Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thế giới có hơn 8.100 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua

PV - 10:30, 26/02/2022

Tính đến sáng ngày 26/2/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 433.284.245 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.956.019 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.597.890 ca nhiễm mới và 8.152 ca tử vong vì dịch bệnh.

Đến nay, hơn 433,28 triệu người đã mắc COVID-19 trên toàn cầu. (Ảnh: AP)
Đến nay, hơn 433,28 triệu người đã mắc COVID-19 trên toàn cầu. (Ảnh: AP)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với 154.610.893 ca nhiễm, trong đó có 1.702.020 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 114.966.896 ca nhiễm và 1.343.118 ca tử vong. Bắc Mỹ ghi nhận 94.716.654 ca nhiễm và 1.399.052 ca tử vong; Nam Mỹ có 54.036.846 ca nhiễm và 1.255.227 ca tử vong; châu Phi có 11.505.819 ca nhiễm bệnh và 248.910 ca tử vong. Châu Đại Dương ghi nhận 3.446.416 ca lây nhiễm và 7.677 ca tử vong.

Hết ngày 25/2, châu Âu ghi nhận 727.499 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 2.734 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp, Anh, Nga là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19. Hiện Pháp ghi nhận 22.593.109 ca nhiễm bệnh và 137.958 ca tử vong; Anh có 18.804.765 ca nhiễm và 161.224 ca tử vong. Nga ghi nhận 16.052.028 ca lây nhiễm, trong đó 349.365 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Á, trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 588.458 ca mắc và 1.877 trường hợp tử vong mới vì đại dịch. Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực và thứ 2 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 42.904.744 ca mắc COVID-19, trong đó 513.512 ca tử vong vì dịch bệnh.

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ ngày 25/2 đã chấm dứt tất cả các hạn chế liên quan đến COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm tại thành phố này tiếp tục giảm. Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal cho biết lệnh giới nghiêm ban đêm tại đây sẽ được dỡ bỏ từ ngày 28/2 tới. Chính phủ cũng thông báo mức phạt tiền do không đeo khẩu trang sẽ giảm từ 1.000 rupee xuống còn 500 rupee. Học sinh sẽ đi học trực tiếp đầy đủ từ ngày 1/4 khi năm học mới bắt đầu, trong khi các nhà hàng và quán bar sẽ được hoạt động với 100% công suất. Trên mạng xã hội Twitter, ông Kejriwal đồng thời lưu ý tất cả người dân cần tiếp tục tuân thủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19 và chính quyền thành phố sẽ theo dõi sát sao tình hình.

Thủ đô Phnom Penh của Campuchia đang phải đối mặt với đợt lây nhiễm COVID-19 mới, đặc biệt là những ca nhiễm biến thể Omicron. Các cơ quan chức năng ở thủ đô đã nỗ lực kiềm chế số ca mắc ở trẻ em đang liên tục được ghi nhận và hơn 10 trường học trên địa bàn đã phải đóng cửa.

Giám đốc Sở Giáo dục Phnom Penh Hem Sinareth cho biết sau khi đợt dịch mới bắt đầu lan rộng từ ngày 10/1, trên địa bàn thủ đô đã có hơn 500 học sinh bị nhiễm biến thể Omicron và nguy cơ số ca mắc sẽ tăng rất cao do sự chủ quan và bất cẩn của một số phụ huynh học sinh. Người đứng đầu ngành giáo dục Phnom Penh cho biết hiện rất khó kiểm soát sự lây lan của biến thể Omicron và các cơ quan chức năng cùng các bậc phụ huynh cần nỗ lực nhiều hơn nữa để chặn đứng làn sóng lây lan trong các học sinh ở thủ đô Phnom Penh.

Ngày 25/2, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cho rằng làn sóng dịch bệnh COVID-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra ở nước này sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 3 tới với số ca nhiễm mới theo ngày có thể lên đến khoảng 250.000 ca. Số ca mắc mới trong một ngày ở Hàn Quốc đã vượt 100.000 ca lần đầu tiên vào tuần trước và tăng vọt ở mức cao chưa từng thấy 171.452 ca/ngày ghi nhận ngày 23/2 vừa qua.

Thủ tướng Kim Boo-kyum cho biết một số chuyên gia y tế còn nhận định đỉnh dịch của làn sóng do biến thể Omicron gây ra lần này có thể đến sớm hơn dự kiến. Trước đó, ông trấn an người dân không nên quá lo lắng về số ca nhiễm mới theo ngày khi cho biết tỷ lệ tử vong và số bệnh nhân nặng đang được kiểm soát cùng những dữ liệu cho thấy biến thể Omicron ít gây bệnh nặng hơn.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có thêm 98.452 ca nhiễm COVID-19 mới và 2.173 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 80.521.148 ca nhiễm COVID-19, trong đó 971.912 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại Nam Mỹ, các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 28.671.194 ca nhiễm, trong đó 648.267 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận thêm 9.838 ca nhiễm mới và 218 ca tử vong vì dịch bệnh trong ngày 25/2. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.669.671 ca nhiễm COVID-19, trong đó 99.145 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có thêm 37.680 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 35 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Australia, French Polynesia và Fiji vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 9 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia; Fij; New Caledonia; New Zealand, Papua New Guinea, Kiribati, Tonga, Cook Islands và Palau./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Media - BDT - 22:57, 16/04/2024
Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22:07, 16/04/2024
Chiều 16/4, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 21:47, 16/04/2024
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (diễn ra từ ngày 13-16/4/2024). Không có điều kiện vào vùng Nam Bộ dịp này, nhiều du khách, phật tử đã có mặt tại không gian chùa Kh’léang tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để trải nghiệm hoạt động đón Tết cổ truyền, do đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Media - BDT - 20:00, 16/04/2024
Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Media - BDT - 19:31, 16/04/2024
Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Vậy nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn một số cách xử trí đối với người nghiện game.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 19:25, 16/04/2024
Vấn đề gạo giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như uy tín của ngành nông nghiệp Việt Nam. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 19:21, 16/04/2024
Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Xã hội - Minh Nhật - 19:15, 16/04/2024
Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục - T.Hợp - 19:09, 16/04/2024
Ngày 15/4, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Để biết điểm thi, thí sinh làm theo các bước dưới đây để xem điểm thi đánh giá năng lực nhanh nhất.
Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Xã hội - An Yên - 19:07, 16/04/2024
Công tác thống kê, điều tra dân số và nhà ở nói chung, vùng DTTS ở Nghệ An trong tháng 4 năm 2024 đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dù gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng tiến độ điều tra, thống kê vẫn đảm bảo theo kế hoạch.