Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trao Giải Đặc biệt Giải Báo chí Diên Hồng lần thứ nhất lên đến 95 triệu đồng

Hồng Phúc - Trương Vui - 15:42, 08/03/2023

Theo đó, Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất sẽ được trao giải vào tháng 6/2023. Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 Giải Đặc biệt trị giá 95 triệu đồng; 6 giải A, mỗi giải 45 triệu đồng; 12 giải B, mỗi giải 30 triệu đồng; 16 giải C, mỗi giải 20 triệu đồng và 30 giải Khuyến khích, mỗi giải 10 triệu đồng.

Lễ phát động Giải Diên Hồng - Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất được diễn ra vào ngày 27/12
Lễ phát động Giải Diên Hồng - Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất được diễn ra vào ngày 27/12

Giải Báo chí Diên Hồng là giải thưởng hằng năm, do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức để trao tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc về Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND).

Thời gian nhận tác phẩm tham dự từ ngày phát động Giải Diên Hồng lần thứ nhất từ 27/12/2022 đến 30/4/2023 (theo dấu Bưu điện).

Mục đích của Giải báo chí Diên Hồng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quốc hội và HĐND theo Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội khóa XV thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống; tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; vai trò của HĐND, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, cử tri và Nhân dân về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Quốc hội và HĐND, hun đúc lòng yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với mục đích đó, các tác phẩm tham dự Giải cần bám sát Đề án tổ chức Giải và tập trung phản ánh các nội dung: Nhấn mạnh vai trò của Quốc hội trong việc đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật; tuyên truyền về kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; các sự kiện nổi bật của Quốc hội từ năm 2021 đến tháng 4/2023; ý nghĩa, kết quả các kỳ họp của Quốc hội; quá trình, kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; kết quả hoạt động đối ngoại của Quốc hội; tuyên truyền những đổi mới, cải tiến của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thực hiện chức năng hướng dẫn, giám sát hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với HĐND; phản ánh vị trí, vai trò, quá trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của HĐND; đổi mới trong tổ chức, phương thức hoạt động của HĐND; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri và Nhân dân tới Quốc hội, HĐND.

Các đại biểu tham dự Lễ phát động Giải Diên Hồng
Các đại biểu tham dự Lễ phát động Giải Diên Hồng

Theo thể lệ, mọi công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài) có tác phẩm báo chí phù hợp với tiêu chí của Giải đều có quyền gửi tác phẩm tham dự. Các tác phẩm dự Giải Diên Hồng lần thứ nhất được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng DTTS, tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt), đã đăng tải, phát sóng trong thời gian từ 1/3/2021 - 30/4/2023 trên các báo, đài được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí.

Địa chỉ nhận tác phẩm: Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội, số 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.

Tác phẩm dự Giải phải ghi rõ họ tên tác giả; tên tác phẩm; thể loại báo chí; đơn vị, địa chỉ, điện thoại của tác giả; thời gian đăng báo, phát sóng của tác phẩm.

Các tác giả, tác phẩm đoạt giải sẽ được tặng tiền thưởng, Giẩy chứng nhận Giải thưởng kèm biểu trưng Giải thưởng. Ban Tổ chức cũng sẽ trao giải xuất sắc cho 5 cơ quan báo chí tiêu biểu, mỗi giải 10 triệu đồng, cùng Bằng khen của Văn phòng Quốc hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Tìm trong di sản - Thiên An - 29 phút trước
Núi Cánh Diều ở phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình được xếp hạng Di tích Danh thắng quốc gia năm 1962, là một trong “tứ đại danh sơn” của TP. Ninh Bình. Tuy nhiên hiện nay, Núi Cánh Diều đang bị lãng quên.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Tin tức - T.Hợp - 30 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 28/3/2023 về tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

Pháp luật - PV - 35 phút trước
Trong quý I/2023, lực lượng Công an phát hiện 218 vụ, 708 người phạm tội về tham nhũng và chức vụ. Thông tin này được Bộ Công an cho biết chiều 28/3/2023, tại cuộc họp báo về tình hình, kết quả các mặt công tác Công an quý I/2023, nhiệm vụ công tác trọng tâm thời gian tới.
Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Kinh tế - PV - 36 phút trước
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh tập trung thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn năm 2023.
Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - PV - 1 giờ trước
Ngày 28 - 29/3, tại huyện Phước Sơn, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Ngày 28/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo với chủ đề "Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn".
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.