Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thức xuyên đêm làm thẻ căn cước cho đồng bào vùng cao

Khánh Ngân - 09:40, 01/04/2021

Để hoàn thành mục tiêu đến ngày 1/7/2021 sẽ cấp xong thẻ căn cước công dân gắn chíp cho Nhân dân trên địa bàn, các chiến sĩ công an các huyện vùng cao Tuyên Hóa, Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) đã làm việc thâu đêm với tinh thần hết lòng phục vụ Nhân dân.

Các chiến sĩ công an lấy vân tay của người dân để phục vụ làm thẻ căn cước công dân
Các chiến sĩ công an lấy vân tay của người dân để làm thẻ căn cước công dân

Tuyên Hóa là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Bình, với địa hình đồi núi dốc, các thôn, bản chia cắt, điều kiện đi lại rất khó khăn. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Nhân dân trong việc làm thẻ căn cước công dân, ngoài một điểm cố định, Công an huyện Tuyên Hóa đã lập tổ lưu động về tận các xã phục vụ bà con.

Theo chân các chiến sĩ công an về điểm lưu động xã Kim Hóa, trời mới tờ mờ sáng đã thấy khá đông bà con tập trung về trụ sở UBND xã để được làm thẻ căn cước. Các chiến sĩ ai đã vào việc đó, người kiểm tra hồ sơ thông tin của người dân, người lấy dấu vân tay, người thì chụp ảnh cho bà con. Ai nấy đều làm việc khẩn trương, nhiệt tình, vui vẻ.

Chỉ qua 5 ngày tiến hành làm thủ tục cấp, cấp đổi thẻ căn cước có gắn chíp, trên địa bàn huyện, đã có khoảng 4 nghìn người được hoàn thiện hồ sơ. Thượng tá Bùi Ngọc Chung, Trưởng Công an huyện Tuyên Hóa cho biết: “Chúng tôi đang làm việc hết sức khẩn trương để đáp ứng kịp tiến độ. Ngoài việc bố trí điểm cố định tại trụ sở Công an huyện, chúng tôi đang tiến hành làm lưu động để tạo thuận lợi cho bà con trong việc đi lại. Đồng thời, huy động nhiều lực lượng khác cùng tham gia với mục tiêu không để người dân chờ đợi quá lâu”.

Tại huyện Minh Hóa, việc cấp, đổi thẻ căn cước công dân cũng gặp vô vàn khó khăn. Phần lớn bà con các dân tộc Chứt, Bru Vân Kiều là những người lao động chân tay nên nhiều người bị mờ vân tay, thậm chí mất hẳn dấu vân tay, việc thu thập thông tin, dữ liệu dân cư rất khó khăn.

Bữa cơm trưa vội vàng của các chiến sĩ công an huyện... trong những ngày cao điểm làm thẻ căn cước công dân cho Nhân dân trên địa bàn huyện. căn
Bữa cơm trưa vội vàng của các chiến sĩ công an huyện Tuyên Hóa trong những ngày cao điểm làm thẻ căn cước công dân cho Nhân dân trên địa bàn huyện.

Trung tá Thái Văn Minh, Đội trưởng Đội Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Công an huyện Minh Hóa) chia sẻ: “Để khắc phục tình trạng mờ hay mất dấu vân tay, Tổ lưu động đã sử dụng phương pháp chườm nước đá, rửa tay bằng xà phòng để làm co dấu vân tay, rồi thu thập dữ liệu. Anh em chiến sĩ làm việc xuyên ngày đêm. Khi dân về hết cũng là lúc trời gần sáng, anh em lại rà soát hồ sơ để gửi về tra cứu”.

Tính đến thời điểm này, Công an huyện Minh Hóa đã cấp được hơn 1 nghìn thẻ căn cước cho Nhân dân, hoàn thiện hơn 3 nghìn bộ hồ sơ cấp thẻ căn cước có gắn chíp.

