Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

PV - 16:10, 15/03/2023

Chiều 15/3, tại Tp. Hải Dương (tỉnh Hải Dương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, kết hợp triển lãm thành tựu xây dựng nông thôn mới và trưng bày, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP.

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự buổi Lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và tỉnh Hải Dương.

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tại buổi Lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hải Dương là 1 trong 5 tỉnh đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 16/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng báo cáo tại buổi Lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt

Ông Triệu Thế Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, sau hơn 10 năm triển khai, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn đã có những khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, kinh tế nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn.

Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, toàn tỉnh đạt bình quân 6,7 tiêu chí/xã, xã đạt tiêu chí cao nhất là 14 tiêu chí; thu nhập bình quân/người khu vực nông thôn năm 2010 14,2 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn năm 2010 là 12,2%.

Đến nay, 100% các xã đã đạt chuẩn NTM; 43/178 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong giai đoạn 2011 - 2021, tổng kinh phí để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh là 58.400 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách chỉ chiếm 20,1%, còn lại là nguồn vốn đóng góp của nhân dân và hỗ trợ của doanh nghiệp.

Hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những đổi thay vượt bậc, ngày càng đồng bộ, khang trang. Tỷ lệ hộ sử dụng điện từ nguồn điện lưới quốc gia đạt 100%.

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ; tốc độ cơ giới hóa sản xuất tăng nhanh, giúp giảm tổn thất và chi phí trong sản xuất. Nhiều mô hình liên kết trong sản xuất được hình thành, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Chương trình OCOP được triển khai sâu rộng và đạt nhiều kết quả tích cực, hiện toàn tỉnh đã có 234 sản phẩm OCOP được chứng nhận, dự kiến đến năm 2025 có thêm 250 - 300 sản phẩm được công nhận.

Các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai hiệu quả và được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng tích cực, đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.  Năm 2022, thu nhập người dân nông thôn tăng 3,77 lần so với năm 2010; tỉ lệ hộ nghèo năm 2022 đạt 1,69% (năm 2010 là 12,2%).

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã có bước đột phá lớn, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Đến nay 100% hộ dân được sử dụng nước nước sạch theo quy định; 99,6% hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 99,8%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại  khu vực nông thôn đạt khoảng 85%...

Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2025, có 107 xã, chiếm 60% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có 36 xã, chiếm 20% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Xây dựng 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và thu nhập hình quân người dân nông thôn đạt từ 76 - 80 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm sau khi rà soát 100% số xã đạt các chỉ tiêu, tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 và hướng tới xây dựng NTM thông minh. Đối với những xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu có đủ điều kiện nâng cấp lên đô thị, đồng thời nằm trong chương trình phát triển đô thị, tiếp tục triển khai, thực hiện xây dựng xã NTM gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 5.

Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, những thành tích, kết quả rất đáng trân trọng, tự hào trong xây dựng NTM mà đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hải Dương đã đạt được - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước

Phát biểu tại Lễ công bố, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, chiến lược, khẳng định vai trò, vị thế của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong tiến trình phát triển đất nước. Trong đó, xây dựng NTM là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài nhằm góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Chính phủ luôn chú trọng đến xây dựng NTM với trọng tâm là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và triển khai nhiều đề án, dự án, chiến lược lớn, quan trọng, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 6.

Thủ tướng nhấn mạnh 3 bài học kinh nghiệm từ thành công của Hải Dương trong xây dựng chương trình NTM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đến hết năm 2022, cả nước đã có 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 5 tỉnh là Đồng Nai, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Cả nước có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và đã có 73,08% số xã đạt chuẩn NTM.

Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp với hạ tầng giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư, nâng cấp; sản xuất nông nghiệp phát triển nhiều mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao; số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện.

Xây dựng NTM đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước, được cả hệ thống chính trị và đông đảo Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia.

Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng - một trung tâm sản xuất nông nghiệp quan trọng của đất nước, nhiều năm qua, Hải Dương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và đạt được thành tích đáng tự hào, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của cả nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Khi bắt đầu thực hiện Chương trình xây dựng NTM, cũng như một số địa phương khác, Hải Dương gặp nhiều khó khăn trong việc huy động và bố trí nguồn lực thực hiện. Hải Dương đã phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", tạo sự đồng thuận và sự hưởng ứng tham gia của người dân; sáng tạo trong huy động nguồn lực (từ doanh nghiệp, tín dụng, đóng góp của người dân...); ưu tiên hỗ trợ đầu tư các tiêu chí, hạng mục công trình cấp bách, thiết thực nhất (nước sạch, điện, y tế, trường học...), không đầu tư dàn trải, không để nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, Hải Dương là một điểm sáng trong việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao, với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường thế giới như vải thiều, cà rốt, nhãn, thịt lợn sữa, rau, củ…

"Về Hải Dương, chúng ta vui mừng được thấy diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, cảnh quan môi trường được cải thiện ngày càng xanh - sạch - đẹp", Thủ tướng phát biểu.

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hải Dương cần phát huy kết quả đã đạt được, động viên các tầng lớp Nhân dân chung tay, góp sức để xây dựng NTM, xây dựng tỉnh Hải Dương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, những thành tích, kết quả rất đáng trân trọng, tự hào trong xây dựng NTM mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hải Dương đã đạt được.

Thủ tướng nhấn mạnh 3 bài học kinh nghiệm từ thành công của Hải Dương trong xây dựng chương trình NTM: Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; sự liên kết, phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trong giai đoạn tới

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tiếp tục khẳng định "nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và đặt ra mục tiêu "phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Do đó, bên cạnh nhiệm vụ phát triển công nghiệp để trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, Hải Dương cần phát huy kết quả đã đạt được, động viên các tầng lớp Nhân dân chung tay, góp sức để xây dựng NTM, xây dựng tỉnh Hải Dương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Để góp phần cùng cả nước thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, Thủ tướng đề nghị tỉnh Hải Dương tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ.

Theo đó, quán triệt Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2045, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương, quán triệt các quan điểm, định hướng lớn trong xây dựng, phát triển đất nước, vận dụng sáng tạo, triển khai thực hiện hiệu quả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương trên tinh thần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân".

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, bảo đảm kết nối giữa nông thôn với đô thị, giữa Trung ương với địa phương, giữa tỉnh với huyện, huyện với xã, giữa các địa phương với nhau; nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh. Thực hiện tốt công tác quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn…

Đổi mới tư duy, chuyển đổi "tư duy sản xuất nông nghiệp" sang "tư duy kinh tế nông nghiệp", từ "tìm kiếm thị trường" sang "nghiên cứu thị trường" để hướng tới "nông nghiệp đặt hàng". Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với cấp mã vùng trồng, đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc; phát triển mạnh sản phẩm OCOP với 5 yếu tố (xây dựng thương hiệu; quy hoạch vùng nguyên liệu; phát triển mẫu mã, bao bì; ứng dụng khoa học - công nghệ; hỗ trợ nguồn vốn).

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 9.

Thủ tướng tham quan gian hàng với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh Hải Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn, nhất là quản lý rác thải, nước thải sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ; tập trung xử lý ô nhiễm ở làng nghề, bãi tập trung chôn lấp…

Hết sức quan tâm công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân. Với những người không có khả năng thoát nghèo do điều kiện khách quan như người không có khả năng lao động…, Thủ tướng đề nghị tỉnh quan tâm, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện chính sách bảo trợ xã hội với tinh thần "không có ai bị bỏ lại phía sau".

Chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; bảo đảm an ninh và trật tự xã hội.

Đẩy mạnh hợp tác công - tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ hỗ trợ...; phát huy vai trò trụ đỡ của nông nghiệp gắn với thúc đẩy công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn.

Chú trọng đầu tư cho con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xác định con người là yếu tố quyết định, là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển.

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn - Ảnh 10.

Hiện toàn tỉnh Hải Dương có 234 sản phẩm OCOP được chứng nhận, dự kiến đến năm 2025 có thêm 250 - 300 sản phẩm được công nhận - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Coi trọng công tác liên kết vùng, thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, phối hợp tốt với các bộ, ngành, trên tinh thần thực chất, hiệu quả, mang lại kết quả cân đong đo đếm được, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển tỉnh Hải Dương.

Thủ tướng tin tưởng rằng, với tinh thần mới, động lực mới, quyết tâm mới và khát vọng mới, Hải Dương tiếp tục phát huy truyền thống, thành quả qua các thời kỳ và tinh thần đoàn kết, thống nhất, đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trong giai đoạn tới./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc phiên chất vấn tại phiên họp thứ 21 của UBTV Quốc hội: Dịp để thông tin chính thức về kết quả hoạt động, tiếp tục khẳng định vai trò của ngành tư pháp

Khai mạc phiên chất vấn tại phiên họp thứ 21 của UBTV Quốc hội: Dịp để thông tin chính thức về kết quả hoạt động, tiếp tục khẳng định vai trò của ngành tư pháp

Sáng 20/3, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và lĩnh vực kiểm sát. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, phiên chất vấn lần này là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến công chúng, cử tri những thông tin chính thống về kết quả công tác của ngành mình; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn mới.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 1 giờ trước
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành công văn hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023. Theo đó, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng, các sở, ban, ngành liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bình đẳng giới trong năm 2023.
Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Các nước trên thế giới có những thủ tục đăng kiểm xe khác nhau, tùy thuộc vào quy định và tiêu chuẩn an toàn đường bộ của từng quốc gia.
Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Giáo dục dân tộc - Thuý Hồng - 2 giờ trước
Để mô hình trường nội trú phát triển, phát huy được chức năng, hiệu quả giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Nội dung thông tư mới được đánh giá sẽ khắc phục được những khó khăn bất cập về chế độ chính sách trong giai đoạn mới.
Tin trong ngày - 20/3/2023

Tin trong ngày - 20/3/2023

Media - BDT - 2 giờ trước
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát; Nhiều hoạt động ý nghĩa của UBDT tại Ngày hội hoa Sơn Tra năm 2023; Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại; cùng các tin tức thời sự khác. Sau đây là thông tin chi tiết.
Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Pháp luật - BĐT - 3 giờ trước
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không.
"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

Sau khi Quyết định 861 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt. Một trong những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế đó là mô hình "Lương thực cho em" được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì 2 năm nay. Mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ổn định trong thời gian vừa qua.

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững cho thanh niên DTTS

Nghề nghiệp - Việc làm - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Theo số liệu thống kê của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay tỉnh Lào Cai có hơn 70% lao động là người DTTS tập trung ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề gắn với thực tế vùng miền và việc làm, chính là chìa khóa cho công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Diệp Chi - 3 giờ trước
Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ dân, với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.
Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Định kỳ hằng quý, chính quyền, Nhân dân các dân tộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tuần tra biên cương, mốc giới. Đây là một trong những hoạt động phối hợp thiết thực, thường xuyên giữa quân và dân nơi biên giới nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Quốc gia.
Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - L.Phương - 3 giờ trước
Tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 100.000 người, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Pháp luật - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Gia Lai, trong tổng số vụ tai nạn giao thông (TNGT) trong thời gian qua có tới 70% số vụ liên quan đến độ tuổi trẻ em là người DTTS. Trước diễn biến phức tạp về trật tự ATGT, Ban ATGT tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành lái xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống.