Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: "Bệ đỡ" cho thanh niên miền núi khởi nghiệp

Quỳnh Trâm - 10:45, 05/02/2024

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiều chính sách, chủ trương thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, sáng tạo trong thanh niên vùng DTTS miền núi. Nhờ được hỗ trợ về vốn, kiến thức từ các chương trình này, trên địa bàn miền núi Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều thanh niên ưu tú, có nghị lực vượt khó, vươn lên khởi nghiệp với những mô hình hay, sáng tạo.


Khu nhà lưới với đủ các loại rau, như: rau cải, mồng tơi, xà lách...của anh Nguyễn Danh Hoàng
Khu nhà lưới với đủ các loại rau, như: rau cải, mồng tơi, xà lách...của anh Nguyễn Danh Hoàng

Khích lệ thanh niên chủ động, sáng tạo

Một trong những điển hình thanh niên đi đầu trong phong trào khởi nghiệp ở huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hóa), là anh Nguyễn Danh Hoàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp xã Mậu Lâm.

Thông qua các chương trình của đoàn thanh niên, anh Hoàng được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi tại một số mô hình trang trại có hiệu quả cao ở các địa phương trong tỉnh; đồng thời được tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội huyện với số tiền 100 triệu đồng. 

Theo đó, anh mạnh dạn vay vốn thêm của anh em, bạn bè mua gom thêm đất của người dân với tổng diện tích là 8 ha (tại xã Phượng Nghi). Anh Hoàng đã đầu tư xây dựng mô hình trang trại tổng hợp chăn nuôi gà, lợn và đào ao nuôi cá. Trong quá trình chăn nuôi, nhờ kinh nghiệm học hỏi được và luôn tuân thủ các quy trình kỹ thuật, thường xuyên vệ sinh chuồng trại nên tránh được dịch bệnh, đàn vật nuôi của gia đình phát triển tốt và ngày càng được nhân đàn.

Đến nay, mỗi năm anh Hoàng xuất bán khoảng 10.000 con gà thịt, với giá bán 90.000 đồng/kg; 200 con lợn nái; 50 gốc bưởi, 150 trụ cây thanh long, 6 ha cây keo. Ngoài ra, anh Hoàng còn trồng thêm 1.000 mét vuông rau trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp cho các trường học ăn bán trú trên địa bàn huyện. Ước tính nguồn thu của gia đình đạt khoảng 400 - 500 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho gần chục lao động ở địa phương.

Theo anh Hoàng, nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thực sự là “cứu cánh” để anh có động lực và sự tự tin bắt đầu khởi nghiệp. Anh Hoàng chia sẻ: Con đường khởi nghiệp của thanh niên, nhất là với thanh niên miền núi gặp rất nhiều khó khăn, trong đó lớn nhất là vấn đề tài chính. Hầu hết thanh niên nơi đây có xuất phát điểm thấp, nguồn vốn tích lũy đầu tư kinh doanh không nhiều, nguồn hỗ trợ từ người thân, gia đình hạn chế. Do vậy, nguồn vốn vay khởi nghiệp từ các kênh của đoàn thanh niên đã trở thành chỗ dựa tin cậy, giúp thanh niên dám nghĩ, dám làm.

Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp của đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Như Thanh diễn ra rất sôi nổi, đã hình thành được nhiều mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ, mang lại hiệu quả cao. Để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, Huyện đoàn Như Thanh đã tích cực tuyên truyền, vận động thanh niên làm kinh tế, tự tin khởi nghiệp; duy trì hoạt động và thành lập mới các câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế, thanh niên khởi nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện để đoàn viên đi học tập, tham quan các mô hình phát triển kinh tế ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Hiện tổng nguồn vốn dành cho chương trình thanh niên khởi nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đạt trên 70 tỷ đồng, với hơn 1.000 dự án được hỗ trợ về vốn.
Hiện tổng nguồn vốn dành cho chương trình thanh niên khởi nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đạt trên 70 tỷ đồng, với hơn 1.000 dự án được hỗ trợ về vốn.

Ngoài ra, để phát huy tinh thần tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên, đặc biệt là việc thực hiện Đề án “Bí thư Chi đoàn tiên phong khởi nghiệp”, Huyện đoàn Như Thanh đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, rà soát cho thanh niên tham gia vay vốn phát triển kinh tế.

Trong đó, có 61 đoàn viên, thanh niên được nhận nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, với tổng nguồn vốn gần 5 tỷ đồng; 17 mô hình nhận nguồn vốn ủy thác địa phương, với tổng số tiền trên 1,5 tỷ đồng; 763 hộ thanh niên được vay nguồn vốn ủy thác do đoàn thanh niên quản lý, với tổng số tiền là 36,2 tỷ đồng; 6 mô hình phát triển kinh tế của bí thư, phó bí thư chi đoàn cơ sở nhận được nguồn vốn vay từ chương trình “Bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp”...

Phó Bí thư Huyện đoàn Như Thanh Bùi Văn Lãm, cho biết: Bên cạnh hỗ trợ nguồn vốn, huyện đoàn còn triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho đoàn viên, thanh niên như thành lập chuyên mục kết nối cung cầu trên hệ thống mạng xã hội zalo, facebook của đoàn, trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các hoạt động lớn của đoàn... Hiện toàn huyện có 14 câu lạc bộ (CLB) thanh niên khởi nghiệp với tổng 295 thành viên. Các CLB đã và đang phát huy hiệu quả giúp thanh niên nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả"...

Trang bị cho thanh niên khởi nghiệp

Bên cạnh huyện đoàn Như Thanh, huyện đoàn Như Xuân cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm khích lệ, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như: Phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế huyện Như Xuân; thành lập câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế cấp huyện với 58 thành viên tham gia; tổ chức cho cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên tham quan, học tập mô hình, điển hình kinh tế trên địa bàn; phối hợp với Trung tâm Hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh tổ chức các lớp tư vấn, hướng nghiệp cho đoàn viên, thanh niên; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho thanh niên được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; thường xuyên có những hình thức tuyên dương các gương thanh niên phát triển kinh tế trên trang facebook của Huyện đoàn; hàng tháng tổ chức giao ban định kỳ các cơ sở đoàn, qua đó nắm bắt tình hình và tăng cường chỉ đạo các cơ sở đoàn quan tâm, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế.
Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hoá năm 2023” đã góp phần thúc đẩy khát vọng khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh
Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hoá năm 2023” đã góp phần thúc đẩy khát vọng khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh

Hiện nay trên địa bàn huyện có gần 60 mô hình thanh niên đầu tư phát triển kinh tế với nhiều hình thức đa dạng như: nuôi gà thả vườn, trồng cây ăn quả, trồng rừng gỗ lớn, VAC, trồng rau sạch, các loại hình kinh doanh dịch vụ sơn nước, in, quảng cáo, bán hàng tạp hóa... Có những tấm gương đoàn viên thanh niên đi đầu phong trào như chị Nguyễn Lê Ngọc Linh với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”, hay anh Đỗ Trọng Học với mô hình trồng cây mắc ca, nuôi ong rừng lấy mật...

Các địa phương khác cũng tích cực triển khai chính sách hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp. Tại huyện Cẩm Thủy, nguồn vốn vay ưu đãi đã hỗ trợ đắc lực cho thanh niên khởi nghiệp, hình thành nên các mô hình kinh tế hiệu quả, cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm như mô hình chăn nuôi bò, dê của Lương Ngọc Quý (Cẩm Tâm); nuôi lợn ngoại sinh sản của Phạm Phi Khanh (Cẩm Châu); trồng rau màu sạch của Nguyễn Văn Lộc (Cẩm Thạch); nuôi gà kết hợp cây ăn quả của Phùng Văn Dũng (Cẩm Tân); sửa chữa điện tử, điện dân dụng của Lê Anh Tú (Cẩm Liên)...

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 27/27 đơn vị thành lập được các “Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế”, “Câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi” cấp huyện. Thông qua hình thức câu lạc bộ này, các thành viên được trao đổi, hỗ trợ, chia sẻ giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, thông tin, kiến thức, vốn, giống, thị trường tiêu thụ... dựa trên nhu cầu và khả năng của các cá nhân trong câu lạc bộ.  Hiện tổng nguồn vốn dành cho chương trình thanh niên khởi nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đạt trên 70 tỷ đồng, với hơn 1.000 dự án được hỗ trợ về vốn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng