Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ “Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum?”

PV - 14:35, 19/06/2019

Tháng 4/2017, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành “Đề án bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020”. Mục tiêu của Đề án là bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc tại chỗ, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Đề án, vẫn còn nhiều điều cần bàn.

Bài 1: Nghề truyền thống trước nguy cơ mai một

Cộng đồng các DTTS ở Kon Tum có rất nhiều nghề, sản phẩm nghề độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm văn hóa truyền thống. Nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, nhiều nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thậm chí có nghề biến mất hoặc biến dạng.

Các nghệ nhân dân tộc Xơ-đăng xã Măng Bút, huyện Kon Plông phục dựng nghề rèn truyền thống tại Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 năm 2018. Các nghệ nhân dân tộc Xơ-đăng xã Măng Bút, huyện Kon Plông phục dựng nghề rèn truyền thống tại Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 năm 2018.

Người biết nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay

Trong rất nhiều nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, nghề rèn của đồng bào Xơ-đăng ở Kon Tum có những nét độc đáo, riêng biệt. Sản phẩm rèn của bà con chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất như con dao, cái rựa, cái cuốc... để đi rừng, làm rẫy.

Nghệ nhân A Chơn, làng Văn Loa, xã Măng Đen, huyện Kon Plông cho biết: “Từ xa xưa, cha ông chúng tôi đều tự làm con dao của mình để đi rừng, đi rẫy. Vì thế, chúng tôi đề cao tính tiện dụng, độ bền và độ sắc bén của con dao”.

Theo nghệ nhân A Chơn, điều đáng tiếc là hiện nay người biết nghề rèn trong cộng đồng dân tộc Xơ-đăng ngày một ít đi. Sản phẩm nghề được làm ra không phải là hàng hóa mà chủ yếu cung cấp cho đàn ông, con trai trong làng, hầu như chưa bán ra ngoài. Do đó nghề rèn đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Trăn trở của nghệ nhân A Chơn là một thực tế. Chúng tôi đã tiếp cận được với một số thợ rèn đang cố gắng giữ nghề truyền thống ở Kon Tum và ghi nhận được những trải lòng của họ.

Như trường hợp ông Đỗ Huệ, người đã theo nghề rèn hơn 40 năm và là người cuối cùng trong dòng họ có tới 4 đời theo nghề này. Lò rèn của ông Huệ là căn nhà lụp xụp, cũ kỹ nằm trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum vẫn ngày ngày vang lên tiếng búa, tiếng đe; chiếc bễ rèn vẫn thường xuyên đỏ lửa, dù rằng nó có vẻ lạc lõng giữa sự năng động của một thành phố đang trên đà phát triển.

Ông Huệ cho biết: Vài chục năm trước, ở Kon Tum còn có nhiều gia đình làm nghề. Nhưng nay, số thợ rèn biết nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay; họ cũng không thường xuyên rèn mà chủ yếu làm việc khác như: hàn, sửa xe, phụ hồ… để mưu sinh.

Không chỉ nghề rèn của đồng bào Xơ-đăng mà nhiều nghề truyền thống của cộng đồng các dân tộc khác ở Kon Tum cũng đang ngày càng ít người biết nghề. Theo thống kê, tỉnh Kon Tum hiện có 85 xã, phường, thị trấn tại 9 huyện, thành phố còn gìn giữ được các ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, một số ngành nghề truyền thống đang đối mặt với nguy cơ mai một, thậm chí có một số nghề đã biến mất hoặc biến dạng do quá trình hội nhập.

Gấp rút bảo tồn

Trong những nghệ nhân mà chúng tôi gặp gỡ, trao đổi, tất cả đều mong muốn bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc mình. Họ đã nỗ lực đề giữ nghề, nhưng để phát triển nghề theo hướng sản xuất hàng hóa thì “lực bất tòng tâm”.

Ông A Xê là một trong số ít thợ rèn ở làng Văng Tó, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà đã dẫn 3 thợ rèn nhiệt huyết từ làng về TP. Kon Tum phục dựng bễ lò, sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống vừa để bán, vừa để giới thiệu với du khách. Nhưng chừng đó cũng chưa đủ bởi như chia sẻ của ông Xê, muốn bảo tồn, phát triển nghề rèn cần có kinh phí cũng như các hoạt động quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Ông mong muốn có được cơ chế, chính sách để bảo tồn nghề, vừa để giữ gìn văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế.

Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã xây dựng “Đề án bảo tồn nghề truyền thống các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum” (gọi tắt là Đề án). Đề án được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định 322/QĐ-UBND ngày 19/4/2017, với mục tiêu bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ.

