Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá

PV - 6 giờ trước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thể thao và lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội chứ không thể chỉ trông chờ nguồn lực Nhà nước. Năm 2025, ngành phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt để đạt kết quả cao hơn năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Chính phủ tới trụ sở Bộ VHTTDL, cùng hơn 770 điểm cầu tại UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND cấp huyện.

Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu có: Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức sự kiện, thể hiện rõ tầm quan trọng của văn hóa và tinh thần hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm trung tâm.

Việt Nam có cơ sở, tiềm lực để phát triển công nghiệp văn hóa

Theo Thủ tướng, qua lĩnh vực VHTTDL, chúng ta thấy sự kết tinh của quá khứ, hiện tại và điểm đến tươi sáng, hấp dẫn của tương lai. Văn hoá là sức mạnh nội sinh của dân tộc; thể thao là sức khoẻ của đất nước, con người Việt Nam; du lịch là hình ảnh, sự quảng bá, tạo động lực, truyền cảm hứng về đất nước, con người, dân tộc Việt Nam ra bạn bè quốc tế.

Chúng ta mạnh lên, khỏe lên, tự tin hơn, vững vàng hơn nhờ truyền thống văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc, Thủ tướng nhấn mạnh và khẳng định, chúng ta có cơ sở, tiềm lực để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, giải trí nhờ truyền thống văn hóa, lịch sử, đất nước Việt Nam xinh đẹp, sự sáng tạo của con người Việt Nam.

Thủ tướng nhắc lại, từ hơn 80 năm trước, bản Đề cương Văn hóa Việt Nam của Đảng đã xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa với ba nguyên tắc "dân tộc", "đại chúng", "khoa học". Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc", "Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất". Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: "Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Marx- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng".

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhìn lại năm 2024, Thủ tướng cho biết chúng ta dự kiến đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó nổi bật là tăng trưởng GDP cả năm ước đạt trên 7%, giúp tăng quy mô nền kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người và tăng năng suất tổng hợp.

Chính trị - xã hội ổn định, tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường rõ rệt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được bảo đảm với quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Ba đột phá chiến lược được đẩy mạnh thực hiện.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đạt nhiều kết quả quan trọng. Chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và Đề án 06 được triển khai mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực…

Văn hoá muốn phát triển được phải có ổn định chính trị, môi trường hoà bình, hợp tác và phát triển, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, Thủ tướng nêu rõ và cho biết trong những thành tựu chung của đất nước, ngành VHTTDL có nhiều đóng góp quan trọng và nổi lên nhiều điểm sáng.

Trong đó, nổi bật là tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý Nhà nước về văn hóa"; xây dựng hệ giá trị văn hóa, khẳng định sức mạnh, vai trò của văn hóa. Cùng với đó, việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, thể chế, cơ chế, chính sách về VHTTDL được bổ sung, phát triển mới, ngày càng hoàn thiện, toàn diện, sâu sắc hơn.

Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa tiếp tục đạt thành tựu mới, nhiều sự kiện văn hóa lớn được tổ chức thành công, huy động được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. Người dân ngày càng được hưởng thụ nhiều hơn, tốt hơn các thành quả VHTTDL.

Nhiều di sản văn hóa có giá trị của Việt Nam được UNESCO công nhận và ghi danh, tô sáng thêm hình ảnh Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới… Hệ thống thiết chế văn hóa đã cơ bản được hình thành từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền.

Các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tiếp tục có bước phát triển đáng ghi nhận, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, vừa quảng bá các giá trị nhân văn sâu sắc, bản sắc đậm đà của văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tới đông đảo người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Các hoạt động đối ngoại về VHTTDL, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam ra nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh.

Du lịch tiếp đà phục hồi mạnh và là điểm sáng. Năm 2024 đã phục vụ khoảng 110 triệu lượt khách nội địa; đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 38,9%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 840.000 tỷ đồng, tăng 23,8%.

Công tác xây dựng, phát triển con người Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về tầm vóc, thể lực và trình độ. Thể thao quần chúng tiếp tục phát triển mạnh, lan tỏa ở các lứa tuổi, trên các vùng miền. Thể thao thành tích cao đạt được một số kết quả tích cực.

