Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuần Giáo (Điện Biên): Phát huy hiệu quả CLB Trẻ em gái trong phòng chống tảo hôn

Song An - 15:00, 30/11/2022

Sau mỗi kỳ nghỉ hè, lễ, tết, ở nhiều xã vùng cao của huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) lại ghi nhận vài nữ sinh độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nghỉ học lấy chồng. Rời ghế nhà trường, các em phải “gồng gánh” trên vai những trọng trách lớn lao khi tuổi còn quá nhỏ…

Mới 17 tuổi, Lò Thị Dung đã trở thành mẹ của cậu con trai 3 tuổi.
Mới 17 tuổi, Lò Thị Dung đã trở thành mẹ của cậu con trai 3 tuổi.

Lối rẽ không trải hoa hồng

Nằm ngay gần trung tâm, song Nậm Mu lại là bản nhức nhối nhất xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) về tình trạng tảo hôn. Theo nhẩm đếm sơ bộ của bà Lường Thị Nhân, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản thì bản có tới 8 cháu dưới 18 tuổi đã sinh con, làm mẹ. Đa phần trong đó là nữ sinh đang học dở chương trình lớp 7, 8. Một số trường hợp thậm chí sắp hoàn thành 12 năm đèn sách.

Thống kê của UBND huyện Tuần Giáo cho thấy, trong giai đoạn 2010- 2020, địa phương này ghi nhận hơn 5.400 học sinh từ cấp Tiểu học đến Đại học bỏ học, trong đó có gần 84% bậc THPT, trên 13% THCS. Học sinh bỏ học phần lớn thuộc địa bàn các xã vùng II, III thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Minh chứng cho điều này, bà Nhân dẫn chúng tôi đến thăm gia đình em Lò Thị Dung. Ở tuổi 17, thay vì đến trường học tập, vui chơi cùng bạn bè, bây giờ Dung dành toàn thời gian để chăm con nhỏ. Đón chúng tôi là một cô bé với vẻ mặt non nớt, thân hình nhỏ thó, xanh xao, bồng trên tay cậu bé chừng 3 tuổi. Dung bộc bạch: “Đây là con đầu lòng của em. Em sinh cháu khi đang học lớp 8. Cháu bị suy dinh dưỡng, thường xuyên ốm đau và phải nhập viện 2 lần rồi. Bây giờ cháu cũng mới chỉ nói được một số từ đơn thôi. Em sợ con chậm nói nên phải trò chuyện cùng con nhiều hơn chứ chưa có điều kiện đi khám xem thế nào”.

Theo Dung tâm sự, vì mang thai ở tuổi 14 nên sau sinh sức khỏe của em giảm sút nghiêm trọng. Thể trạng yếu nên đa phần em chỉ ở nhà, làm các việc nhẹ nhàng. Em cũng không tự chăm sóc tốt cho con, mỗi lần cháu ốm đau đều phải nhờ bà ngoại giúp.

Cách đó không xa là ngôi nhà lụp xụp của vợ chồng Cà Thị Phúc (SN 1997). Đây là “tổ ấm” được bố mẹ cho vợ chồng Phúc. Ngôi nhà sàn bằng gỗ được vợ chồng Phúc ốp thêm vài tấm ván dưới gầm sàn để tận dụng không gian sinh hoạt. Theo Phúc chia sẻ thì cả hai đều không ai có việc làm ổn định nên vợ chồng phải chạy bữa ăn hàng ngày.

Lò Thị Phúc (người ngồi giữa) trò chuyện cùng chị em phụ nữ xã.
Lò Thị Phúc (người ngồi giữa) trò chuyện cùng chị em phụ nữ xã.

Phúc tâm sự, em lấy chồng khi đang học dở lớp 11. Lập gia đình quá sớm, liên tiếp sinh 2 con nhỏ, lại ở riêng nên em cảng thấm thía nỗi vất vả, cơ cực khi chọn sai lối rẽ. Khi chúng tôi tới thăm, Phúc đang cố gắng dỗ dành đứa con nhỏ bị bỏng nước. Tiếng gào khóc của con trẻ càng làm ngôi nhà thêm chật hẹp, nóng bức.

“Mấy miệng ăn trông chờ cả vào mảnh ruộng nhỏ nên khó khăn lắm. Nhất là năm 2019, khi chúng em phải gánh thêm khoản nợ do vay mượn để dựng mái nhà tạm cho con có cái chui ra chui vào. Chồng đi làm thuê, còn em ở nhà cứ quẩn quanh với điệp khúc vay tiền, vay gạo. Chồng gửi được đồng nào về lại mang đi trả nợ hết”, Phúc trải lòng.

Huyện Tuần Giáo đang duy trì mô hình CLB trẻ em gái ở 4 trường học vùng khó.
Huyện Tuần Giáo đang duy trì mô hình CLB trẻ em gái ở 4 trường học vùng khó.

