Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng sẽ ban hành chỉ thị về phát triển bền vững

PV - 14:54, 06/07/2018

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững, tổ chức vào chiều 5/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với VCCI, trên cơ sở kết quả hội nghị, soạn thảo, trình Thủ tướng ban hành chỉ thị về phát triển bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Dự hội nghị còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này, cùng đông đảo doanh nghiệp.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao 50 diễn giả đã trình bày các nội dung thời sự như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phát triển bền vững với tốc độ cao ở Việt Nam, làm sao Việt Nam có thể đi trước đón đầu với quyết tâm và bước đi chiến lược hơn, quyết liệt hơn để hội nhập sâu rộng hơn.

Cho rằng hội nghị rất có ý nghĩa, nhiều ý tưởng, đề xuất thiết thực, giá trị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với VCCI trên cơ sở kết quả hội nghị soạn thảo, trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về phát triển bền vững.

Khát vọng của Việt Nam

Chia sẻ về phát triển bền vững, Thủ tướng cho rằng, từ tăng trưởng kinh tế cho đến phát triển kinh tế, rồi phát triển bền vững không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tên gọi, mà ẩn sau đó là cả những nội hàm rất sâu sắc xuất phát từ quá trình thay đổi nhận thức. Nói khác đi, để đi đến được khái niệm phát triển bền vững là một quá trình dài thay đổi tư duy và hiểu biết của chúng ta về những gì được xem là mục đích và ý nghĩa thực sự của sự phát triển.

Tăng trưởng kinh tế, như cách hiểu truyền thống, chỉ sự gia tăng thu nhập quốc dân trên đầu người. Tuy nhiên, thước đo về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã bị phê phán là có nhiều hạn chế. Chẳng hạn có những nước mức thu nhập bình quân đầu người như nhau, nhưng chất lượng sống của người dân những nước này rất khác nhau. Nhiều nước đạt được mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người khá cao, nhưng không phải nhóm người nào trong xã hội cũng được hưởng lợi thành quả từ tăng trưởng. Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa các nhóm người và giữa các vùng miền, là mầm mống của sự bất mãn và căng thẳng xã hội. Tình trạng nhiều trẻ em không được học hành và suy dinh dưỡng, tình trạng phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc… tương phản hoàn toàn với chỉ báo tăng trưởng kinh tế.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Để khắc phục nhược điểm của thước đo tăng trưởng kinh tế, thì nay chúng ta bổ sung thêm khái niệm phát triển kinh tế, tiếp theo là phát triển bền vững. Trong ấn bản thường niên về Báo cáo Phát triển con người, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) nhấn mạnh “mục tiêu duy nhất là đưa con người vào trọng tâm của quá trình phát triển” và Chỉ số Phát triển con người HDI ra đời từ đó. Tuy nhiên, tư duy phát triển không phải là thứ chân lý đã hoàn tất, mà là một quá trình tiếp tục hoàn thiện.

Năm 2015, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thay thế 8 Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ bằng 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) với 168 chỉ tiêu cụ thể. Từ đó, các quan điểm về phát triển bền vững bắt đầu được mở rộng ra và mang tính bao trùm lớn hơn, phản ánh khát vọng chung của toàn nhân loại là được sống trong hoà bình, phát triển xanh, môi trường sống trong sạch, bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, không còn chiến tranh và đói nghèo. Đó cũng chính là khát vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Thủ tướng khẳng định.

Xuyên suốt hơn 30 năm qua, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng dựa trên 3 trụ cột gồm bền vững kinh tế, bền vững xã hội, và bền vững môi trường.

Về kinh tế, sau 30 năm, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình và phấn đấu sớm trở thành nước thu nhập trung bình cao trong 2 thập niên tới.

Việt Nam tự tin hoàn thành sớm mục tiêu SDG

Nhân hội nghị này, Thủ tướng đã đề cập đến thông tin thời sự về kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường chứng khoán, tỷ giá và khẳng định, kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện nay tốt, không chỉ tăng trưởng cao mà lạm phát được kiểm soát. Khả năng dự trữ, chống chịu của nền kinh tế tốt hơn rất nhiều so với trước đây, nhất là dự trữ ngoại tệ, lương thực, năng lượng…

Về xã hội, Thủ tướng cho biết, nhờ tăng trưởng kinh tế cao và chính sách phân phối hiệu quả, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã giành được nhiều thành quả ý nghĩa. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều hiện đã giảm còn 7% vào cuối năm 2017. Tuổi thọ trung bình tăng lên đạt khoảng 73,5 tuổi - thuộc nhóm cao nhất của thế giới. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có Chỉ số Hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Về môi trường, ngoài phát triển kinh tế và phát triển xã hội, từ lâu Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thời gian qua Việt Nam cũng đã xử lý nghiêm khắc các sự cố gây ô nhiễm môi trường; thực hiện tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi các ngành kinh tế thâm dụng tài nguyên, tiềm ẩn các nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường lớn sang các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, thâm dụng công nghệ.

Đến nay, Việt Nam vẫn luôn nhất quán với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới yêu cầu cao trong phát triển bền vững. “Việt Nam tự tin sẽ đạt được và thậm chí hoàn thành trước nhiều SDG của Liên Hợp Quốc trước năm 2030”, Thủ tướng nêu rõ.

Cơ bản nhất trí với các báo cáo và kiến nghị, đề xuất về phát triển bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành, một lĩnh vực, không chỉ là vấn đề kinh tế, chất lượng tăng trưởng, mà bao gồm cả vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, con người, cần thống nhất cả trong nhận thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội.

“Phát triển bền vững là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi cá nhân. Tôi đề nghị chúng ta cùng chung tay thực hiện tốt tất cả các mục tiêu này”.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Đổi mới sáng tạo là then chốt để phát triển bền vững

Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu cải cách thể chế kinh tế, giải phóng sức sản xuất, tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân phát huy hết khả năng của mình, chung tay xây dựng xã hội thịnh vượng, bền vững. Điểm mấu chốt của nhiệm vụ này là nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, minh bạch, giảm cả chi phí tài chính và thời gian, hướng tới mức trung bình của ASEAN-4, làm nền tảng hướng tới chuẩn mực của OECD.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ xác định đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt của phát triển bền vững. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, hoàn thiện thể chế chính sách để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Cam kết bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản và ý tưởng sáng tạo. Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm vun đắp, khuyến khích và hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, thanh niên nông thôn.

“Ngài Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới, cũng bày tỏ với chúng tôi về quan ngại rằng mới chỉ có một phần nhỏ của thế giới sẵn sàng cho sự chuyển đổi 4.0 do chưa có sự thay đổi nhiều về mặt nhận thức và tư duy”, Thủ tướng cho biết.

“Tôi vẫn tự hỏi: Chúng ta đã thực sự chủ động sẵn sàng cho 4.0 chưa? Chúng ta chuẩn bị các kỹ năng cần thiết nào cho 4.0? Giải pháp nào? Nhiều chuyên gia khuyến cáo về những thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, như nguy cơ phá vỡ thị trường lao động, gia tăng bất bình đẳng, xâm phạm quyền riêng tư, nguy cơ chiến tranh mạng, thu hẹp quy mô nền kinh tế...”, Thủ tướng bày tỏ.

Theo Thủ tướng, giáo dục là chìa khóa để mọi người, nhất là thế hệ trẻ mở cánh cửa tri thức, tạo ra các cơ hội làm chủ tương lai tươi sáng của đất nước. Chính phủ cam kết bảo đảm cơ hội học tập cho mọi người dân, cam kết không ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng nêu rõ: Con đường phía trước của Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn lực con người và tăng cường khả năng tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hãy cùng nhau nỗ lực hợp tác xây dựng thể chế vững mạnh, một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển, môi trường sống trong lành, xã hội phát triển hài hòa, thịnh vượng để chúng ta có thể “tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi”.

