Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thế giới có hơn 303 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 09:51, 08/01/2022

Tính đến sáng 8/1, thế giới ghi nhận 303.548.015 trường hợp mắc COVID-19, với 5.496.536 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, số ca mắc mới trên thế giới tiếp tục thiết lập “đỉnh” mới (2.603.232 ca). Dịch bệnh đang có dấu hiệu “tăng tốc” tại nhiều nước trên thế giới.

Người dân đi qua một tấm biển khuyến cáo về các biện pháp phòng chống COVID-19 tại thủ đô Brussels, Bỉ, ngày 7/1/2022. Tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia châu Âu này đã tăng 79%, trong khi số ca nhập viện tăng 20%. (Ảnh: Xinhua)
Người dân đi qua một tấm biển khuyến cáo về các biện pháp phòng chống COVID-19 tại thủ đô Brussels, Bỉ, ngày 7/1/2022. Tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia châu Âu này đã tăng 79%, trong khi số ca nhập viện tăng 20%. (Ảnh: Xinhua)

Còn về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 8/1 cho thấy, hiện toàn thế giới có 258.208.527 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 39.842.952 ca bệnh đang điều trị thì có 39.749.912 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 93.040 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 94.476.272 trường hợp, trong đó có 1.547.326 ca tử vong và 77.182.644 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm và tử vong mới vì COVID-19 tại châu Âu cao nhất thế giới, lần lượt là 1.094.997 và 2.630 trường hợp. Cùng với sự lây lan đáng lo ngại của biến thể Omicron, Châu Âu hiện là “điểm nóng” dịch bệnh của thế giới với số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục.

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 8/1, hiện 59% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 9,37 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 30,16 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng là không đồng đều, khi số người được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp hiện mới chỉ đạt 8,9%.

Chính phủ liên bang và các bang ở Đức ngày 7/1 đã thông qua nhiều biện pháp hạn chế mới nhằm ứng phó với làn sóng đại dịch do biến thể Omicron gây ra ở nước này. Theo quy định mới được thông qua, quy tắc 2G plus (những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh vẫn cần có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính) sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực. Như vậy, sẽ chỉ có những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và những người đã khỏi bệnh, khi có kết quả xét nghiệm nhanh hàng ngày mới được vào các nhà hàng, quán ăn, quán bar hay quán cà phê. Trong khi đó, những người đã tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ được miễn chấp hành quy tắc vừa đề cập ngay sau mũi thứ 3.

Còn tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 8/1 lên tới 71.148.187 trường hợp, trong đó có 1.257.601 ca tử vong.

Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 60.379.954 ca nhiễm và 858.101 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, Mỹ cũng là nước có số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất thế giới, với 764.709 ca.

Ngày 7/1, Nhà Trắng ra thông báo cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc Thông điệp liên bang vào ngày 1/3, muộn hơn nhiều so với thời điểm thông thường các năm trước là vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai. Việc Tổng thống J.Biden phải lùi ngày đọc Thông điệp liên bang một phần do nước Mỹ đang phải đối phó với làn sóng COVID-19 mới do sự lây lan của biến thể Omicron và nhiều chương trình nghị sự của chính phủ vẫn đang tắc tại Quốc hội. Tuy nhiên, điều này cũng cho phép ông có thêm thời gian ứng phó với dịch COVID-19 nhằm giảm bớt áp lực lên hệ thống y tế, hạn chế những tác động đối với nền kinh tế, đồng thời tìm kiếm động lực mới cho gói chính sách bước ngoặt mà ông đã đưa ra và củng cố niềm tin ở cử tri để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.

Còn tại châu Á, song song với việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiến tới việc mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng . Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn đang hiện hữu cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron đang khiến một số nước tính đến việc áp dụng những biện pháp “mạnh tay” để phòng chống dịch.

Ngày 7/1, Lực lượng đặc trách chống COVID-19 thuộc Chính phủ Thái Lan thông báo nước này sẽ kéo dài việc tạm ngừng chương trình miễn cách ly và áp đặt các lệnh hạn chế mới, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 đang tăng vọt trở lại. Theo những quy định hạn chế mới, từ ngày 9/1 tới, đồ uống có cồn sẽ bị cấm phục vụ ở các nhà hàng tại 69 tỉnh của Thái Lan. Trong khi đó, tại 8 tỉnh còn lại, bao gồm cả thủ đô Bangkok, đồ uống có cồn sẽ phải dừng phục vụ sau 21h hằng ngày.

Thái Lan đã ghi nhận 7.526 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 7/1. Đây là con số cao nhất kể từ đầu tháng 11 /2021 và cao gấp đôi con số thống kê của ngày 1/1 vừa qua. Nếu tình hình không được cải thiện, số ca nhiễm mới tại Thái Lan được cảnh báo có thể lên đến 30.000 ca/ngày.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại khu vực này là 86.129.516 trường hợp, với 1.261.473 ca tử vong và 82.528.585 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận 316.395 ca nhiễm mới.

Tính đến sáng 8/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 10.132.987 trường hợp, trong đó có 231.421 ca tử vong và 8.936.056 ca bình phục. Trong tổng số 965.510 ca đang điều trị thì có 2.417 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.5134.813 ca nhiễm COVID-19 và 92.259 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 78.444 ca nhiễm COVID-19. Hiện khu vực này có tổng số 929.096 trường hợp ca mắc COVID-19, với 4.592 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 762.500 ca, tiếp theo sau là Fiji với 55.649 ca./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 5 giờ trước
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.