Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thư gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một thông điệp về đoàn kết, yêu nước, tranh đấu cho tự do, độc lập

GS.TS. Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia Cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương - 16:34, 01/12/2020

Cách đây 74 năm, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku. Bức thư ngắn 280 chữ đã kết tinh bao điều đặc sắc trong Tư tưởng - Đạo đức - Phong cách Hồ Chí Minh về đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc mà Người đã nêu ra, đã ra sức thực hiện.


Hình tượng Bác Hồ trong tác phẩm hội họa “Nghe lời Bác dạy” của họa sĩ Vương Trình.
Hình tượng Bác Hồ trong tác phẩm hội họa “Nghe lời Bác dạy” của họa sĩ Vương Trình.

Đại hội các DTTS miền Nam họp ở Pleiku trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Nước Cộng hòa non trẻ chỉ vừa mới ra đời, bao nhiêu khó khăn chồng chất: 2 triệu người chết đói, ngân khố quốc gia trống rỗng, 95% dân số nước ta còn mù chữ, thù trong giặc ngoài câu kết với nhau hòng lật đổ chính quyền cách mạng. Thực dân Pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Ngày 23/9/1945, Nam Bộ bắt đầu cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp và các thế lực phản động khác. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc trở thành một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, là phương châm hành động của Chính phủ, của toàn dân ta.

Khi gửi thư cho Đại hội các DTTS miền Nam, Hồ Chí Minh đã chính thức là nguyên thủ quốc gia, là lãnh tụ tối cao của toàn dân và linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì thế, những lời của Người trong bức thư này không chỉ thể hiện tấm lòng, tình cảm của người đứng đầu Chính phủ và Nhà nước nói với đồng bào, mà còn mang ý nghĩa của một thông điệp lịch sử - thông điệp Đoàn kết - Yêu nước, là lời kêu gọi thiêng liêng gửi tới các đại biểu dự Đại hội, quyết tâm phấn đấu hy sinh để giữ vững nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Mở đầu bức thư, Người nói rõ vì hoàn cảnh đường sá xa xôi nên Người rất tiếc không đến dự Đại hội được.

Tình cảm và tấm lòng của Người có sức động viên, cổ vũ to lớn đối với đồng bào. “Tôi tuy xa nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào”(1). Đây là lời nói xuất phát từ trái tim nặng lòng yêu nước thương dân, là sự biểu thị tính Nhân dân, tinh thần dân chủ của một Chính phủ vì dân nên giữa Chính phủ, lãnh tụ với Nhân dân không hề có một khoảng cách nào. Thân thiết, gần gũi với dân và một lòng tin yêu Nhân dân là nét đặc trưng nổi bật, nhất quán của phong cách Hồ Chí Minh. Sự cảm động này, nguồn sức mạnh nhân nghĩa này, chính người dân đã nhận biết rõ nhất. Thực tế lịch sử của công cuộc kháng chiến kiến quốc ở nước ta đã cho thấy lòng Già Hồ luôn hướng tới dân, luôn nghĩ về dân nên dân cũng một lòng thương mến Già Hồ và hết lòng tin tưởng ủng hộ Chính phủ do Người đứng đầu.

Câu mở đầu trong bức thư ấy đủ sức truyền cảm và chứng thực cho những điều Người nói là sự thật, là chân lý, là đạo đức thấm sâu vào đường lối chính trị của Người. Trong thư, Người đưa ra một khẳng định, một lời cam kết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”(2). Đây là tư tưởng đoàn kết và thống nhất dân tộc trong một nước đa dân tộc. Đây là đạo lý, tình nghĩa dân tộc, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, thủy chung son sắt, tạo nên sức mạnh chống lại mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động tâm lý hẹp hòi, nghi kỵ, thành kiến dân tộc mà kẻ thù ra sức xuyên tạc hòng làm suy yếu sức cố kết của đồng bào ta.

Người nói rõ trong thư, “Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xấu xúi giục để chia rẽ chúng ta”(3). Nêu lên những nguyên nhân ấy để thức tỉnh, giác ngộ đồng bào, Người cũng gián tiếp nhắn nhủ đồng bào các DTTS một chân lý vĩnh hằng “Đoàn kết thì mạnh và sống”, “chia rẽ thì yếu và chết”.

Từ đó, Người nêu cao một sự thật, một chân lý “Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả đồng bào”(4).

Một trong những luận đề tư tưởng quan trọng, nổi bật, cốt yếu về thống nhất dân tộc được Người nhấn mạnh trong thư là:

“Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”(5).

Tính chất và ý nghĩa chủ đạo của Thông điệp trong bức thư chính là ở luận đề tư tưởng này. Người không chỉ nhấn mạnh “đoàn kết chặt chẽ, giữ gìn non nước ta” mà còn xác định trách nhiệm, hành động “ủng hộ Chính phủ ta” bởi Chính phủ là Chính phủ Nhân dân, Chính phủ của dân, do dân bầu ra vì mục đích phục vụ Nhân dân để Nhân dân là chủ và làm chủ.

Từ thông điệp đoàn kết, yêu nước, tranh đấu cho nền độc lập của Tổ quốc, bức thư của Người kết thúc bằng một lời kêu gọi cũng đồng thời là thực hiện nhiệm vụ “Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”(6).

Điều đòi hỏi và mong muốn đó của Người chính là thực hiện đường lối, quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, còn mãi tính thời sự. Đoàn kết và bình đẳng, thương yêu và kính trọng, giúp đỡ lẫn nhau với tất cả sự chân thành, tin cậy, cùng nhau phấn đấu cho hạnh phúc chung của dân tộc, của muôn đời con cháu - Đó là sự chung đúc cả chân lý lẫn đạo lý, đạo nghĩa của dân tộc Việt Nam mà người biểu đạt sâu sắc, tinh tế nhất là Hồ Chí Minh.

Nói rõ giá trị bền vững và thiêng liêng đó, trong lời kết của bức thư, Người nêu lên niềm tin mãnh liệt “Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”(7). Cách biểu đạt tư tưởng và tình cảm, ý chí và hành động theo hình thức so sánh, trực cảm mà Người sử dụng rất phù hợp với tâm lý, tình cảm của đồng bào các DTTS.

Người tỏ rõ sự thấu hiểu lòng dân, sự thấu cảm cuộc sống của dân, thấm thía tình nghĩa đồng bào, nên những lời nói từ gan ruột, tự đáy lòng của Người hòa vào ý nghĩ, tình cảm, ước nguyện của mỗi người dân, của toàn dân tộc, nhanh chóng lan tỏa một hiệu ứng sâu xa mang ý nghĩa thức tỉnh, giáo dục, mang sức mạnh tập hợp lực lượng để thực hành Đoàn kết - Yêu nước - vì Độc lập - Tự do.

Dù đã 74 năm kể từ ngày Người viết thư gửi Đại hội các DTTS miền Nam, những chỉ dẫn ân cần, sâu sắc của Người về Đoàn kết - Yêu nước, về Độc lập - Tự do vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự, mới mẻ đến tận hôm nay và mai sau.

-----------

(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7): Hồ Chí Minh, Sđd,Tập 4, tr.249 - 250.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Pháp luật - Minh Nhật - 22:14, 26/04/2024
Cơ quan điều tra xác định, do mâu thuẫn tình cảm nên đối tượng Hàng A Hồ (Lai Châu) dùng dao nhọn đâm tử vong hai mẹ con chị L.