Thượng tá Đinh Xuân Thắng, Trưởng Công an huyện Minh Hóa chia sẻ: “Bà con đi lại rất khó khăn nên ngoài việc tổ chức điểm cố định tại công an huyện, chúng tôi đang tổ chức điểm lưu động ở các xã. Anh chị em chiến sĩ phải làm xuyên đêm để bảo đảm kịp tiến độ”

Toàn huyện Tuyên Hóa có hơn 37 nghìn dân, huyện Minh Hóa có hơn 50 dân, vì vậy, sẽ còn rất nhiều đêm các chiến sĩ phải thức trắng mới có thể kịp hoàn thành nhiệm vụ cấp thẻ căn cước cho Nhân dân.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều nguồn lực xóa nhà tạm, giúp hộ nghèo ở Văn Bàn “an cư lạc nghiệp”

Nhiều nguồn lực xóa nhà tạm, giúp hộ nghèo ở Văn Bàn “an cư lạc nghiệp”

Văn Bàn là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai, thời gian qua, cùng với việc triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, từ nhiều nguồn lực, huyện đã và đang tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ nghèo, hộ DTTS yên tâm an cư, phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Cần giải pháp đủ mạnh để phát triển tiềm năng logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần giải pháp đủ mạnh để phát triển tiềm năng logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế - Minh Triết - 37 giây trước
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 với chủ đề “Logistics và Chuyển đổi số vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức đã diễn ra tại thành phố Cần Thơ. Tại Điễn đàn các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL), Bộ, ngành và doanh nghiệp đã thảo luận các vấn đề những tiềm năng và hạn chế, đồng thời tìm giải pháp để phát triển logistics, khơi thông luồng hàng vùng ĐBSCL.
Đồng bào Gia Rai nâng niu giọt nước

Đồng bào Gia Rai nâng niu giọt nước

Cùng với việc giữ gìn những nghi lễ truyền thống đặc sắc như Lễ cúng nhà rông, mừng năm mới, bỏ mả… đồng bào Gia Rai còn rất chú trọng đến Lễ cúng giọt nước. Đồng bào xem đây một nghi lễ quan trọng nhằm cầu xin thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
Văn Lãng (Lạng Sơn): Quyết liệt triển khai Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quyết liệt triển khai Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 26 phút trước
Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” theo Chương trình MTQG 1719, bằng sự quan tâm sát sao của các cấp ủy, chính quyền, nhiều hộ gia đình người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Văn Lãng đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển sản, xây dựng vùng biên giới ổn định, phát triển.
Bình Thuận: Đẩy mạnh công tác truyền thông Chương trình MTQG 1719

Bình Thuận: Đẩy mạnh công tác truyền thông Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Đăng Diện - 30 phút trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Thuận và các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.
Quảng Nam: Hiệu quả từ việc phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng

Quảng Nam: Hiệu quả từ việc phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng

Công tác Dân tộc - T. Nhân- H. Trường - 38 phút trước
Thời gian qua, các đảng viên ở miền núi Quảng Nam, đặc biệt đảng viên là già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thực sự là “cánh tay nối dài” của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Để làm được việc đó, họ phải là những người tiên phong, gương mẫu được mọi người nể trọng.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cách giữ gìn trang phục truyền thống của người Dao Lô Gang ở Ba Chẽ

Cách giữ gìn trang phục truyền thống của người Dao Lô Gang ở Ba Chẽ

Những bộ trang phục truyền thống là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì trang phục truyền thống càng trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), nơi có đông đồng bào dân tộc Dao Lô Gang sinh sống, đồng bào đang nỗ lực lưu giữ được những nét văn hóa riêng bằng việc duy trì việc mặc trang phục truyền thống trong cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày.
Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Ưu tiên phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS

Văn Lãng (Lạng Sơn): Ưu tiên phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục, nguồn nhân lực vùng DTTS, thời gian qua, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và đã được nhiều kết quả tích cực.
Đánh thức tình yêu văn hóa dân tộc trong giới trẻ

Đánh thức tình yêu văn hóa dân tộc trong giới trẻ

Nhằm “đánh thức” tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ, Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi toàn tỉnh lần thứ VI đã được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức. Hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các bạn trẻ, đặc biệt là nghệ nhân trẻ DTTS - những người kế thừa, tiếp nối giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Tập trung xóa bỏ các định kiến, thúc đẩy bình đẳng giới nơi vùng sâu, vùng xa

Bình Liêu (Quảng Ninh): Tập trung xóa bỏ các định kiến, thúc đẩy bình đẳng giới nơi vùng sâu, vùng xa

Thực hiện nội dung số 1 của Dự án 8 về tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp với phụ nữ DTTS vùng biên giới, đặc biệt khó khăn, tạo nên những chuyển biến tích cực.