Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tham nhũng "vặt" – nhận diện và phòng, chống : Những hậu quả khôn lường (Bài 2)

Tiêu Dao - Trường Giang - 10:21, 03/08/2022

Chi “lót tay” khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải trả chi phí ngoài quy định để được chăm sóc tốt hơn tại các cơ sở y tế... Đó là những hiện tượng điển hình cho tình trạng tham nhũng vặt đang diễn ra phức tạp và gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Thói tham nhũng
Tham nhũng vặt hiện đang diễn ra ở nhiều cơ quan công quyền, cần tiếp tục có giải pháp bài trừ hiệu quả

Hệ lụy lớn của tham nhũng vặt

Gọi là tham nhũng "vặt", nhưng hậu quả của tình trạng này để lại rất lớn. Hậu quả lớn nhất, nặng nề nhất, nguy hại nhất, chua xót nhất của tệ tham nhũng vặt là sự bức xúc của người dân, doanh nghiệp. Người dân, nhất là dân nghèo mỗi khi tiếp cận với các dịch vụ công là phải nghĩ đến “phí bôi trơn”, “phí lót tay”,... những công chức tham nhũng vặt trở thành những kẻ “ký sinh” trên người dân lương thiện.

Tuy giá trị vật chất không lớn nhưng nó góp phần làm thất thoát tài sản của Nhà nước, quyền lợi vật chất của Nhân dân từng bước bị gặm nhấm, làm rối loạn các giá trị, chuẩn mực xã hội. Thậm chí tham nhũng “vặt” còn làm suy yếu cơ quan công quyền, đồng thời nó cũng là cơ sở để hình thành tham ô, làm lũng đoạn xã hội.

Tham nhũng "vặt" làm mất niềm tin của các nhà đầu tư, làm vẩn đục môi trường kinh doanh và gây nên cơ chế xin - cho, "lót tay" trong đấu thầu kinh doanh. Đặc biệt nó còn là căn nguyên dẫn đến giảm sút lòng tin giữa người với người trong xã hội. Thậm chí, tham nhũng "vặt" còn làm giảm lòng tin của các thành viên trong tổ chức và là cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng công kích chống phá Đảng, chế độ. Sâu xa hơn, tham nhũng "vặt" làm xói mòn lòng tin của Nhân dân với thể chế chính trị, giảm uy tín của Đảng, Nhà nước trong lòng Nhân dân.

Sự thật  là tình trạng tham nhũng "vặt” đã kéo dài và hoành hành ở cơ sở nhưng chưa có “thuốc” đặc trị. Tham nhũng "vặt” rất nguy hiểm, vì nó là thứ mà người dân chứng kiến, nhìn thấy hằng ngày. Nó như “ghẻ ruồi’, từng ngày, từng giờ gặm nhấm, bào mòn niềm tin của người dân với cấp ủy, chính quyền. Nó tạo ra một thứ bệnh dịch nguy hiểm trong Nhân dân là dù khinh ghét tham nhũng nhưng sẵn sàng chấp nhận “sống chung với lũ”, chấp nhận hối lộ “vặt” để được việc khi đến các cơ quan công quyền. Khi mỗi người dân không "lót tay", không "phong bì", không "tiếp tay” cho những hành vi tham nhũng thì tham nhũng không thể "lây lan”.

Và chỉ khi nào ý thức tuân thủ pháp luật của người dân trở thành một nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc hằng ngày thì chắc chắn sẽ không còn chuyện lách luật, lựa luật hay bất chấp pháp luật để đạt được mục đích của mình.

Thực trạngđáng suy ngẫm

Tham nhũng “vặt” - một thực trạng đang có mặt ở bộ máy chính quyền các cấp, từ những việc tưởng chừng rất đơn giản. Bài toán chống tham nhũng “vặt” cần phải được thực hiện một cách triệt để, hiệu quả hơn, bởi nếu để tham nhũng “vặt” tồn tại thì hệ quả không chỉ hủy hoại đạo đức truyền thống mà nguy hiểm hơn là làm mất lòng tin của người dân vào những giá trị xã hội, vào chính quyền. Dần dà thói quen này sẽ là tác nhân hủy hoại chính cán bộ của ta, làm méo mó hình ảnh đất nước ta trước bao nhiêu nỗ lực của Đảng, Nhà nước.

