Năm 2020 chứng kiến sự vào cuộc một cách chủ động của toàn xã hội trong công tác phòng ngừa thiên tai, Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Năm 2020 chúng ta đã chứng kiến bước chuyển biến trong công tác chỉ đạo với nhiều công điện, văn bản, chỉ thị nhanh chóng, kịp thời từ Trung ương tới địa phương đối với công tác PCTT. Lần đầu tiên, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị riêng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT ban hành nhiều nghị quyết, công điện chỉ đạo về việc phòng ngừa thiên tai, chủ động rất sớm trong các cơn bão, đặc biệt là cơn bão số 9.

Quốc hội và Chính phủ đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách về PCTT. Có thể kể đến một số văn bản chính được ban hành năm 2020 như: Luật số 60/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều; Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai; Chiến lược quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030…

Năm 2020 cũng chứng kiến sự vào cuộc hết sức chủ động của các tổ chức, chính quyền và cá nhân trong việc phòng ngừa thiên tai. Người dân đã chủ động triển khai phương án phòng, chống trước khi bước vào mùa mưa lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, cũng như ngay sau khi có thông tin về tình hình thiên tai, nhờ đó giảm thiểu được thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp

Thứ trưởng có thể chia sẻ một số nội dung đáng chú ý trong Chiến lược quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Chiến lược Quốc gia về PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã kế thừa Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Trên cở sở đó, tiếp tục thực hiện chủ tương, chính sách và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác PCTT, góp phần từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

Theo đó, mục tiêu tổng quát đề ra của chiến lược là “chủ động PCTT, thích ứng với BĐKH, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững KT-XH, giữ vững an ninh, quốc phòng”.

Về mục tiêu cụ thể của Chiến lược: Đến năm 2030, giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011 - 2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai không vượt quá 1,2% GDP; người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét…

Để đạt mục tiêu này thì Chiến lược đề ra những giải pháp trọng tâm nào, thưa Thứ trưởng?

Để thực hiện mục tiêu trên, Chiến lược đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chung bao gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về PCTT bảo đảm đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi; nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao năng lực PCTT và cứu hộ cứu nạn; xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch PCTT và phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung PCTT vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, KT-XH; nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai; gắn khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp cho từng vùng miền cũng được Chiến lược đề cập đến, ứng với các loại thiên tai điển hình.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT sẽ phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược; xây dựng khung giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược hằng năm.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 7 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 7 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 8 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 8 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool trở lại cuộc đua vô địch sau chiến thắng trước Fulham

Ngoại hạng Anh: Liverpool trở lại cuộc đua vô địch sau chiến thắng trước Fulham

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Sau khi sảy chân tại vòng 33, Liverpool đã tìm lại được chiến thắng sau khi đánh bại Fulham tại vòng 34 Ngoại hạng Anh. Với 3 điểm có được, Liverpool tạm leo lên vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh.