Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành GTVT

PV - 20:06, 21/02/2023

Chiều 21/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành GTVT - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT) chủ trì phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Dự phiên họp tại điểm cầu các địa phương có lãnh đạo 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành GTVT - Ảnh 2.

Ghi nhận công việc đã có nhiều tiến bộ sau phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng hoan nghênh các địa phương nhìn chung đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong triển khai nhiệm vụ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khí thế, quyết tâm rất cao trên các công trường

Báo cáo và ý kiến các đại biểu đánh giá, để thực hiện thành công các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án.

Kể từ sau cuộc họp Ban Chỉ đạo lần thứ ba vào ngày 16/11/2022, công việc đã có nhiều tiến bộ, cho thấy việc tổ chức các phiên họp, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ là hết sức cần thiết. Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với các địa phương và bộ, ngành liên quan, kiểm tra việc triển khai các dự án, đã chỉ đạo về quy hoạch, chất lượng, tiến độ, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Đồng thời các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết liệt trong tổ chức triển khai, tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan, kết quả đến nay cơ bản đáp ứng các kế hoạch đề ra.

Các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2 (2021 – 2025) cơ bản đáp ứng yêu cầu khởi công, nhiều địa phương đã bàn giao mặt bằng vượt yêu cầu. Bộ GTVT đã hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần giai đoạn 2 vào ngày 1/1/2023, đến nay đã ký hợp đồng toàn bộ các gói thầu để tổ chức thi công đồng loạt theo đúng Nghị quyết của Chính phủ; cuối năm 2022 đã đưa vào khai thác đoạn Cam Lộ - La Sơn, thông xe kỹ thuật đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. ACV và Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công dự án nhà ga hành khách T3 và tuyến đường kết nối Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất…

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành GTVT - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo đã cùng với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dành trọn 6 ngày Tết Nguyên Đán Quý Mão (từ Mùng 4 đến Mùng 9) trực tiếp kiểm tra các dự án từ Bắc tới Nam trên 4 lĩnh vực chính của ngành GTVT (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải) và chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia các dự án, các đơn vị sản xuất kinh doanh vận tải, người dân tại các khu tái định cư, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Qua đó, đã động viên, tạo động lực rất mạnh mẽ, khích lệ tinh thần quyết tâm vượt khó, thi công 3 ca 4 kíp, không quản ngại khó khăn, vất vả để triển khai các dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

Các công trường, các dự án được kiểm tra, thị sát đều có khí thế quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân trong việc thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại; tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không, đặt biệt là cảng hàng không trọng điểm; đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc).

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành GTVT - Ảnh 4.

Đại diện các bộ, ngành báo cáo tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

21 dự án lớn với khoảng 70 dự án thành phần

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp nối Hội nghị về phân bổ, giải ngân đầu tư công sáng cùng ngày 21/2, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT tổ chức phiên họp thứ tư để tiếp tục tạo niềm tin, khí thế triển khai công việc, thúc đẩy phong trào thi đua "đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí".

Ghi nhận công việc đã có nhiều tiến bộ sau phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng hoan nghênh các địa phương nhìn chung đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong triển khai nhiệm vụ. Đặc biệt, Hà Nội, TPHCM và các tổ công tác đã nỗ lực triển khai 2 dự án vành đai 3 TPHCM và vành đai 4 Vùng Thủ đô, nhất là đã làm quyết liệt, bài bản công tác giải phóng mặt bằng, tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân. Các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, Đồng Nai… cũng triển khai tích cực công tác này.

Hiện, danh mục dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT gồm 21 dự án lớn với khoảng 70 dự án thành phần. Thủ tướng cho biết sắp tới, sẽ bổ sung thêm một số dự án cao tốc tại khu vực miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL và từ Tây Nguyên xuống duyên hải Nam Trung Bộ vào danh mục dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT để triển khai các tuyến cao tốc kết nối đồng bộ trên cả nước theo trục dọc Bắc – Nam và trục ngang Đông Tây, phấn đấu tới năm 2025, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) xuống tới Cà Mau.

Khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan và và nhất là Ban Chỉ đạo quốc gia phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, tạo thành khí thế, phong trào, xu thế với tinh thần thi đua cao nhất có thể. Thủ tướng nhấn mạnh, ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên để người khác làm, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành GTVT - Ảnh 5.

Các địa phương báo cáo tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, còn nhiều việc phải làm tiếp với nỗ lực lớn hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn. Tiến độ tổng thể nhiều dự án còn chậm, nhiều mốc tiến độ chưa hoàn thành. Công tác lập, thẩm định, điều chỉnh chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư chất lượng chưa cao nên dẫn tới một số dự án phải điều chỉnh nhiều lần, chậm tiến độ, đội vốn, hiệu quả thấp. Chất lượng khảo sát, thiết kế, đánh giá, lên kế hoạch chưa kỹ càng và có dự án thiếu tinh thần nhiệm của các cán bộ liên quan khiến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư phát sinh khối lượng. Công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn chậm, viêc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn có khó khăn, chưa đồng bộ, hỗ trợ người dân có chỗ chưa thỏa đáng. Năng lực của nhiều ban quản lý dự án còn hạn chế, còn tình trạng chia nhỏ gói thầu.

"Có đoạn đường chỉ 50 km nhưng có tới hàng chục nhà thầu, 2-3 km một gói thầu, nên phát sinh nhiều thủ tục và kết nối các nhà thầu rất khó. Cần chấm dứt chia nhỏ gói thầu, thông thầu, bán thầu", Thủ tướng lấy ví dụ và yêu cầu các bộ ngành, địa phương, ban quản lý phải rà soát lại, nhanh chóng điều chỉnh các vấn đề nói trên, các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm, các nhà thầu phải làm hết trách nhiệm của mình.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, cơ quan, ban, ngành và các đơn vị liên quan phải quán triệt 6 yêu cầu sau trong quá trình triển khai dự án: Thứ nhất, phải bảo đảm chất lượng; thứ hai, phải bảo đảm tiến độ; thứ ba, phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sinh thái; thứ tư, không được đội vốn bất hợp lý; thứ năm, chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm; thứ sáu, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

Một vấn đề nổi lên tại cuộc họp là nguyên vật liệu cho các dự án, nhất là tại ĐBSCL, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tinh thần là giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại; các địa phương phải phải chung tay, chủ động, tích cực, những nơi có điều kiện phải tạo thuận lợi cho các địa phương khác. Đồng thời, phải nhanh chóng khắc phục các yếu kém trong công tác tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành GTVT - Ảnh 6.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, cơ quan ban ngành và các đơn vị liên quan phải quán triệt 6 yêu cầu sau trong quá trình triển khai dự án -Ảnh: VGP: Nhật Bắc

Bù đắp lại tiến độ bị chậm, thời gian đã trôi qua

Về các nhiệm vụ cụ thể, đối với các nhóm dự án chưa được phê duyệt, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt; chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo đúng tiến độ tại các nghị quyết của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện, hướng dẫn các địa phương, bộ ngành hoàn thiện hồ sơ thẩm định về các dự án đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; khẩn trương trình Chính phủ về nghị định sửa đổi, bổ sung quy trình đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu để hoàn thiện quy định và thực hiện thống nhất.

Đối với nhóm dự án đã được phê duyệt (như dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Biên Hòa – Vũng Tàu), các địa phương khẩn trương giải phóng mặt bằng, bảo đảm từ nay đến ngày 30/6/2023, các công trình này được khởi công theo nghị quyết của Chính phủ.

Đối với nhóm dự án đang thi công, trong đó có 3 dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây (dài 263 km) dự kiến hoàn thành trước ngày 30/04/2023, các ban quản lý dự án, nhà thầu phải quyết liệt hơn nữa, thực hiện 3 ca, 4 kíp, tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ.

Đối với các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM còn vướng mắc, các bộ trưởng, trưởng ngành phải chủ động phối hợp giải quyết ngay, nếu vẫn vướng mắc thì Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà triệu tập cuộc họp để xử lý, tránh "văn bản lòng vòng", cải tiến cách làm nhanh chóng, hiệu quả.

Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều yêu cầu về tiến độ chưa đạt được, trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư (Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV), đại diện chủ sở hữu của ACV (Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) và cơ quan quản lý nhà nước (Bộ GTVT). Thủ tướng đã có kết luận sau khi kiểm tra thực tế; các cơ quan liên quan phải kiểm điểm trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ và các công việc được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm tập trung khắc phục, bù đắp lại thời gian đã trôi qua và tiến độ bị chậm. Trong đó, gói thầu nhà ga là hết sức quan trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo chung để tháo gỡ vướng mắc, các cơ quan hỗ trợ nhưng chủ đầu tư phải chủ động, không trông chờ, ỷ lại. Theo Thủ tướng, đã hứa thì phải làm, đã cam kết phải thực hiện, nếu làm không được, làm không đúng phải chịu trách nhiệm trước quy định của Đảng, Nhà nước.

Về công việc cụ thể của Bộ GTVT, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương và các ban quản lý dự án, thúc đẩy các dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) và 12 dự án thành phần giai đoạn 2 vừa khởi công. Phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong triển khai dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành.

Các địa phương xử lý dứt điểm tồn tại về giải phóng mặt bằng, di dời các công trình kỹ thuật trong phạm vi dự án; đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn. Chủ động triển khai các thủ tục liên quan khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, bãi đổ thải… đáp ứng yêu cầu các dự án; khẩn trương lập, thẩm định các dự án đầu tư được giao theo đúng mốc tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng về bố trí vốn để triển khai dự án, bảo đảm cân đối vốn hài hoà, hợp lý, tập trung nguồn vốn tăng thu cho các dự án đã được phê duyệt.

Các đơn vị tư vấn thiết kế rà soát lại, bảo đảm các dự án phải bảo đảm cao tốc đúng chuẩn cao tốc, tốc độ tối thiểu 80 km/giờ, ít nhất có 4 làn xe, "không làm nửa vời" gây lãng phí và nguy hiểm các các đối tượng tham gia giao thông. Các bên liên quan đẩy nhanh thủ tục thẩm định, điều chỉnh chủ trương đầu tư với các dự án.

Bộ Xây dựng kiểm tra, đôn đốc các địa phương công bố giá, chỉ số giá vật liệu xây dựng sát biến động thị trường; hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan quản lý dự án, quản lý chi phí, định mức xây dựng, hợp đồng xây dựng và thực hiện vai trò Hội đồng kiểm tra nhà nước về nghiệm thu công trình xây dựng trọng điểm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tháo gỡ những quy định về nguyên vật liệu xây dựng, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm cung ứng xăng dầu, năng lượng cho các đơn vị thi công. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết vấn đề liên quan đất rừng, đất lúa. Các bộ liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong di dời các công trình điện, viễn thông. Bộ Công an nắm tình hình, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để ngăn chặn lợi ích nhóm, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong quá trình triển khai các dự án.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm cùng ACV trong triển khai sân bay Long Thành, ga T3 Tân Sơn Nhất; chỉ đạo VEC triển khai các dự án cao tốc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các nhà thầu tư vấn, xây dựng nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm các yêu cầu đã đề ra với các dự án, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 15 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 15 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 15 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 15 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 15 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 15 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 15 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 16 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 16 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.