Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị APPF-29

BĐT - 11:25, 14/12/2021

Sáng ngày 14/12/2021, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu tham dự Hội nghị Diễn đàn nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương (APPF-29) theo hình thức trực tuyến. Tại Phiên họp toàn thể về các vấn đề Chính trị - An ninh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu trực tuyến ghi hình, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường hành động nghị viện, đẩy mạnh hợp tác đa phương…hướng tới duy trì ổn định an ninh khu vực. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Thưa Ngài Park Byeong-Seug, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc,

Thưa các vị Chủ tịch Quốc hội và các vị Trưởng đoàn Nghị viện các nước thành viên APPF,

Thưa các quý vị đại biểu,

Thay mặt Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất tới Ngài Chủ tịch, các vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch Nghị viện thành viên APPF và các vị đại biểu tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 29, Diễn đàn nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương. Tôi tin tưởng rằng dưới sự chủ trì của Ngài Chủ tịch, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự tham gia tích cực của các đại biểu, Hội nghị APPF-29 sẽ thành công tốt đẹp, tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, quyết tâm mạnh mẽ cùng vượt qua đại dịch COVID-19 vì sự phục hồi và tương lai bền vững hơn.

Thưa các quý vị,

Tình hình chính trị an ninh toàn cầu và khu vực trong thời gian qua có nhiều chuyển động mới, phức tạp, cạnh tranh giữa các nước gia tăng mạnh mẽ. Cục diện trên Bán đảo Triều Tiên đứng trước một số diễn biến quan ngại, tình hình Biển Đông, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên trong khu vực tiếp tục tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định, ảnh hưởng đến tự do, an ninh và an toàn hàng hải. Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những hệ quả tiêu cực về y tế, kinh tế-xã hội trên quy mô toàn cầu, tác động nhiều mặt lên đời sống quốc tế với những hệ lụy sâu rộng, lâu dài. Cùng với đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống khác như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, năng lượng, bất bình đẳng, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và khả năng tự cường của mỗi quốc gia, đe dọa nền hòa bình, an ninh và phát triển bền vững của khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia và người dân ở Châu Á - Thái Bình Dương đã nỗ lực tổ chức, phối hợp thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, tuân thủ luật pháp quốc tế và các chuẩn mực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực và thế giới. Ngoại giao Nghị viện và đặc biệt những hoạt động của APPF đóng vai trò không thể thiếu trong việc đề cao pháp quyền, tăng cường hợp tác, thúc đẩy xây dựng khuôn phổ pháp lý, quyết định, giám sát thực hiện các cam kết quốc tế của chính phủ và động viên sự ủng hộ của người dân trên các vấn đề này.

Vì vậy, tôi ủng hộ chủ đề chung của Hội nghị APFP-29 và những nội dung nghị sự của Phiên họp về các vấn đề Chính trị và An ninh. Các nội dung thảo luận của Hội nghị sẽ đóng góp những giải pháp thúc đẩy phục hồi hậu COVID-19, cũng như chuẩn bị ứng phó với các thách thức tương tự trong tương lai, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm.

Là một thành viên tích cực, trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; nâng tầm và chủ động đóng góp cho hợp tác đa phương hướng tới mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển. Quốc hội Việt Nam tiếp tục là thành viên tích cực của APPF và nhiều diễn đàn nghị viện đa phương khác, phối hợp chặt chẽ với Quốc hội các nước củng cố hệ thống đa phương, thúc đẩy hợp tác hướng tới xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, tự cường và thịnh vượng.

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được phát trực tiếp tại các điểm cầu ở nhiều quốc gia, khu vực
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được phát trực tiếp tại các điểm cầu ở nhiều quốc gia, khu vực

Với tinh thần đó, tôi xin đề xuất một số nội dung sau:

1. Tăng cường hành động nghị viện và giám sát thực thi các chính sách của Chính phủ thành viên APPF trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và trên thế giới nhằm thực hiện những Kế hoạch, Tầm nhìn, đặc biệt là Tầm nhìn về quan hệ đối tác nghị viện đến năm 2030 đã được thông qua năm 2018; ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động hợp tác của APEC trong việc triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 về một Cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường, hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.

2. Tăng cường hợp tác đa phương nhằm ngăn ngừa các nguy cơ xung đột, tìm kiếm các giải pháp đối với các vấn đề an ninh, tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, kiềm chế các hành động đơn phương và tuân thủ luật pháp quốc tế; kêu gọi các Nghị viện thành viên APPF hợp tác nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật ở các vùng biển và đại dương trong đó xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không. Từng quốc gia cần phát huy tinh thần trách nhiệm, kiềm chế không tiến hành các hoạt động gây phức tạp hoặc gia tăng căng thẳng, giải quyết các tranh chấp phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS);

3. Các Nghị viện APPF tích cực kêu gọi cộng đồng quốc tế, nghị viện các nước và thúc đẩy Chính phủ tăng cường hiệu quả hợp tác trong phòng chống đại dịch COVID-19, thu hẹp khoảng cách tiếp cận công bằng nguồn vắc-xin, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, nhất là giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong đó có vũ khí hạt nhân, chống chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an ninh nguồn nước, lương thực và năng lượng, thúc đẩy an ninh, an toàn hàng hải và an ninh mạng.

4. Tăng cường hợp tác liên nghị viện trong các vấn đề an ninh phi truyền thống khác trong đó có biến đổi khí hậu, thúc đẩy và hỗ trợ Chính phủ thực hiện các cam kết nhất là Thỏa thuận Glasgow, Thỏa thuận Paris, các cam kết sáng kiến khác về cắt giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp tài chính, chuyển giao công nghệ sạch, hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu và hỗ trợ mọi mặt cho các nước đang phát triển trong quá trình này.

5. Thúc đẩy hợp tác lấy người dân làm trung tâm và hướng tới người dân bằng cách bảo đảm các thành tố an ninh con người, chia sẻ các lợi ích an sinh xã hội từ quá trình phát triển kinh tế, bảo đảm mọi thành phần trong xã hội nhất là phụ nữ, trẻ em, người già và các nhóm dễ bị tổn thương được hưởng những lợi ích rõ ràng từ thương mại, đầu tư tự do, rộng mở và quá trình hội nhập kinh tế công bằng, mang lại lợi ích chung cho các bên.

6. Tăng cường sự tham gia của Quốc hội, nghị viện trong hoạch định và giám sát triển khai các chính sách theo cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội, xóa đói nghèo và các giải pháp toàn diện về y tế, an sinh xã hội dành cho người dân trong phục hồi đại dịch COVID-19, nền tảng quan trọng cho hòa bình, ổn định ở mỗi quốc gia và trong khu vực.

Xin chúc Ngài Chủ tịch và toàn thể quý vị sức khỏe và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 22 phút trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 23 phút trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.