Theo chia sẻ của bà Cà Thị Sẹn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Rạng Đông, thì mặc dù các tổ chức, đoàn thể địa phương đã triển khai nhiều biện pháp truyền thông. Song những năm gần đây, tình trạng tảo hôn tại địa phương này lại có xu hướng gia tăng. Thậm chí một số trường hợp ghi nhận ở lứa tuổi 14, 15. Trừ bản Rạng Đông, còn lại 6/7 bản trong xã đều ghi nhận có học sinh nghỉ học lấy chồng, sinh con khi chưa đủ tuổi.

Gây dựng “hạt nhân” trong trường học

Sinh ra và lớn lên cùng địa bàn nên hàng ngày, cô bé Cà Thị Hiền, lớp 9A2, Trường THCS Rạng Đông chứng kiến nhiều hoàn cảnh tương tự. Thấu hiểu nỗi khổ của những người chị, song chính Phương cũng từng chia sẻ, em không đủ tự tin là mình sẽ tránh được “vết xe đổ”.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Ta Ma tham gia sinh hoạt CLB trẻ em gái.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Ta Ma tham gia sinh hoạt CLB trẻ em gái.

Năm 2020, THCS Rạng Đông là 1 trong 4 ngôi trường của huyện Tuần Giáo lựa chọn triển khai Dự án MOFA, do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới hỗ trợ. Hiền (khi đó học lớp 7) may mắn được lựa chọn là 40 nữ sinh toàn trường tham gia Dự án. Đây chính là cơ hội làm thay đổi cuộc đời nữ sinh, bắt đầu từ những chuyển biến tích cực trong nhận thức.

“Những năm gần đây, các hoạt động truyền thông phòng chống tảo hôn, bỏ học giữa chừng được Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên phối hợp với ngành Giáo dục; các tổ chức phi chính phủ và các trường học triển khai đồng bộ và đa dạng hình thức. Trong đó, việc xây dựng các CLB trẻ em gái đang mang lại những hiệu quả bước đầu. Thông qua đó để tìm kiếm hạt nhân, phát triển mạng lưới tuyên truyền viên hiệu quả nhất. Thời gian tới, ngành sẽ có đánh giá để tiếp tục nhân rộng mô hình ở các trường học”.

Trưởng phòng Giáo dục huyện Tuần GiáoÔng Đỗ Văn Sơn

Thầy Phạm Tiến Dũng, Tổng phụ trách Đội cho biết, Dự án triển khai thành lập các CLB trẻ em gái. Tại đây, các em sẽ được học tập, rèn luyện nhiều kỹ năng sống cơ bản. Trọng tâm là nâng cao nhận thức, hiểu biết để tự bảo vệ bản thân trước các tác đồng xấu, như: bạo lực, mua bán người, tảo hôn, sử dụng mạng xã hội…

“Hiền và đa phần trẻ trước tham gia CLB đều có điểm yếu chung là hạn chế trong giao tiếp, nhút nhát, thiếu kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt là chưa hiểu và chưa biết cách bảo vệ bản thân trước vấn nạn tảo hôn. Thế nhưng, hiện giờ các em đều tự tin hơn rất nhiều. 100% có thể thuyết trình trước đám đông và trở thành những hạt nhân tích cực trong hoạt động truyền thông về các vấn đề liên quan tại trường, cũng như địa bàn dân cư”, thầy Dũng chia sẻ.

Cũng như Hiền, em Giàng Thị Phương (lớp 9A2, Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Ta Ma) không chỉ tích cực ở trường mà hiện đang trở thành “tuyên truyền viên” dân số tại bản Háng Sua- nơi em sinh sống. Phương cho hay, mỗi tháng 1 lần, em và các bạn trong CLB được tham gia sinh hoạt định kỳ. Tại đây, các em thoải mái chia sẻ những câu chuyện mình chứng kiến thường ngày hoặc vướng mắc của chính bản thân. Đồng thời, lắng nghe những lời khuyên, kinh nghiệm bổ ích để giải quyết các vấn đề.

“Từ kiến thức tiếp thu được qua những buổi sinh hoạt như thế, em thấy mình hiểu biết và tự tin hơn nhiều. Lớp em có 3 thành viên trong CLB, sau mỗi lần tiếp thu, chúng em về lại chia sẻ cùng bạn bè trong lớp, trong bản. Không chỉ là kiến thức, em mong muốn sẽ truyền được cảm hứng, lý tưởng học tập. Để các bạn cùng nhau phấn đấu, rèn luyện”, Phương tâm sự.

Các hoạt động của CLB được tổ chức đa dạng để tạo sức hút và hứng thú cho học sinh.
Các hoạt động của CLB được tổ chức đa dạng, tạo sức hút và hứng thú cho học sinh.

Theo thầy Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Ta Ma-Phan Văn Đạt thì hoạt động của CLB không chỉ ý nghĩa mà rất phù hợp với thực tế nhà trường. Bởi lẽ, mặc dù số học sinh ở nội trú tại trường đông, đặc biệt học sinh nữ (188 em), song nhà trường lại chỉ có 3/28 giáo viên nữ.