Theo Chính phủ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Ngày 28/7, ông Phạm Xuân Quang - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều đường giao thông quan trọng trên địa bàn xã đã bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Tạo động lực mới từ Đại hội Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang

Tạo động lực mới từ Đại hội Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 20:10, 28/07/2025
Chiều 28/7, Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang long trọng tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719: “Trao mái ấm” cho hộ nghèo ở vùng nghèo DTTS

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719: “Trao mái ấm” cho hộ nghèo ở vùng nghèo DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 20:00, 28/07/2025
Trải qua gần 5 năm thực hiện, nội dung hỗ trợ nhà ở, Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa được 42.567 ngôi nhà. Không chỉ là “trao mái ấm”, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 còn trao cho hộ nghèo vùng đồng bào DTTS niềm tin, động lực mạnh mẽ để vươn lên trong cuộc sống.
“Bắt cóc Online”: Từ cú điện thoại đến hiểm họa khôn lường

“Bắt cóc Online”: Từ cú điện thoại đến hiểm họa khôn lường

Pháp luật - Hồng Phúc - 18:02, 28/07/2025
Trong thời đại số, mạng xã hội không chỉ là công cụ kết nối mà còn trở thành nơi ẩn nấp lý tưởng cho những kẻ có hành vi xâm hại, bắt cóc trẻ em. Chỉ với vài tin nhắn làm quen, một cuộc gọi Video, hay lời hứa hẹn ngọt ngào, nhiều đứa trẻ đã tự ý rời khỏi nhà để gặp người lạ. Những kẻ bắt cóc giờ đây không cần rình rập ngoài cổng trường, bởi chúng đã có “chìa khóa” tiếp cận nạn nhân ngay từ chiếc điện thoại.
Đồng bào giáo xứ Plơi Ia Ba sống “Tốt đời, đẹp đạo”

Đồng bào giáo xứ Plơi Ia Ba sống “Tốt đời, đẹp đạo”

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 17:52, 28/07/2025
Thực hiện đúng giáo lý, giáo luật, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đó là đường hướng hoạt động phát triển của đồng bào công giáo ở giáo xứ Plơi Ia Ba, xã biên giới Ia Pnôn, tỉnh Gia Lai trong bao năm qua.
Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:03, 28/07/2025
Cả nước hiện ghi nhận hàng trăm ổ dịch tả lợn châu Phi, và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Giáo dục - Thanh Hải - 15:04, 28/07/2025
Ngày 28/7, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 (Mỹ Lý, Nghệ An) có mặt tại điểm chính, phối hợp cùng lực lượng địa phương, phụ huynh học sinh bới đất tìm trường sau cơn lũ. Mồ hôi hòa lẫn nước mắt trong xót xa, tiếc nuối.
Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Xã hội - Mỹ Dung - 15:00, 28/07/2025
"...Họ hàng, bạn bè, xóm giềng ai có gì giúp nấy, người cho thùng sơn cũ, người giúp chở vật liệu, người phụ lợp mái, người cho ít gạch...", là chia sẻ của anh Lỷ Tắc Quay ở thôn Nà Nhái, xã Bình Liêu (Quảng Ninh) - một hộ thuộc diện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thời gian qua, ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, thì sự chung tay của bà con, lối xóm đã giúp nhiều hộ dân nơi vùng cao hoàn thiện những căn nhà vững chãi đúng hẹn, để bà con an cư trước mùa mưa bão.
Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Kinh tế - Mai Hương - 14:42, 28/07/2025
Sau ngày 1/7/2025, khi việc sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức có hiệu lực, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Mil, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động duy trì hiệu quả hoạt động, đảm bảo không gián đoạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.
Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Sắc màu 54 - Khánh Huyền - 14:40, 28/07/2025
Mỗi sáng cuối tuần, trong làn sương mỏng trên triền núi đá, bước chân người lại rộn ràng đổ về chợ phiên Phương Độ và Phương Thiện - hai phiên chợ truyền thống của đồng bào các DTTS ở phường Hà Giang 1, tỉnh Tuyên Quang. Trải nghiệm với chợ phiên này sẽ được cảm nhận hơn về hình ảnh trao đổi hàng hóa của đồng bào DTTS, cảm nhận hơn về không gian văn hóa đậm đà bản sắc đầy chất quê hương nơi vùng núi Tuyên Quang .
Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Trang địa phương - Ngọc Chí - 14:35, 28/07/2025
Ngày 28/7, ông Phạm Xuân Quang - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều đường giao thông quan trọng trên địa bàn xã đã bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.