Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài, do Ban quản lý Dự án Giao thông (QLDAGT) tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt và triển khai thực hiện từ năm 2019, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2023. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa tiến hành thi công. Việc chậm trễ này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh khu vực dự án...
Những năm qua, tỉnh Sơn La đã luôn quan tâm thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tập quán sản xuất còn lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ khi chủ trương phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình được Ðảng bộ huyện Vĩnh Thạnh triển khai thực hiện, đã tạo được nhiều sự thay đổi trong các gia đình và diện mạo thôn bản.
Ngày 19/4/2021, báo Dân tộc và Phát triển đã đăng bài “Đắk Nông: Dự án chống hạn nhưng không chống được hạn”, phản ánh về thực trạng ở công trình thủy lợi Suối Đá xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong (Đắk Nông). Đây là dự án được xếp vào nhóm cấp bách phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, nhưng đến nay đã chậm tiến độ 2 năm...
Là tỉnh vùng cao biên giới, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 60%, công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân các dân tộc được tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm. Do đó, địa phương đã có nhiều chính sách, cơ chế thu hút nguồn nhân lực nhằm giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ ở các cơ sở y tế công lập, từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân.
Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giải quyết đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS đã được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Tuy nhiên, tình trạng sang nhượng đất trái phép do Nhà nước cấp cho hộ đồng bào DTTS vẫn còn xảy ra tại các địa phương và diễn biến ngày càng tăng, chủ yếu mua bán, sang nhượng đất bằng giấyviết tay…
Toàn xã đã có 5 chị phát triển du lịch homestay, nhiều chị em đã mở cửa hàng bán đồ thổ cẩm, tham gia tổ hợp tác, phát triển chăn nuôi, đầu tư kinh doanh dịch vụ cho thuê trang phục du lịch, dệt thổ cẩm...
Nghị quyết 88 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã được khởi động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu quan trọng của Nghị quyết 88 là tạo sự đổi thay toàn diện đời sống người dân vùng được đầu tư.
Ngày 5/3, tại thôn Lao Chải, UBND xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) tổ chức Khai mạc Chương trình Lễ hội hoa lê trắng lần thứ Nhất - năm 2022, với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Mông, thu hút nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa lê.
Cách đây đã 75 năm ( ngày 20/2/1947), Bác Hồ viết thư gửi đồng bào vùng thượng du Thanh Hóa. 75 năm trôi qua, đồng bào các DTTS Thanh Hóa luôn nhớ những lời căn dặn yêu thương của Người, phấn đấu phát triển kinh tế, xã hội, làm giàu cho quê hương để xứng đáng với niềm tin và lời căn dặn của Bác.
Thời gian gần đây, người dân khu vực xã Quang Minh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) liên tục phản ánh về việc Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang có dấu hiệu khai thác trái phép khối lượng lớn tài nguyên cát, sỏi trên sông Lô, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân nơi đây.
Huyện Chư Sê (Gia Lai) có gần 50% dân số là người DTTS, nhiều bà con sống ở các làng xa xôi nên ý thức chấp hành về ATGT còn hạn chế. Vì vậy, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức, để người dân vùng DTTS tích cực chấp hành pháp luật về giao thông, góp phần đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn.
Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao nhân thức, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất phù hợp, giúp cải thiện đời sống, làm cho bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc.
Năm 2021, cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn cả nước, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, phải đương đầu với nhiều thách thức khó khăn, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Cùng với đó, U Minh còn bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, hạn hán và nước mặn xâm nhập. Tuy nhiên, bằng những giải pháp phù hợp, linh hoạt, huyện U Minh vẫn đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân...
Những năm qua, nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ giống cây trồng, vật tư, công cụ phục vụ sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cho người dân. Nhờ đó, đời sống của bà con vùng đồng bào DTTS được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
Phan Thanh và Tân Lập là hai xã ĐBKK của huyện Lục Yên (Yên Bái). Từ khi hồ thủy điện Thác Bà tích nước, hai xã Tân Lập, Phan Thanh trở thành “ốc đảo”bởi hạ tầng giao thông còn rất nhiều hạn chế khiến cho việc đi lại, giao thương hàng hóa gặp khó khăn. Với mong muốn có những tuyến đường liên thôn, liên xã sớm được kiên cố hóa; người dân trên địa bàn hai xã đã rất tích cực hiến đất mở đường giao thông.
Bãi rác tập trung khổng lồ, hàng ngàn tấn chất cao, bốc mùi hôi thối đặt ngay sát khu dân cư, khiến hàng trăm hộ dân thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng nhiều năm nay, phải sống trong cảnh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe...
Xác định hạ tầng giao thông là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã triển khai thi công nhiều tuyến đường, công trình giao thông liên huyện, liên xã... , góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nếu trước đây, người nông dân ở Đồng Tháp chỉ quen cảnh ruộng vườn, chân lấm tay bùn thì giờ đã biết làm du lịch. Dù là hướng đi mới phát triển trong vài năm trở lại đây, nhưng đã giúp du lịch Đồng Tháp có thêm nhiều "gam màu" mới, tạo ra nhiều giá trị, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đất Sen hồng.
Cây vầu, luồng được người dân huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) ví như cây “vàng xanh”, bởi giá trị kinh tế mang lại cho họ những năm qua. Tuy nhiên 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu sản phẩm từ vầu gặp khó khăn, khiến giá giảm mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khó duy trì được kết quả giảm hộ nghèo của địa phương...