Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

PV - 18:52, 02/06/2022

Thứ Năm, ngày 2/6/2022, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ngày làm việc được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam để Nhân dân và cử tri cả nước quan tâm, theo dõi.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 2/6/2022
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 2/6/2022

Buổi sáng

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tiếp tục thảo luận về: (1) Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước (NSNN) những tháng đầu năm 2022; (2) Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.

Tại phiên thảo luận đã có 24 đại biểu Quốc hội phát biểu, có 3 đại biểu Quốc hội tranh luận, tập trung vào những nội dung sau:

(1) Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2022

Tiếp theo các ý kiến phát biểu sôi nổi, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ngày 1/6, tại phiên họp này, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội và cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo cần xác định rõ những thách thức, rủi ro do dịch bệnh và địa chính trị bất định từ bên ngoài và những tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục như: giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch; một số cấu phần của chương trình phục hồi và phát triển KT-XH 2 năm 2022 - 2023 triển khai còn chậm; nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ gia tăng; lạm phát tiếp tục tăng cao; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới suy giảm đáng kể; thu ngân sách vượt dự toán nhưng chưa bền vững; thu từ cổ phần hóa đạt thấp; phân bổ giao dự toán chi chậm...

Ngoài ra, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế trong giám sát, quản lý thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, về đầu tư công, nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, chính sách đối với người có công, đồng bào DTTS và vấn đề việc làm, trẻ em, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi; về tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, xăng, dầu, than, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…

Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022, nhất là những tháng cuối năm, các đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo vệ vững chắc thành quả phòng, chống dịch COVID-19 đã đạt được, bảo đảm duy trì bền vững nền kinh tế mở trong trạng thái bình thường; đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quản lý, điều hành, theo dõi chặt chẽ diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp bình ổn giá phù hợp; điều chỉnh linh hoạt, kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều hành cung tiền, lãi suất, điều tiết giá cả, tập trung triển khai hiệu quả và kịp thời Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch, đặc biệt chú ý tới chất lượng các quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án công trình trọng điểm quốc gia; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro; bảo đảm cân đối NSNN; kiểm soát lạm phát, nợ xấu; quản lý giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản; có giải pháp ổn định thị trường, tăng niềm tin của nhà đầu tư; bảo đảm cân đối cung - cầu bình ổn giá; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát...

(2) Về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017

Đa số ý kiến của đại biểu đồng tình với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Nghị quyết, khẩn trương nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Trong quá trình thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Buổi chiều

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về: (1) Phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020; (2) Công tác thực hành tiết kiện, chống lãng phí năm 2021.

Tại phiên thảo luận đã có 24 đại biểu Quốc hội phát biểu, tập trung vào những nội dung sau:

(1)Về Phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020

Đa số ý kiến đại biểu tán thành với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Báo cáo kết quả kiểm toán NSNN của Kiểm toán nhà nước; đồng thời, đánh giá các báo cáo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đánh giá khá toàn diện về công tác quyết toán NSNN năm 2020. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về các nội dung như: việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến lập, chấp hành dự toán NSNN, quyết toán NSNN năm 2020; kết quả thực hiện thu, chi NSNN năm 2020; xử lý thu - chi NSNN không đúng quy định; phê chuẩn quyết toán NSNN chậm; hiệu quả quản lý, sử dụng các khoản chi NSNN, bao gồm cả chi đầu tư, chi thường xuyên, vay trả nợ; chuyển nguồn NSNN tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; công tác giao và phân bổ dự toán NSNN năm 2020; ngân sách phân bổ cho giáo dục; lập dự toán thu tiền sử dụng đất; các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trong Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2020 và kiểm toán NSNN tại các bộ, ngành, địa phương năm 2020; quyết toán các khoản chi chỉnh lý, thẩm định, tổng hợp quyết toán không đúng thời gian quy định;...

(2)Về Công tác thực hành tiết kiện, chống lãng phí năm 2021

Đa số ý kiến đại biểu tán thành với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; đồng thời, đánh giá các báo cáo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đánh giá khá toàn diện về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực. Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các nội dung như: về công tác hoàn thiện thể chế, chỉ đạo, điều hành; kết quả, tồn tại, hạn chế và các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực: ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; xây dựng cơ bản; quản lý đất đai; quy hoạch; chuyển đổi số; đầu tư công; đấu thầu, mua sắm và sử dụng tài sản công; chi thường xuyên; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; y tế; giáo dục; lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí NSNN; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; công tác thanh tra, kiểm toán việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thứ Sáu, ngày 3/6/2022:

Buổi sáng: Quốc hội nghe: (1) Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dầu khí (sửa đổi); (2) Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; (3) Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; (4) Thảo luận ở Hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

Buổi chiều: Quốc hội thảo luận ở tổ về: (1) Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; (2) Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.