Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an toàn, an ninh trên không gian mạng

PV - 20:19, 07/04/2022

Chiều 7/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia đã chủ trì phiên họp thứ Nhất của Ban Chỉ đạo (BCĐ).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an toàn, an ninh trên không gian mạng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an toàn, an ninh trên không gian mạng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự cuộc họp có Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; thành viên BCĐ, Văn phòng BCĐ.

Tại cuộc họp, BCĐ đã tập trung cho ý kiến về tình hình an toàn, an ninh mạng quốc gia thời gian qua và dự báo tình hình thời gian tới; cho ý kiến về kết quả hoạt động năm 2021 và phương hướng công tác năm 2022 của BCĐ; một số vấn đề trọng tâm, chiến lược, quan trọng về an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, bảo đảm an toàn, an ninh mạng đã được xác định trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số. Trong quá trình hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội nói chung và lĩnh vực an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Thời gian qua, tình hình an toàn, an ninh mạng diễn biến phức tạp trên không gian mạng toàn cầu, khó kiểm soát, khó dự báo, tác động ngày càng sâu sắc tới mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, chủ quyền, an ninh quốc gia của các nước và tâm lý, nhận thức của người dân.

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với công tác bảo vệ an toàn, an ninh mạng, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, như Nghị quyết số 29 ngày 15/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Nghị quyết số 30 ngày 15/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018, Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 18/10/2019 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công Tô Lâm tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công Tô Lâm tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng biểu dương các thành viên BCĐ, Văn phòng, các tiểu ban của BCĐ, các lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong thời gian qua đã bám sát tình hình, nỗ lực làm tốt nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được giao, góp phần bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia trên không gian mạng, bảo vệ thành công Đại hội XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2025, bảo đảm môi trường an toàn, lành mạnh cho người dân và doanh nghiệp trên không gian mạng.

Việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên không gian mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng… đạt kết quả tích cực.Theo báo cáo của Liên minh Viễn thông quốc tế công bố năm 2021, Việt Nam xếp thứ 21/194 quốc gia, vùng lãnh thổ, thứ 7 khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thứ 4 trong ASEAN về an toàn, an ninh mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những vấn đề cần tiếp tục quan tâm và cố gắng hơn nữa, như nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng; đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng chưa tương xứng nhiệm vụ được giao; việc phối hợp giữa các cơ quan còn có hạn chế, hợp tác quốc tế chưa phát huy hiệu quả tích cực; vai trò đầu mối thực hiện các nhiệm vụ liên ngành còn có vướng mắc; việc triển khai nhiệm vụ của một số bộ, ngành, địa phương có lúc chưa kịp thời; còn tình trạng lộ, lọt bí mật Nhà nước; công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức…

Tình hình, bối cảnh mới đặt ra yêu cầu cấp thiết, kịp thời, hiệu quả của việc bảo vệ an toàn, an ninh mạng; thích ứng nhanh, hiệu quả với các diễn biến mới; vừa tích cực, chủ động hội nhập, tham gia các xu thế lớn, vừa có các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng; vừa tăng cường công khai, minh bạch, vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội do không gian mạng mang lại để phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, khắc phục các tồn tại, hạn chế, phát huy mặt tích cực, thành quả đã đạt được, tăng cường hơn nữa bảo vệ an toàn, an ninh mạng đối với không gian mạng quốc gia, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ người dân, doanh nghiệp, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Các thành viên BCĐ, Bộ Công an với vai trò là Cơ quan thường trực BCĐ, Văn phòng BCĐ an toàn, an ninh mạng quốc gia, Tiểu ban an toàn, an ninh mạng, các bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng, nhất là khi tình hình chính trị thế giới thời gian tới diễn biến phức tạp, công tác chuyển đổi số của quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ; yêu cầu tăng cường hơn nữa vai trò của BCĐ, Văn phòng BCĐ, các tiểu ban, thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay.

Thủ tướng nêu rõ, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền với công tác này. Bảo vệ an toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, liên tục, vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, thu hút được các nguồn lực, chủ động hội nhập quốc tế; do vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, xuyên suốt, đồng bộ, thống nhất, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan.

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực chủ động bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực chủ động bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn, an ninh mạng. Phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện về an toàn, an ninh mạng để thống nhất về nhận thức và hành động, đây là vấn đề toàn cầu nên cần cách tiếp cận toàn cầu, huy động sự hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, đây là vấn đề tác động tới toàn dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân, người dân phải là trung tâm, chủ thể tham gia vào công tác này.

Phải nắm chắc tình hình, nâng cao khả năng dự báo, điều chỉnh, bổ sun các nhiệm vụ, giải pháp kịp thời, phù hợp. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế về an toàn an ninh mạng. Đầu tư hơn nữa về lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí nguồn lực, tài chính, coi đầu tư cho an ninh mạng là đầu tư cho phát triển; nâng cấp công nghệ thường xuyên; chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực; xây dựng các cơ chế, chính sách để ưu tiên các nguồn lực.

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực chủ động bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, các cơ quan trong hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, huy động sức mạnh tổng hợp của người dân và doanh nghiệp. Thúc đẩy hợp tác công tư, xây dựng thế trận lòng dân và thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn, an ninh mạng. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nghiên cứu thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia…

BCĐ An toàn, an ninh mạng quốc gia là tổ chức liên ngành để tham mưu và tổ chức thực hiện những vấn đề chiến lược, tổng thể, toàn diện, thể hiện được vai trò trung tâm, điều hành, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tạo ra sức mạnh tổng hợp chung, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp cùng tham gia nhiệm vụ này, tăng cường năng lực công nghệ, tài chính, con người, tổ chức thực hiện bài bản, đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ an toàn, an ninh mạng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật

Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật

Sáng 26/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã làm việc với Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (HĐDT) do ông Quàng Văn Hương – Phó Chủ tịch HĐDT của Quốc hội làm Trưởng đoàn để trao đổi các nội dung liên quan đến việc xây dựng Đề cương Đề án “Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp 2013” (Đề án).
Cà Mau: Đồng bào Khmer sẽ đón mùa Lễ Sen Dolta bình an, đủ đầy

Cà Mau: Đồng bào Khmer sẽ đón mùa Lễ Sen Dolta bình an, đủ đầy

Trang địa phương - Như Tâm - 6 phút trước
Lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà) là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, được truyền giữ qua nhiều thế hệ. Những ngày này, về Cà Mau sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp ở khắp các phum, sóc, bà con chuẩn bị chu đáo vật phẩm, trang hoàng nhà cửa và trang trí bàn thờ để đón lễ Sen Dolta.
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Kinh tế - Thu Hà - 9 phút trước
Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 17 phút trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương . Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Mùa tuốt lúa trên làng Hạnh phúc

Mùa tuốt lúa trên làng Hạnh phúc

Kinh tế - Tiêu Dao – Hồ Quân - 23 phút trước
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 và tháng 10, khi lúa đã chín rộ, người Xơ Đăng ở Nam Trà My (Quảng Nam) bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Xã hội - Lê Vũ - Quang Anh - 27 phút trước
Chiều ngày 26/9/2023, tại cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồn Biện phòng Côn Đảo, BĐBP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành các thủ tục tiếp nhận 10 thuyền viên của tàu cá BL 93279 TS gặp nạn trên biển được tàu SAR 272 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa vào bờ an toàn
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Dân tộc- Tôn giáo - Thúy Hồng - 35 phút trước
Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.
Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Tin tức - Tào Đạt - 38 phút trước
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà cho 2 hộ gia đình phụ nữ nghèo tại khu vực biên giới xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Sức khỏe - Minh Anh - 40 phút trước
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 43 phút trước
Chiều ngày 26/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh.
Quảng Bình: Nhiều thôn, bản bị cô lập do mưa lũ

Quảng Bình: Nhiều thôn, bản bị cô lập do mưa lũ

Tin tức - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Tính đến chiều 26/9, toàn tỉnh Quảng Bình đã có 17 thôn, bản bị cô lập và nhiều tuyến đường bị chia cắt do mưa lũ.