Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Con người xứ Thanh là một nguồn lực lớn

PV - 14:14, 09/05/2019

Tối 8/5, dự lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, càng đi sâu khám phá vùng đất, con người xứ Thanh, chúng ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp, sức sống diệu kỳ của nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi mạch ngầm truyền thống lịch sử vẫn đang bền bỉ chảy mãi không ngừng…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP

Đây là sự kiện quan trọng góp phần làm sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, giá trị đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa, vùng đất lịch sử, giàu truyền thống văn hóa. Nhắc đến xứ Thanh là nhắc đến nguồn cội của những di sản văn hóa phong phú, đa dạng với nhiều di tích có giá trị, dòng văn hóa lịch sử sông Mã - bắt đầu từ văn hoá đồ đá cũ (núi Đọ) tới nền văn hoá đá mới (Đa Bút), văn hoá tiền kim khí (Gò Trũng, Hoa Lộc) làm nên nền văn hoá đồ đồng với “Trống đồng Đông Sơn”, đã góp phần quan trọng cho kho tàng văn hoá Việt Nam phát triển rực rỡ, phong phú.

Có thể nói xứ Thanh là một trong những cái nôi chứa đựng những giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng với những hình thức đặc sắc về huyền thoại, tục ngữ, ca dao, lễ tục, lễ hội, văn hoá ẩm thực..., Thủ tướng nói. Nơi đây đã sản sinh ra những làn điệu dân ca, hò sông Mã, điệu Khập của người Thái, hát Xường của người Mường, đồng hành cùng sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”...

Xứ Thanh cũng là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam (Tiền Lê, Hậu Lê, Hồ, Nguyễn). Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hoá là vùng đất “phên dậu”, “một vùng đất căn bản”, “đất bản triều” luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Trong lịch sử khoa bảng nước nhà, xứ Thanh hiếu học đã có 1.627 nhà khoa bảng, trong đó có 240 tiến sĩ, với nhiều tên tuổi được lưu danh trên các lĩnh vực văn hóa, sử học, quân sự, ngoại giao như Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ...

“Càng đi sâu khám phá vùng đất, con người xứ Thanh, chúng ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp, sức sống diệu kỳ của nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi mạch ngầm truyền thống lịch sử vẫn đang bền bỉ chảy mãi không ngừng”, Thủ tướng bày tỏ. Đó là một Thanh Hóa quật cường trong lịch sử chống ngoại xâm với hình ảnh nữ tướng Triệu Thị Trinh hiên ngang cưỡi voi xung trận, với hào khí vang dội của nghĩa quân Lam Sơn, với những Ba Đình, Mã Cao, Hùng Lĩnh, Hàm Rồng - Sông Mã. Một Thanh Hóa duyên dáng, đằm thắm mà khoẻ khoắn và căng tràn sức sống với những bài thơ, điệu hò câu hát dân ca. Một Thanh Hoá tự tin, năng động, hoà nhịp cùng sự đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những nhà máy, khu công nghiệp, khu du lịch đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Quê hương Thanh Hóa thực sự tươi đẹp như một bức tranh sinh động, hài hòa màu sắc, đúng như lời thơ của Bác Hồ viết khi Người về thăm tỉnh Thanh Hóa năm 1960: “Tỉnh Thanh biển bạc rừng vàng. Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên”.

Thủ tướng nhấn mạnh, tự hào về vùng đất và con người xứ Thanh 990 năm lịch sử, chúng ta càng trân trọng, biết ơn sự cống hiến, hy sinh xương máu to lớn của các thế hệ tiền nhân, của biết bao nhiêu người con ưu tú, kiên trung, bất khuất của quê hương Thanh Hóa và của mọi miền Tổ quốc để Thanh Hóa phát triển đúng hướng như hôm nay.

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao trong nhiều năm liên tục. Nhiều dự án lớn đã và đang hoàn thành và đi vào vận hành, tạo sức lan tỏa cho phát triển kinh tế, nhất là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Du lịch phát triển mạnh, có nhiều đột phá về cơ sở hạ tầng ở các khu: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa. Cảng hàng không Thọ Xuân đi vào hoạt động với sự tăng trưởng nhanh. Đặc biệt Cảng Nghi Sơn ngày hôm nay đã đón chuyến tàu container đầu tiên.

Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tập trung 5 trụ cột tăng trưởng

Để Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Đảng bộ Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ.

Thứ nhất, tỉnh cần tập trung vào 5 trụ cột tăng trưởng để có chiến lược thúc đẩy phát triển và tăng cường thu hút đầu tư, gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; nông nghiệp; y tế; đô thị hóa và cơ sở hạ tầng với trọng tâm là Khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn. Cần ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ tăng năng suất lao động trong nền kinh tế số.

Tiếp tục tập trung thúc đẩy tiến độ các dự án lớn, đang triển khai đầu tư xây dựng trên đia bàn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội như: Đường ven biển, đường cao tốc, các dự án hạ tầng về du lịch, hàng không, cảng biển. Nghiên cứu, có cơ chế, chính sách mới, hấp dẫn nhằm tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư những hạ tầng quan trọng.

Thứ hai, tăng cường chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với đào tạo nghề và chuyển đổi nghề để cung cấp lao động có trình độ và tay nghề phù hợp cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp và các khu du lịch phát triển kinh tế biển.

Thứ ba, tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); phải xác định đến năm 2025, Thanh Hóa đứng trong tốp đầu của 15 tỉnh, thành phố của cả nước về chỉ số PCI.

Thứ tư, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chính sách người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội, kịp thời giải quyết những khiếu nại, bức xúc, tố cáo của nhân dân. Quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đắc lực cùng với nhân dân cả nước bứt phá vươn lên trong hội nhập và phát triển. Đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa phát triển kinh tế xã hội các địa phương phía tây tỉnh Thanh Hóa, nơi cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của con người xứ Thanh với những phẩm chất quý báu là trí tuệ, năng động, đoàn kết, tình nghĩa và thủy chung. Đây là một nguồn lực lớn, rất quan trọng để Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Tỉnh cần tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

“Với niềm tự hào về vùng đất thân yêu của mình, tôi mong rằng mỗi người con xứ Thanh trong và ngoài tỉnh sẽ cùng nhau khơi dậy khát vọng vươn lên, chung tay góp sức xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với niềm tự hào về truyền thống của quê hương “địa linh, nhân kiệt”, Thủ tướng chia sẻ.

Tại lễ kỷ niệm, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia của lực lượng nghệ sĩ, diễn viên hùng hậu hơn 500 người, với nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong nhiều lĩnh vực. Chương trình nghệ thuật có chủ đề  “Tỏa sáng cùng non sông đất nước” với tổng thời lượng 90 phút được chia làm 3 chương: Địa linh nhân kiệt; Truyền thống Anh hùng; Hội nhập phát triển.

Chương trình nghệ thuật có tính chất sử thi làm nổi bật vùng đất và con người trải dài từ thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Trịnh - Nguyễn cho tới thời đại ngày nay.

( baochinhphu.vn )

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 9 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 9 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 9 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 9 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 9 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 10 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 10 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 10 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.