Chỉ số hạnh phúc được nâng lên (Năm 2024 xếp thứ 54, tăng 29 bậc so với năm 2020); Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, cao hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và chúc mừng những kết quả quan trọng mà ngành VHTTDL trên cả nước đã đạt được trong năm 2024, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của cả nước.

Đồng tình với các tồn tại, hạn chế mà các báo cáo, các đại biểu đã chỉ ra, Thủ tướng nhấn mạnh một số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm: Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh nội sinh, chủ động, sáng tạo, nắm chắc, đánh giá đúng tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống chính trị; con người, nhất là người đứng đầu phải say sưa, đam mê, có trách nhiệm, nhiệt huyết; hội nhập quốc tế chủ động, tích cực, sâu rộng; làm sao để người dân hưởng thụ thành quả của ngành một cách thỏa đáng nhất.

Đặc biệt, Thủ tướng cho rằng, cần quốc tế hoá nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, hệ giá trị Việt Nam thông qua VHTTDL, đồng thời Việt Nam hoá những tinh hoa của thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng và sứ mệnh của ngành VHTTDL là lực lượng xung kích, chủ công trên mặt trận này.

Thủ tướng cho rằng, cần quốc tế hoá nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, hệ giá trị Việt Nam thông qua VHTTDL, đồng thời Việt Nam hoá những tinh hoa của thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cho rằng, cần quốc tế hoá nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, hệ giá trị Việt Nam thông qua VHTTDL, đồng thời Việt Nam hoá những tinh hoa của thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

7 nhiệm vụ trọng tâm để tăng tốc, bứt phá trong năm 2025

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm tăng tốc, bứt phá, về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong năm 2025 diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Nước. 2025 cũng là năm tập trung sắp xếp, tinh gọn tổ chức, tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Do đó, chúng ta phải nỗ lực đạt kết quả cao hơn mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là tăng trưởng GDP khoảng 8%, các bộ, ngành, địa phương đều phải theo tinh thần này, trong đó có ngành VHTTDL. "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Thủ tướng chỉ rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, mà trước hết là tạo đột phá về thế chế theo hướng dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm", kiên quyết loại bỏ cơ chế "xin - cho"; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số…

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược, toàn diện, các thiết chế VHTTDL, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng kết nối, đặc biệt là hạ tầng số trên cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.

Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành, có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp cho các ngành nghệ thuật, thể thao, có chính sách giữ chân người tài, động viên người có năng khiếu, đam mê và khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo và xử lý những người né tránh, sợ trách nhiệm.

Thứ tư, huy động nguồn lực cho sự phát triển thông qua cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là hợp tác công tư, lấy nguồn vốn Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội, của người dân và doanh nghiệp.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Chính phủ tới trụ sở Bộ VHTT&DL, cùng hơn 770 điểm cầu tại UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND cấp huyện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Chính phủ tới trụ sở Bộ VHTT&DL, cùng hơn 770 điểm cầu tại UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND cấp huyện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, ngoài nguồn lực đã có như tài chính, đất đai, con người thì thể chế, cơ chế, chính sách cũng là biện pháp huy động nguồn lực. Do đó, cần tích cực suy nghĩ, đề xuất chính sách để phát huy các hình thức hợp tác công tư rất phong phú, dư dịa còn rất lớn để khai thác các thiết chế văn hóa, đặc biệt là các sân vận động như Mỹ Đình…

"Chúng ta đã có Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, nhưng nếu chỉ trông chờ nguồn lực Nhà nước thì rất khó phát triển. Phát triển ngành VHTTDL, ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí phải huy động nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực xã hội, nguồn lực doanh nghiệp", Thủ tướng nói.

Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý, quản trị ngành theo hướng thông minh, trên cơ sở dữ liệu.

Thứ sáu, xây dựng các điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, tạo phong trào, xu thế phát triển… "Tại sao chúng ta không tổng kết, nhân rộng 2 concert vừa rồi? Tại sao bóng đá nữ, bóng chuyền nữ đạt thành tựu như vậy? Tại sao du lịch có những điểm đến hấp dẫn như thế?", Thủ tướng đặt vấn đề. Hai concert được Thủ tướng nhắc tới là "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai say hi", vốn được nhiều đại biểu nhắc tới trước đó tại Hội nghị.

Thứ bảy, tạo cơ hội, cơ chế cho người dân Việt Nam được thụ hưởng thành quả của VHTTDL.

Tóm lại, ngành phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt để tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, kết quả năm 2025 cao hơn năm 2024, Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng nhắc lại và lưu ý, phát triển văn hóa là sức mạnh nội sinh, hồn cốt của dân tộc; phát triển ngành thể thao để nâng cao thể lực, sức khỏe người dân, trong đó phát triển thể dục thể thao quần chúng theo chiều rộng, nhưng thể thao thành tích cao phải theo chiều sâu; phát triển du lịch bứt phá, là ngành mũi nhọn, gắn với văn hóa, thể dục thể thao.

Thủ tướng nêu rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, người Anh hùng Dân tộc vĩ đại, Danh nhân Văn hóa Thế giới đã từng khẳng định: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam - với lịch sử hàng nghìn năm - là sức mạnh trường tồn của dân tộc; phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi bắt buộc, góp phần hình thành một dân tộc mạnh khỏe; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Vì vậy, ngành VHTTDL có vai trò hết sức quan trọng, tác động sâu rộng, mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu, vừa mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, thịnh vượng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025.
Tin nổi bật trang chủ
“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”

“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”

Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc, tổ chức sáng ngày 18/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên do Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG tổ chức.
Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Đắk Lắk: Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo dịp cận Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo dịp cận Tết Nguyên đán

Pháp luật - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Mặc dù, những năm qua, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về nguy hại của việc tự chế pháo, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến pháo nổ. Tuy nhiên, dịp cận Tết Nguyên đán tình trạng học sinh tự chế pháo lại gia tăng. Chưa đầy 1 tuần, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 vụ việc với hàng chục học sinh có hành vi tự chế pháo và đã có một số học sinh bị thương phải đi cấp cứu.
Kiên Giang: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Kiên Giang: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Tin tức - P.Vũ - M.Triết - 3 giờ trước
Chiều 18/12, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Dự họp mặt có: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Cùng tham dự còn có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Quân khu 9, các tướng lĩnh Lực lượng vũ trang.
Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Bộ tem bưu chính "Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân" gồm 4 mẫu, vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng tổ chức phát hành theo nghi thức đặc biệt.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Bảo tồn và phát huy văn hoá tạo đòn bẩy để phát triển du lịch

Hàm Yên (Tuyên Quang): Bảo tồn và phát huy văn hoá tạo đòn bẩy để phát triển du lịch

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, hình thành nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hấp dẫn Hội Xuân Điện Biên Đông

Hấp dẫn Hội Xuân Điện Biên Đông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hấp dẫn Hội Xuân Điện Biên Đông. Chong đèn, tỉa nụ, chăm hoa Tết. Về miền non nước Quân Chu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Giáo dục - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...
Tăng thuế là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại thuốc lá

Tăng thuế là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại thuốc lá

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu Quốc hội cho biết, Việt Nam nằm trong Top các quốc gia có giá thuốc lá rẻ nhất, thuế thấp nhất, tỷ lệ người hút thuốc cao, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, chi phí y tế. Do đó, đại biểu cho rằng việc đánh thuế với thuốc lá là công cụ chính sách hiệu quả để hạn chế tiêu dùng cũng như giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe của người dân cũng như kinh tế - xã hội.
Tập thể dục vào mùa Đông, những lưu ý để phòng đột quỵ

Tập thể dục vào mùa Đông, những lưu ý để phòng đột quỵ

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo một số chuyên gia trong ngành Y tế, trong điều kiện thời tiết lạnh giá, việc luyện tập thể dục thể thao không đúng cách cũng có thể gây ra đột quỵ ở tất cả các nhóm tuổi. Tỉ lệ đột quỵ tăng từ 20-30% vào mùa lạnh.
Những gương sáng ở Sơn Dương

Những gương sáng ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 4 giờ trước
Cùng với nỗ lực tự thân và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nhiều nông dân ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã xây dựng những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở địa phương miền núi này.
Gia Lai: 7 chiếc xe của học sinh bị thiêu rụi tại bãi để xe trường học

Gia Lai: 7 chiếc xe của học sinh bị thiêu rụi tại bãi để xe trường học

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày 18/12, tại khu vực để xe của Trường THPT Quang Trung (thị xã An Khê, Gia Lai) bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn kèm theo lửa bốc cháy, khiến 3 chiếc xe máy điện và 4 chiếc xe máy của học sinh bị thiêu rụi.