Thực tế rất đáng suy ngẫm là, sau khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới, trước những tác động của mặt trái cơ chế thị trường thì đạo đức xã hội có xu hướng phát sinh nhiều tiêu cực. Đặc biệt, tư tưởng thực dụng, đặt quyền lợi của cá nhân, gia đình, "lợi ích nhóm" lên trên lợi ích của tập thể, cộng đồng và đất nước đã hình thành trong xã hội.

Tham nhũng
Tham nhũng vặt làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với chính quyền

Biểu hiện rõ nhất là trước đây, tuyệt đại đa số người dân rất căm ghét tham ô, tham nhũng, coi đó là điều vô cùng xấu xa và quyết liệt đấu tranh, tẩy chay những người có hành vi đó. Các thế hệ ông bà, cha mẹ thường xuyên răn dạy, nhắc nhở con cháu không được tham ô làm xấu hổ cả làng, cả họ. Có có nhiều người cha, người mẹ, người vợ khi thấy con, thấy chồng làm cán bộ, công chức mà mua được đồ dùng đắt tiền thì lo lắng, tra hỏi đến cùng xem có tham ô hay không. Đây chính là điều quan trọng hàng đầu để đội ngũ cán bộ, đảng viên không dám và tự giác không tham nhũng, dù gia đình còn nghèo túng.

Nhưng sau này đã khác. Đa số người dân mong muốn con cháu mình được làm cán bộ để lo cho gia đình có cuộc sống khấm khá. Thậm chí, ai làm cán bộ mà nghèo khó, không giúp được cho gia đình và người thân còn bị coi là bất thường, kém cỏi, đáng chê. Không những thế, nhiều người sẵn sàng "chung chi", "bôi trơn", coi việc "đưa phong bì, đi cửa sau" là điều bình thường để được việc, "đôi bên cùng có lợi". Lối sống đó vô hình trung dẫn tới khích lệ, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Có một tình trạng chung ở nhiều cấp ủy địa phương là thừa nhận tham nhũng, tiêu cực diễn biến phức tạp, nhưng đó là tình trạng chung, tồn tại ở đâu đó chứ không phải trong nội bộ cấp ủy, tổ chức của mình. Vì lẽ đó mà tình trạng “dưới lạnh” vẫn tồn tại. Dân gian có câu “làm nghề nào, xào nghề ấy”. Câu nói ấy đang mặc nhiên được chấp nhận ở các công sở. Theo một số liệu thống kê được công bố trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 6/2/2022, trong giai đoạn 2013-2020, chỉ riêng trong các cơ quan thanh tra nhà nước đã xảy ra 71 vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 3 vụ việc xảy ra ở thanh tra cấp bộ, 16 vụ việc ở thanh tra cấp tỉnh, 51 vụ việc ở thanh tra cấp huyện và cấp sở. Số liệu này chính là lời cảnh tỉnh cho cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện về sự cần thiết phải tiến hành ngay các biện pháp dưỡng liêm cho các cơ quan phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp mình.

Hội nghị Trung ương V vào tháng 6/2022 vừa qua thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng. Chủ trương này tiếp tục thể hiện quyết tâm ngăn chặn tham nhũng ở mọi cấp, từ tham nhũng lớn tới tham nhũng vặt. Tuy nhiên, nếu tham nhũng lớn là những đại án thì, tham nhũng "vặt" lại hiện diện khắp nơi, gây bức xúc hằng ngày nhưng không dễ nhận diện và xử lý. Vấn đề đặt ra là làm thế nào nhận diện tham nhũng vặt để xử lý hiệu quả...

Hy vọng rằng, với việc thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, mà thường xuyên, trực tiếp là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư đứng đầu, “ngọn lửa” sẽ tạo ra bước đột phá mạnh mẽ từ cơ sở, giúp cấp ủy từ cơ sở đến  Trung ương củng cố quyết tâm “nhìn rõ sự thật” ở cấp mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 phút trước
Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
“Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số Quảng Nam là một trong ba vùng văn hóa điển hình của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên” - Nguyễn Tri Hùng viết. Lần nữa, người đọc “bước vào đời sống của đồng bào miền núi Quảng Nam” một cách nguyên sơ, chân thật nhất.
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Minh Anh - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vòng xoang kết nối cộng đồng

Vòng xoang kết nối cộng đồng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Vòng xoang kết nối cộng đồng. Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2.000 năm tuổi . Trưởng buôn Y Taih Priêng tận tụy với buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 10 giờ trước
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.