Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng tọa đàm với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản: Việt Nam là nơi an toàn trong cơn bão

PV - 09:35, 16/12/2023

Sáng 16/12, tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản và hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Tokyo MUFG và VietinBank tổ chức, với chủ đề chính về 2 lĩnh vực là chuyển đổi xanh và cơ sở hạ tầng xã hội.

Đây là lần thứ 6 cuộc tọa đàm này được tổ chức, sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các tập đoàn lớn tham gia tọa đàm đều đã đầu tư vào Việt Nam và khẳng định quyết tâm tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư tại Việt Nam thời gian tới.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong cơn bão hiện nay trên thế giới, xét về mọi mặt khác nhau - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong cơn bão hiện nay trên thế giới, xét về mọi mặt khác nhau - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại sự kiện, trên tinh thần chân thành, tin cậy, hợp tác, các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản và đại diện các bộ, ngành của Việt Nam đã phân tích về những thời cơ, vận hội cũng như những khó khăn, thử thách mới; chia sẻ những bài học kinh nghiệm; thảo luận về những giải pháp thiết thực, khả thi để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư song phương, nhất là trong các lĩnh vực mới nổi.

Lãnh đạo các bộ,ngành cũng phản hồi về từng ý kiến, đề xuất cụ thể của các tập đoàn của Nhật Bản về phát triển năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh trong hạ tầng giao thông, chính sách với xe điện, phát triển hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, các chính sách ưu đãi, phát triển công nghiệp hỗ trợ, việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án cụ thể…

Lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam tham dự Toạ đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam tham dự Toạ đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị các tập đoàn Nhật Bản như Honda xây dựng cứ điểm sản xuất lâu dài, bền vững tại Việt Nam, nâng cao hơn nữa tỉ lệ nội địa hóa và đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh hóa, giảm phát thải.

Lãnh đạo các bộ, ngành cũng mong các bên tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế đối thoại doanh nghiệp, đặc biệt là Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, với đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm giải quyết các thách thức mới trong hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh trên nguyên tắc quan hệ đối tác bình đẳng.

Về chủ điểm của tọa đàm năm nay “chuyển đổi xanh”, Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình cho biết VietinBank coi thực hành các mục tiêu ESG, thúc đẩy tài chính bền vững, tài chính khí hậu là một trọng tâm trong hoạt động của mình và đã phát triển các sản phẩm đặc thù dành cho lĩnh vực phát triển bền vững. Với sự đồng hành của đối tác MUFG Bank thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ thu xếp vốn, VietinBank sẽ tiếp tục củng cố các nền tảng cần thiết cho tài chính bền vững và hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong hành trình tiến tới kinh tế tuần hoàn.

Đại diện các tập đoàn lớn của Nhật Bản phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện các tập đoàn lớn của Nhật Bản phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ trải qua 50 năm vun đắp, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế-đầu tư-thương mại. Đến nay, Nhật Bản là đối tác hỗ trợ phát triển đứng thứ 1 của Việt Nam, đứng thứ 2 về hợp tác lao động, thứ 3 về đầu tư và thứ 4 về thương mại.

Chính phủ Việt Nam đánh giá cao các nhà đầu tư Nhật Bản luôn có sự quyết tâm, nghiêm túc, uy tín, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, quan tâm, chăm lo đời sống người lao động và chú trọng bảo vệ môi trường.

Việc hai nước nâng cấp quan hệ hợp tác lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng ở Châu Á và thế giới mở ra một chương mới trong hợp tác giữa hai nước. Qua nhiều năm hợp tác, các đối tác Việt Nam và Nhật Bản đã có thêm nhiều kinh nghiệm, hiểu văn hóa kinh doanh của nhau hơn. Đây là những tiền đề, là nền tảng rất quan trọng để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, đầu tư.

Thủ tướng đánh giá cao chủ đề của tọa đàm là chuyển đổi xanh và cơ sở hạ tầng xã hội, bởi chuyển đổi xanh là xu thế hiện nay. Mặt khác, các nhà đầu tư cũng sẽ không tìm đến với các quốc gia mà hạ tầng xã hội yếu kém.

Đề cập đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới kể từ khi xuất hiện đại dịch COVID-19 với những khó khăn, biến động, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã đứng vững với nội lực của mình và sự giúp đỡ, hợp tác của bạn bè quốc tế.

Chia sẻ về một số thông tin cụ thể, Thủ tướng cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam xuất siêu khoảng 25 tỷ USD, thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn FDI đăng ký và giải ngân khoảng 20 tỷ USD… Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong cơn bão hiện nay trên thế giới, xét về mọi mặt khác nhau.

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) thế hệ mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) thế hệ mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam sẽ tiếp tục bảo đảm các yếu tố nền tảng phát triển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn để các nhà đầu tư yên tâm, kinh doanh; đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực) để tiếp tục giảm thời gian, chi phí tuân thủ, chi phí đầu vào, chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thủ tướng cho biết với chủ trương hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, hướng tới chất lượng, hiệu quả, công nghệ cao và bảo vệ môi trường, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực như: Kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, linh kiện điện tử, ô tô điện...; công nghệ lõi tiềm năng như công nghiệp bán dẫn, năng lượng mới (như hydrogen), năng lượng tái tạo; trung tâm tài chính, tài chính xanh; công nghệ sinh học, y tế… Đây là những lĩnh vực mà Nhật Bản có kinh nghiệm và thế mạnh, Việt Nam có nhiều tiềm năng và nhu cầu. Đồng thời, đây cũng là những lĩnh vực trọng tâm trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ giữa hai nước.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, như cơ chế mua bán điện trực tiếp, tín chỉ carbon, điện sinh khối… để khuyến khích phát triển các lĩnh vực ưu tiên; vừa qua các luật liên quan đã được xây dựng và ban hành như Luật Điện lực (sửa đổi)… Cùng với đó, đẩy mạnh, làm tốt hơn nữa xây dựng hạ tầng phát triển xanh; đào tạo, cung ứng nhân lực cho phát triển xanh với quan điểm con người là yếu tố quyết định.

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) thế hệ mới; các nguồn đầu tư tài chính xanh, đầu tư cho chuyển đổi năng lượng trong khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), "Cộng đồng phát thải bằng 0 châu Á (AZEC)"; các nguồn lực đầu tư cho đổi mới sáng tạo như "Quỹ Đổi mới sáng tạo/Chuyển đổi số (Innovation/DX)" của Chính phủ Nhật Bản nhằm tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội bền vững trong giai đoạn tới.

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi kinh nghiệm quản trị, phát triển văn hóa kinh doanh; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, góp phần tăng cường tính chống chịu của các chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, trong đó chú trọng tính minh bạch, đa dạng, bền vững và ổn định như Tuyên bố chung giữa hai nước đã đề ra. Đồng thời, tiếp tục góp ý, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, quy định liên quan.

Làm rõ thêm một số vấn đề cụ thể mà các tập đoàn quan tâm, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc liên quan chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn, nhất là việc sửa đổi các thông tư liên quan. Chính phủ cũng đã đã chỉ đạo các giải pháp quyết liệt để không lặp lại tình trạng thiếu điện cục bộ trong năm 2024…

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Ngân hàng Tokyo MUFG và VietinBank trước khi tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tiếp lãnh đạo Ngân hàng Tokyo MUFG và VietinBank trước khi tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành, lắng nghe, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng tiến hành đầu tư thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.