Ông Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết: Triển khai Đề án, tỉnh Kon Tum đã chọn 7 nghề để bảo tồn, phát triển, trong đó có nghề rèn, dệt thổ cẩm, làm thuyền độc mộc, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, nghề gốm… Ban Dân tộc tỉnh Kom Tum đã xây dựng 5 loại băng đĩa quy trình sản xuất nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn. In 574 băng đĩa quy trình sản xuất nghề các loại, hoàn thành xây dựng phòng trưng bày sản phẩm tại Ban Dân tộc tỉnh... Với riêng nghề rèn, cuối năm 2017 Kom Tum đã mở 1 lớp dạy nghề tại xã Măng Bút (huyện Kon Plông) cho 20 học viên, chủ yếu là thanh niên.

Rõ ràng, việc triển khai “Đề án bảo tồn nghề truyền thống các dân tộc tại chỗ tỉnh Kon Tum” là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận Đề án, nhiều ý kiến còn tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của Đề án, nhất là vấn đề mục tiêu của Đề án liệu có đạt. Những băn khoăn này không phải là không có cơ sở khi mà các giải pháp được nêu trong Đề án vẫn còn mang tính chung chung. Đáng chú ý, phạm vi, đối tượng thụ hưởng Đề án tương đối rộng, nhưng kinh phí thực hiện không nhiều, thời gian thực hiện quá ngắn,… có thể sẽ là những hạn chế khiến Đề án khó đạt mục tiêu.

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai tổ chức khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng

Gia Lai tổ chức khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng

Từ ngày 25 - 28/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng tại các huyện Chư Păh, Krông Pa, Ia Pa, Đak Pơ và Tp. Pleiku. Qua đó, nhằm hỗ trợ các địa phương quảng bá, xúc tiến du lịch và lựa chọn xây dựng các sản phẩm đặc trưng cho vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia thành một biểu tượng của Hà Nội

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia thành một biểu tượng của Hà Nội

Chiều 25/10, kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng Trung tâm và triển khai xây dựng cầu Tứ Liên để chào mừng các ngày lễ lớn, trở thành những công trình biểu tượng.
Gia Lai tổ chức khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng

Gia Lai tổ chức khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng

Du lịch - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Từ ngày 25 - 28/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức khảo sát tiềm năng du lịch cộng đồng tại các huyện Chư Păh, Krông Pa, Ia Pa, Đak Pơ và Tp. Pleiku. Qua đó, nhằm hỗ trợ các địa phương quảng bá, xúc tiến du lịch và lựa chọn xây dựng các sản phẩm đặc trưng cho vùng đồng bào DTTS.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 25/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về công tác biên giới năm 2024

Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về công tác biên giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về công tác biên giới năm 2024 cho cán bộ xã, Người có uy tín và Nhân dân 12 xã biên giới trên địa bàn huyện A Lưới.
Đặc sắc Ngày hội Văn hóa-Thể thao các DTTS Nam Tây Nguyên

Đặc sắc Ngày hội Văn hóa-Thể thao các DTTS Nam Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 5 giờ trước
Ngày hội Văn hóa- Thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng lần thứ 7 - năm 2024 chính thức khai hội. Ngày hội thể hiện tinh thần đoàn kết trên vùng đất Nam Tây Nguyên với sự tham gia của hơn 300 nghệ nhân dân gian đến từ 12 huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng.
Như Thanh (Thanh Hóa): Lan tỏa, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong cộng đồng

Như Thanh (Thanh Hóa): Lan tỏa, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong cộng đồng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Như Thanh, một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, đồng bào DTTS chiếm tới 43,22% dân số toàn huyện. Những năm qua, huyện luôn chú trọng thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng ở các vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ người dân vươn lên xây dựng cuộc sống. Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm việc phát hiện, xây dựng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến nhằm lan tỏa những giá trị tích cực trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Chiều 25/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
Thủ tướng: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt 18 tỷ USD theo hướng cân bằng

Thủ tướng: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt 18 tỷ USD theo hướng cân bằng

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 25/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul đang thăm chính thức Việt Nam từ 22-25/10.
FAdo IExport xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt

FAdo IExport xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt

Tin tức - Duy Chí - 6 giờ trước
Thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); mặt hàng dừa tươi Việt Nam cũng vừa được Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu chính ngạch. Công ty CP vận tải - thương mại đường sắt (Ratraco) và Công ty cổ phần FAdo IExport (FADO) vừa tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt tại ga liên vận quốc tế Sóng Thần thuộc địa phận thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Bão số 6 có khả năng cao gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

Bão số 6 có khả năng cao gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

Thời sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, dù diễn biến dự báo theo kịch bản nào thì bão số 6 (bão có tên quốc tế Trà My) sẽ gây mưa to đến rất to ở khu vực Trung Trung bộ.
Người có uy tín góp sức vì đồng bào ảnh hưởng thiên tai

Người có uy tín góp sức vì đồng bào ảnh hưởng thiên tai

Người có uy tín - Minh Thu - 6 giờ trước
Cơn bão số 3 hồi đầu tháng 9 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản đối với nhiều địa phương miền Bắc, nhất là các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân, nhiều Người có uy tín đã và đang chung tay, góp sức hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống.