Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng tại Đông Nam Bộ

PV - 09:45, 26/09/2024

Sáng 26/9, trong chương trình công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng đi với Thủ tướng có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước.

Sau khi thị sát thực địa dự án, Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Dương năm 2024.

Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là trục cao tốc Bắc - Nam của tỉnh Bình Dương, Bình Phước (kết nối Vành đai 4, Vành đai 3, dẫn đến đường Vành đai 2 TP. Hồ Chí Minh), nối tiếp tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), kết nối các sân bay và cảng biển… Đoạn qua Bình Phước dài khoảng 7km, Bình Dương hơn 52km.

Trong đó, đoạn trên địa bàn tỉnh Bình Dương đi qua 5 địa phương cấp huyện; điểm đầu giao với đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh (thuộc địa phận thành phố Thuận An), điểm cuối tại ranh giới giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

Thủ tướngkiểm tra tiến độ của dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng kiểm tra tiến độ của dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài tuyến khoảng 52,159km, trong đó đoạn giữ nguyên theo quy mô mặt cắt ngang đường hiện trạng khoảng 6,5km, đoạn xây dựng mới khoảng 45,6km.

Phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 đầu tư đường cao tốc với quy mô 4 làn xe, có làn dừng xe khẩn cấp liên tục toàn tuyến, bề rộng nền đường 25,5m, vận tốc thiết kế 100km/h; giai đoạn hoàn thiện đầu tư đường cao tốc hoàn chỉnh có 6 làn xe theo quy hoạch, vận tốc thiết kế 100km/h.

Trên tuyến gồm 4 nút giao liên thông và 2 điểm ra vào đường cao tốc; xây dựng 26 công trình cầu; bố trí các hầm chui dưới đường cao tốc hoàn trả đường dân sinh, đường hiện trạng phù hợp theo nhu cầu của địa phương.

HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua chủ trương đầu tư dự án theo phương thức đầu tư PPP (loại hợp đồng BOT) và cam kết vốn ngân sách địa phương. UBND tỉnh đã có các quyết định phê duyệt các dự án.

Thủ tướng động viên lực lượng tham gia dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng động viên lực lượng tham gia dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với tổng mức đầu tư khoảng 17.408 tỷ đồng, dự án gồm 2 dự án thành phần, trong đó dự án giải phóng mặt bằng khoảng 381,6ha với ngân sách khoảng 8.283 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và địa phương; dự án thành phần xây lắp theo hình thức BOT với nguồn vốn khoảng 8.883 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 2024 - 2027, thời gian thu phí, hoàn vốn dự kiến 32 năm 7 tháng.

Hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (thực hiện cắm cọc giải phóng mặt bằng, kiểm kê, khảo sát xây dựng phương án giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…), phối hợp Tập đoàn Cao su Việt Nam tiến hành các thủ tục thanh lý, cắt hạ cây cao su phục vụ triển khai dự án.

Cùng với đó, khẩn trương triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành và khởi công dự án trong tháng 11/2024.

Thủ tướng tặng quà cho lực lượng tham gia dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tặng quà cho lực lượng tham gia dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thị sát khu vực giải phóng mặt bằng dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là tuyến đường rất huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược, kết nối giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, sân bay Long Thành và hàng loạt tuyến cao tốc, cảng biển…

Thủ tướng yêu cầu 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau để đẩy nhanh tiến độ dự án, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Phước chỉ có 7km theo hình thức đầu tư công cần khẩn trương triển khai, hoàn thành sớm.

Trong quá trình triển khai, nhà thầu chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương làm nhà thầu phụ để vừa thi công nhanh dự án, vừa tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, vừa giúp các doanh nghiệp địa phương trưởng thành để làm các dự án lớn khác.

Thủ tướng yêu cầu bố trí các nút giao trên tuyến cao tốc phù hợp, khẩn trương quy hoạch để khai thác tốt nhất không gian phát triển mới từ tuyến cao tốc, phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị thế hệ mới với các yếu tố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp.

Thủ tướng lưu ý các nút giao cần xây dựng khác mức, với không gian xanh, sạch, đẹp; các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu thêm việc kết nối tới Tây Ninh để Tây Ninh có đường ra cảng biển, sân bay ngắn nhất có thể.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng Phạm Minh Chính “Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030 là kết tinh trí tuệ của Đảng bộ - Chính quyền - Nhân dân và các nhà khoa học”

Thủ tướng Phạm Minh Chính “Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030 là kết tinh trí tuệ của Đảng bộ - Chính quyền - Nhân dân và các nhà khoa học”

“Bình Dương đi từ không đến có, biến khó thành dễ, đột phá từ vùng đất nông nghiệp trở thành trung tâm công nghiệp của cả nước. Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 là kết tinh trí tuệ của Đảng bộ - Chính quyền - Nhân dân và các nhà khoa học để Bình Dương tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên kinh tế số, kinh tế xanh”. Đó là nhấn mạnh trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 vừa diễn ra sáng nay 26/9/2024.
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội Đại biểu các DTTS Nghệ An: Một biểu tượng đặc biệt về khối Đại đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc

Đại hội Đại biểu các DTTS Nghệ An: Một biểu tượng đặc biệt về khối Đại đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc

Chiều 26/9, tại Tp. Vinh (Nghệ An), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức. Tham dự Đại hội có Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh. Về phía tỉnh Nghệ An có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung; Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu; Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Võ Thị Minh Sinh; cùng đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Đại hội với chủ đề “Đồng bào các DTTS tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”; diễn ra trong không khí trang trọng, với sự tham gia của 250 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 500.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính “Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030 là kết tinh trí tuệ của Đảng bộ - Chính quyền - Nhân dân và các nhà khoa học”

Thủ tướng Phạm Minh Chính “Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030 là kết tinh trí tuệ của Đảng bộ - Chính quyền - Nhân dân và các nhà khoa học”

Thời sự - Duy Chí - 20:24, 26/09/2024
“Bình Dương đi từ không đến có, biến khó thành dễ, đột phá từ vùng đất nông nghiệp trở thành trung tâm công nghiệp của cả nước. Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 là kết tinh trí tuệ của Đảng bộ - Chính quyền - Nhân dân và các nhà khoa học để Bình Dương tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên kinh tế số, kinh tế xanh”. Đó là nhấn mạnh trong phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 vừa diễn ra sáng nay 26/9/2024.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2024

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2024

Tin tức - Thúy Hồng - 20:18, 26/09/2024
Chiều 26/9, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc.
Sâm Ngọc Linh mùa dưỡng củ

Sâm Ngọc Linh mùa dưỡng củ

Media - BDT - 20:00, 26/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời. Khởi động Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024. Hiệu quả Tổ dân phố, thôn, làng tự quản về an ninh trật tự . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cục Dân số (Bộ Y tế): Mít tinh Hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024

Cục Dân số (Bộ Y tế): Mít tinh Hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024

Tin tức - Mai Hương - 19:24, 26/09/2024
Ngày 26/9, Cục Dân số phối hợp với Hội Kế hoạch Hóa gia đình Việt Nam tổ chức Lễ Mít tinh Hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024 với Chủ đề "Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước".
Kon Plông (Kon Tum): Ưu tiên giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Kon Plông (Kon Tum): Ưu tiên giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 19:18, 26/09/2024
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Kon Plông (Kon Tum) đã tập trung triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS.
Trầm tích Mường Quạ bên bờ sông Giăng

Trầm tích Mường Quạ bên bờ sông Giăng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chính thức triển khai tiêm vắc xin phòng sốt xuất huyết. Trầm tích Mường Quạ bên bờ sông Giăng. Người “truyền lửa” bảo tồn di sản văn hóa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hưng Yên: Đầu tư gần 3.000 tỉ đồng cho Dự án giao thông trọng điểm đường Tân Phúc - Võng Phan

Hưng Yên: Đầu tư gần 3.000 tỉ đồng cho Dự án giao thông trọng điểm đường Tân Phúc - Võng Phan

Sản phẩm - Thị trường - Xuân Hải - 19:16, 26/09/2024
Tỉnh Hưng Yên đầu tư gần 3.000 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương cho Dự án giao thông trọng điểm đường Tân Phúc - Võng Phan. Đây là công trình trọng điểm và là tuyến đường "trục xương sống" thứ 3 của tỉnh Hưng Yên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Khảo sát nhu cầu đào tạo cán bộ người DTTS tại một số địa phương

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Khảo sát nhu cầu đào tạo cán bộ người DTTS tại một số địa phương

Giáo dục - Nguyệt Anh - 19:12, 26/09/2024
Để tham mưu cho Chính phủ giải pháp sửa đổi chính sách phù hợp, sớm ban hành Đề án "Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS trong các nhóm ngành Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt đi khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tại một số địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Thời sự - PV - 18:45, 26/09/2024
Chiều 26/9, tại thành phố Thủ Dầu Một, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn; phương hướng, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2024. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Media - Cao Thiên - Anh Đức - 14:35, 26/09/2024
Sơn La là một trong những địa phương bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão số 3 gây ra… Sau mưa lũ, những khu vực bị ngập có nhiều rác thải, chất thải, vi sinh vật… là điều kiện làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường tại huyện Mộc Châu đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường sau lũ.
Bất cập từ những công trình nước sinh hoạt ở Kon Tum

Bất cập từ những công trình nước sinh hoạt ở Kon Tum

Media - Ngọc Chí - 14:31, 26/09/2024
Từ năm 2016 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Kon Tum đã đầu tư xây dựng 312 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên, hiện có 104 công trình kém hiệu quả và 28 công trình dừng hoạt động.