Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

'Tiếng loa Biên phòng' ở vùng biên giới

PV - 17:16, 10/03/2021

“Tiếng loa Biên phòng” là mô hình mới, đã được triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn biên giới của tỉnh Sóc Trăng từ năm 2020. Ngoài việc tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật, kêu gọi tàu thuyền bảo đảm an toàn trước thiên tai, gần đây, mô hình này đặc biệt có hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19 ở vùng biên giới biển của tỉnh.

 “Tiếng loa Biên phòng” của Đồn biên phòng xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu đến từng ngõ xóm. Ảnh : TTXVN phát
“Tiếng loa Biên phòng” của Đồn biên phòng xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu đến từng ngõ xóm. Ảnh : TTXVN phát

Người dân ở khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng đã quen thuộc với hình ảnh những chiến sĩ quân hàm xanh chở theo phía sau xe máy một chiếc loa, phát liên tục các nội dung tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên khắp các tuyến đường ấp, khóm.

Cùng với hình thức tuyên truyền “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, mô hình “Tiếng loa Biên phòng” được tuyên truyền bằng hai thứ tiếng Kinh và Khmer nên rất thiết thực, bổ ích. Thông qua mô hình, đồng bào dân tộc thiểu số nghe, hiểu về mức độ nguy hiểm của dịch COVID-19 và chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Theo Đại tá Lê Văn Anh, Phó Chính ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, trước diễn biến phức tạp của dịch, các đồn Biên phòng trực thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn khu vực biên giới biển với nhiều cách làm sáng tạo, tiết kiệm, mang lại hiệu quả cao.

Trong đó, mô hình “Tiếng loa Biên phòng” là hiệu quả nhất. Bởi lẽ, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tuyên truyền tập trung đông người không còn phù hợp, tuyên truyền nhỏ lẻ lại không phát huy hiệu quả. Do đó, các đồn Biên phòng xác định phải đổi mới công tác tuyên truyền, vận động một cách thiết thực, hiệu quả.

Mô hình “Tiếng loa Biên phòng” khá đơn giản và tiết kiệm, song lại phát huy tối đa hiệu quả đối với nơi có địa bàn rộng, đường đi lại khó khăn, hệ thống loa truyền thanh xã, phường không đáp ứng được nhu cầu. Chỉ với một chiếc loa gọn nhẹ, chiếc USB có sẵn các nội dung tuyên truyền và xe mô tô 2 bánh là đã có thể đi đến được tất cả những nơi có người dân sinh sống để truyền đạt những thông tin cơ bản nhất về phòng, chống dịch.

Thiếu tá Lê Văn Băng, Chính trị viên Đồn Biên phòng An Thạnh Ba (huyện Cù Lao Dung) cho biết: Trước yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã tận dụng chiếc loa sẵn có, thiết kế khẩu hiệu chung tay phòng, chống dịch COVID-19 dán lên loa. Đều đặn hàng ngày, tranh thủ sáng sớm và chiều tối, cán bộ Đội vận động quần chúng của Đồn chở chiếc loa phía sau xe máy chạy dọc các tuyến đường và phát các nội dung tuyên truyền đã được thu âm sẵn.

Ở những khu vực tập trung đông người, cán bộ phụ trách “Tiếng loa Biên phòng” sẽ chạy xe chậm và phát đi, phát lại các nội dung tuyên truyền để người dân nghe, hiểu và tự giác chấp hành. Tùy vào tình hình thực tế, đơn vị xây dựng nội dung tuyên truyền cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, đơn vị tập trung tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện hiện tốt Thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế) tại các điểm công cộng. Đồng thời, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone để nhanh chóng nắm thông tin dịch bệnh cũng như được cảnh báo sớm.

Đại tá Lê Văn Anh cho biết thêm, mô hình “Tiếng loa Biên phòng” đáp ứng được các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, phù hợp với văn hóa địa phương nên đạt hiệu quả cao, quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh. Mô hình góp phần thực hiện thắng lợi "nhiệm vụ kép" là vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, vừa phòng, chống có hiệu quả dịch COVID-19, hỗ trợ người dân nâng cao ý thức phát triển kinh tế gia đình...

Mô hình “Tiếng loa Biên phòng” của các đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của người dân và cấp ủy, chính quyền địa phương. Ông Ngô Châu, Bí thư, Trưởng ban Nhân dân ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu) cho rằng, mô hình này rất thiết thực, sau khi nghe các thông tin tuyên truyền phát từ loa di động của Bộ đội Biên phòng, bà con có ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, trên địa bàn của xã Vĩnh Hải, đồng bào chủ yếu là người dân tộc Khmer nên lực lượng Bộ đội Biên phòng còn phát loa tuyên truyền bằng tiếng Khmer để đồng bào hiểu rõ hơn về công tác phòng, chống dịch. Nhờ vậy, người dân thực hiện đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ và không còn tụ tập đông người như trước nữa…

Cán bộ Đồn biên phòng An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung với “Tiếng loa Biên phòng” tuyên truyền về việc phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
Cán bộ Đồn biên phòng An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung với “Tiếng loa Biên phòng” tuyên truyền về việc phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát

Bên cạnh sử dụng “Tiếng loa Biên phòng”, các đồn Biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã cử cán bộ tăng cường về các địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân. Đặc biệt là người già và trẻ em thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, ăn chín, uống sôi, dọn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, không tiếp xúc với động vật hoang dã và phát khẩu trang, tờ rơi tuyên truyền cho Nhân dân. Đến nay, các đơn vị trực thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức phát hơn 10.000 tờ rơi tuyên truyền, 18.000 khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, hơn 500 chai dung dịch sát khuẩn cho Nhân dân trên khu vực biên giới biển thuộc các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng.

Trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, người lính Biên phòng Sóc Trăng luôn tiên phong trên tuyến đầu để ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19. Mô hình “Tiếng loa Biên phòng” hay những tờ rơi, chiếc khẩu trang… của lực lượng Biên phòng đã và đang góp phần tạo sự đồng thuận của xã hội trong phòng, chống dịch bệnh, đem lại sự bình yên cho nhân dân khu vực biên giới biển Sóc Trăng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 3 phút trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 8 phút trước
Những năm gần đây, từ nguồn lực các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cực triển khai các mô hình liên kết phát triển sản xuất cho người dân. Với các mô hình sản xuất phù hợp, hàng trăm hộ khó khăn trên địa bàn có điều kiện cải thiện sinh kế, vươn lên thoát nghèo.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 11 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 12 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 14 phút trước
Từ năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Với nhiều tiện ích mang lại, CĐS và ứng dụng CNTT đang được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống và sản xuất.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 16 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Sự kiện - Bình luận - BDT - 17 phút trước
Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBDT ngày 23/7/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội”;
Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Văn hóa dân tộc - PV - 37 phút trước
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chế độ chính sách hiện chưa thỏa đáng so với những đóng góp của nghệ nhân với cộng đồng. Xây dựng trợ cấp mức sinh hoạt hằng tháng đối với nghệ nhân đã có danh hiệu là nguồn động viên để họ tiếp tục chăm lo, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.