Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng chia sẻ quyết sách hợp tác kinh tế mạnh mẽ của ASEAN

PV - 17:15, 25/08/2020

Chiều nay, 25/8, phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Kinh doanh ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong khi một số diễn đàn đa phương, như WTO, đang gặp khó khăn, thì Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể là "nơi chốn bình an" để chúng ta cùng nhau hợp tác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Kinh doanh ASEAN 2020 - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Kinh doanh ASEAN 2020 - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Diễn đàn Kinh doanh ASEAN 2020 do Ngân hàng Standard Chartered và hãng Reuters tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề “Khai phá tiềm năng ASEAN” tại 22 điểm cầu trực tuyến và phát trên các mạng truyền thông quốc tế.

Diễn ra trong 3 ngày, từ 25-27/8, Diễn đàn thu hút sự tham gia của lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp và tổ chức đến từ châu Á, Trung Đông, châu Âu và Hoa Kỳ vào các phiên thảo luận về những xu hướng đang nổi có thể định hình tương lai của khu vực.

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu khai mạc tại phiên đầu tiên với chủ đề “Khai phá cơ hội tăng trưởng từ trong và sau dịch COVID-19” diễn ra vào chiều nay, 25/8.

Thủ tướng nêu rõ, thế giới và ASEAN đang chứng kiến sự bùng phát và tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Nền kinh tế ASEAN đang phải đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế nặng nề. Trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn, tôi thấu hiểu và chia sẻ với các doanh nghiệp ASEAN và quốc tế về việc các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị đình trệ, đe dọa sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp và việc làm của hàng chục triệu người lao động. Đặc biệt là khó khăn trong hàng không, du lịch, dịch vụ... đang từng ngày vượt quá sức chịu đựng.

Trước những trở ngại to lớn, chưa có tiền lệ này, Cộng đồng ASEAN đã tự tin thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ, sự nỗ lực và tinh thần tự cường, đồng thời chủ động hợp tác với các đối tác thông qua triển khai các nghị quyết họp cấp Bộ trưởng kinh tế với Hoa Kỳ, Australia, EU và các Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN và ASEAN +3 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc họp tại Hà Nội, tháng 4/2020.

Đến nay, ASEAN, với quy mô GDP gần 3.000 tỷ USD, dân số trên 630 triệu người, thu nhập ngày càng tăng, là thị trường đủ lớn cho các tham vọng kinh doanh của nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu. Việt Nam đã gia nhập ASEAN 25 năm trước và đó cũng là mở đầu tốt lành cho quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đến nay đã ký 13 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả những hiệp định lớn như CPTPP (năm 2019), EVFTA (2020).

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế. Môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày càng thuận lợi thông thoáng. Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn hơn 380 tỷ USD từ 140 quốc gia, đối tác.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Từ Diễn đàn hôm nay, hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025 và 2030, Thủ tướng chia sẻ những quyết sách hợp tác kinh tế mạnh mẽ của ASEAN. Trước tiên, các nước ASEAN tiếp tục đoàn kết, thống nhất, giữ vững ổn định, khẳng định và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác kinh tế khu vực và ưu tiên hợp tác với các quốc gia đối tác và các doanh nghiệp quốc tế. Trong khi một số diễn đàn đa phương, như WTO, đang gặp khó khăn, thì Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể là "nơi chốn bình an" để chúng ta cùng nhau hợp tác.

Thứ hai, ASEAN đề cao thượng tôn pháp luật, xây dựng các khuôn khổ hợp tác mang tính ổn định, bền vững, đặc biệt là cho phát triển nền kinh tế số. ASEAN có đủ sức cạnh tranh thu hút sự dịch chuyển của các chuỗi cung ứng tại khu vực.

Thứ ba, ASEAN đang nỗ lực đầu tư hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng cứng (đường bộ, cảng biển, sân bay, năng lượng, viễn thông…) và hạ tầng mềm (hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính…), trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho đầu tư, kinh doanh hiệu quả.

Thứ tư, ASEAN phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển, thực sự lấy người dân làm trung tâm, lợi ích cộng đồng làm cơ sở. Mở rộng hợp tác trong Tiểu vùng Mekong - nơi có rất nhiều tiềm năng chờ đón các luồng vốn đầu tư kinh doanh.

Cuối cùng, ASEAN coi trọng đồng hành giữa doanh nghiệp và Chính phủ. Chính phủ chắp cánh cho doanh nghiệp vươn tới và doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp phát triển, hỗ trợ Chính phủ hoàn thiện về quản trị, phục vụ, Thủ tướng bày tỏ. Những sáng kiến, khuyến nghị tại Diễn đàn lần này sẽ được trân trọng lắng nghe và tiếp thu. "ASEAN và Việt Nam chào đón các bạn doanh nghiệp, hãy đến và cùng chúng tôi hành động và thành công".

Sau bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là phần thảo luận với sự tham gia của ông Tharman Shanmugaratnam, Bộ trưởng cao cấp kiêm Bộ trưởng Điều phối chính sách xã hội Singapore, Chủ tịch Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore, ông Luhut Binsar Pandjaitan, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia và ông Bill Winters, Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered.

Sự kiện bao gồm 4 phiên, trong đó các diễn giả đến từ khu vực nhà nước và tư nhân sẽ thảo luận về các cơ hội thương mại của ASEAN trong bối cảnh những thách thức địa chính trị đang diễn ra và các chiến lược để doanh nghiệp duy trì và thúc đẩy tăng trưởng – từ việc tận dụng những lợi ích của quá trình số hóa cho đến chuyển dịch chuỗi cung ứng và ứng dụng các bài học thực tiễn tốt nhất cho phát triển bền vững.

Theo bà Judy Hsu, Tổng Giám đốc khu vực ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered, sống và làm việc trong một thế giới với sự hiện hữu của dịch COVID-19 giờ đây là trạng thái bình thường mới. “Bên cạnh những tình huống và thách thức chưa từng có tiền lệ và không được dự báo trước mà tất cả chúng ta đều phải thích nghi, dịch COVID-19 cũng tạo ra những sự thay đổi về tư duy và thái độ, thúc đẩy chúng ta phải hành động, đưa ra những mô hình kinh doanh mới và tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng”. Đây là thời điểm thích hợp để các bên liên quan ngồi lại với nhau và tìm kiếm các cơ hội mới tại ASEAN, một khu vực đầy tiềm năng với lực lượng lao động trẻ và năng động, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và nền kinh tế số phát triển đầy sôi động.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 2 phút trước
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 4 phút trước
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 4 phút trước
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 6 phút trước
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 8 phút trước
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 9 phút trước
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 22 phút trước
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 26 phút trước
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 37 phút trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Cây nha đam thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất cát trắng ven biển thuộc phường Văn Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, từ giá trị kinh tế của cây nha đam đem lại, hàng trăm nông hộ có cuộc sống bảo đảm no ấm, nuôi con ăn học thành đạt. Đây là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, giúp nông dân vùng đất khô hạn Văn Hải vươn lên làm giàu từ nha đam.