“Với đa phần các em học sinh là con em đồng bào DTTS vốn đã rất nhút nhát, lại thêm việc các em ngại tâm sự, chia sẻ với thầy giáo, đặc biệt là những chuyện tế nhị nên khoảng cách giữa thầy và trò lớn. Nhưng khi tham gia CLB, chính các em tự hiểu, rồi chia sẻ với nhau, vận động nhau lại thuận lợi hơn rất nhiều”, thầy Đạt bộc bạch.

Mỗi thành viên CLB sẽ trở thành những “hạt nhân” đồng cảm để tiếp tục tuyên truyền, phòng chống bạo lực, tảo hôn… ở trường học và cơ sở.
Mỗi thành viên CLB sẽ trở thành những “hạt nhân” đồng cảm để tiếp tục tuyên truyền, phòng chống bạo lực, tảo hôn… ở trường học và cơ sở.

Thành viên tham gia CLB đều được nhà trường xây dựng thành các “hạt nhân” tuyền truyền tại trường và cơ sở. Số lượng “hạt nhân” ở các lớp tùy thuộc vào thực tế. Các khối 6, 7 thường chỉ duy trì từ 2- 3 em, khối 8 và 9 có thể lên tới 5 em. “Do ở các lớp lớn thì nguy cơ càng nhiều nên số lượng tuyên truyền viên cũng phải tăng cường”, thầy Đạt lý giải.

Cũng theo chia sẻ này của thầy Đạt thì năm học vừa qua, trường ghi nhận 2 học sinh đang học dở lớp 8 có ý định bỏ học lấy chồng. Tuy nhiên, sau nhiều lần vận động, tuyên truyền, đặc biệt là những chia sẻ, đồng cảm của các bạn trong CLB thì cả 2 em đều đã trở lại trường, tiếp tục con đường học tập.

“Việc thay đổi thể hiện trên con số thì không thể nhìn thấy trong một sớm một chiều. Nhất là ở địa phương vẫn còn nhiều rào cản từ phong tục, tập quán, tư duy. Tuy nhiên, quan trọng nhất là dù trong hoàn cảnh nào thì việc ưu tiên vẫn phải là học. Và ở đây, chúng tôi đang nỗ lực để con đường học tập của các em không bị gián đoạn vì những lối rẽ sai lầm!”, thầy Đạt tâm sự.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Thời gian qua, một bộ phận không nhỏ người Việt sử dụng mạng xã hội thếu cân nhắc, bộc lộ sự kém văn minh và hiểu biết, làm cho môi trường mạng trở nên tiêu cực, xấu xí, gây tổn thương cho người khác. Đáng lo ngại là tình trạng thích chỉ trích, chê bai đang có nguy cơ trở thành một thói quen phổ biến trong các hội nhóm mạng xã hội và ngày càng lan rộng, trầm trọng hơn về mức độ và quy mô, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.
Tin nổi bật trang chủ
Cấp đất ở, đất sản xuất - Động lực mới để đồng bào DTTS ở Quảng Trị thay đổi cuộc sống

Cấp đất ở, đất sản xuất - Động lực mới để đồng bào DTTS ở Quảng Trị thay đổi cuộc sống

Dự án 1 về "Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã mở ra hướng giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn ở Quảng Trị.
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 1 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…
Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Nguyễn Kiều - 1 giờ trước
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Thời gian qua, một bộ phận không nhỏ người Việt sử dụng mạng xã hội thếu cân nhắc, bộc lộ sự kém văn minh và hiểu biết, làm cho môi trường mạng trở nên tiêu cực, xấu xí, gây tổn thương cho người khác. Đáng lo ngại là tình trạng thích chỉ trích, chê bai đang có nguy cơ trở thành một thói quen phổ biến trong các hội nhóm mạng xã hội và ngày càng lan rộng, trầm trọng hơn về mức độ và quy mô, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Quảng Ninh: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Quảng Ninh: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Tin tức - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 2/10, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 với chủ đề “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Sống khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Trước khi bước vào tuổi trưởng thành, các bé sẽ phải trải qua giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này, cơ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt về bộ phận nhạy cảm cũng như tâm sinh lý. Dấu hiệu trẻ dậy thì đối với các bé tương đối dễ nhận biết. Sau đây là một số dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Ngày 2/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ 8. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Kon Tum: Trao giải Cuộc thi viết “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh”

Kon Tum: Trao giải Cuộc thi viết “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh”

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng ngày 2/10/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi viết tìm hiểu về Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (8/10/1963 - 8/10/2023).
Khởi sắc trên vùng biên A Vao

Khởi sắc trên vùng biên A Vao

Kinh tế - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Chúng tôi đến A Vao (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) vào một buổi chiều Thu. Bắt gặp ở đây một màu xanh bạt ngàn của những đồi sắn, chuối; những con đường bê tông phẳng phiêu chạy đến từng thôn xóm... Sức sống mới đang hiển hiện trên vùng biên viễn vốn nhiều khó khăn cách trở ngày nào.