Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát một số công trình, đồ án, dự án tại Yên Bái

PV - 11:38, 24/09/2022

Sáng 24/9, trong chương trình công tác tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát và nghe báo cáo về Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.

Thủ tướng nêu ra một số cách tiếp cận để tỉnh phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xung quanh nghiên cứu khai thác hiệu quả Hồ Thác Bà - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nêu ra một số cách tiếp cận để tỉnh phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xung quanh nghiên cứu khai thác hiệu quả Hồ Thác Bà - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đã nghe báo cáo về định hướng quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, các dự án giao thông kết nối nội tỉnh và liên tỉnh.

Cho ý kiến về Đồ án Quy hoạch, Thủ tướng nêu ra một số cách tiếp cận để tỉnh phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xung quanh nghiên cứu khai thác hiệu quả Hồ Thác Bà.

Theo đó, khai thác tối đa các tuyến cao tốc Phú Thọ-Tuyên Quang và Tuyên Quang-Hà Giang, cao tốc Nội Bài-Lào Cai kết nối với hồ Thác Bà theo hướng tuyến ngắn nhất, thuận tiện nhất có thể; đồng thời nghiên cứu xây dựng tuyến giao thông quanh hồ để mở ra không gian phát triển mới, khai thác tất cả không gian của hồ.

Thủ tướng lưu ý đường nối từ cao tốc đến hồ Thác Bà sẽ đi qua sông Hồng nên phải chú ý thẩm mỹ, kiến trúc khi thiết kế cầu bắc qua sông để là một sản phẩm du lịch, một điểm nhấn ấn tượng.

Thủ tướng cho rằng, quy hoạch phải triển khai ngay từ bây giờ nhưng có tầm nhìn lâu dài, ít nhất 20-30 năm sau; không nên quá phụ thuộc vào quy hoạch giao thông đã có trước đây. Khi giải được bài toán giao thông thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào. Đầu tư phân kỳ, chỗ nào hiệu quả cao nhất, nhanh nhất thì làm trước. Khi triển khai phải bảo đảm trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, sớm đưa công trình vào vận hành, không để dự án kéo dài, bị dàn trải dẫn đến không hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phát huy yếu tố môi trường, sinh thái để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. Nghiên cứu khai thác lợi thế mặt hồ Thác Bà để phát triển điện mặt trời, giảm công suất thủy điện. Phát triển kinh tế, nhất là du lịch Hồ Thác Bà để nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân sống xung quanh hồ.

Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

* Ngày 18/2/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 234/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.

Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 có tính tích hợp, đồng bộ, kết hợp giữa phát triển du lịch và phát triển đô thị, nông thôn bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống, bảo đảm quốc phòng-an ninh, an toàn hồ đập thủy điện, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường, tài nguyên, không gian cảnh quan đặc thù và nâng cao điều kiện sống của nhân dân trong vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.

Quy hoạch có tính kế thừa, phát huy các giá trị không gian cảnh quan mặt nước và vùng ven hồ, giá trị của danh thắng và bản sắc văn hóa vùng sông Chảy để hình thành sản phẩm du lịch chủ đạo, đặc trưng, tạo thương hiệu riêng cho du lịch hồ Thác Bà; bảo đảm phù hợp, thống nhất với các chiến lược quy hoạch tỉnh Yên Bái, quy hoạch liên quan trong vùng và quốc gia. Làm tiền đề để thu hút đầu tư xây dựng phát triển thương mại-du lịch xứng tầm cấp quốc gia; phối hợp liên kết phát triển du lịch liên vùng Thủ đô Hà Nội, vùng trung du miền núi Bắc Bộ và quốc tế.

Phát huy những lợi thế về kinh tế, đầu tư phát triển của khung hạ tầng quốc gia-quốc tế, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Yên Bái. Xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà gắn với “phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo và hội nhập” thể hiện trong từng phân khu chức năng và phân khúc thị trường để xây dựng phát triển du lịch thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, môi trường sinh thái, hướng đến sự hài lòng, đáp ứng nhu cầu cho du khách...

Tính chất Quy hoạch: Là Khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trung gắn với giá trị văn hóa dân tộc và hệ sinh thái lòng hồ Thác Bà; là một trong những trung tâm du lịch cấp quốc gia với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu; có sản phẩm du lịch chủ đạo và hình thành thương hiệu cho Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà; là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của quốc gia; là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia; là vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 260.000-270.000 người, đến năm 2040 khoảng 300.000-310.000 người; quy mô khách đến năm 2030 khoảng 1 triệu lượt khách, đến năm 2040 khoảng 2,5 triệu lượt khách…/.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 19:42, 17/06/2025
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 18:35, 17/06/2025
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 18:33, 17/06/2025
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 18:33, 17/06/2025
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 18:31, 17/06/2025
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 18:29, 17/06/2025
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:28, 17/06/2025
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 18:15, 17/06/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 18:11, 17/06/2025
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 18:00, 17/06/2025
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.