Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng hạn mức cho vay hộ nghèo: Liệu có đánh bật được tín dụng đen?

PV - 10:31, 12/04/2019

Từ 01/3/2019, các chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) được nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay. Đây được cho là giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi tín dụng đen, nhưng để đạt mục tiêu thì cần phải có những điều chỉnh trong cơ chế cho vay.

Dân cần nhưng tín dụng chưa vội

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến ngày 27/3/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 7,39 triệu tỷ đồng thì dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 1,82 triệu tỷ đồng. Hiện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đang cung ứng tín dụng cho gần 4 triệu hộ nông dân và cá nhân. NHCSXH cũng đang cung cấp tín dụng cho 6,6 triệu hộ vay đang còn dư nợ.

Như vậy, tính cả Agribank và NHCSXH thì đã có khoảng 10,6 triệu hộ nông dân đang dư nợ. Trong khi đó, theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có 15,99 triệu hộ nông thôn; trong đó có 8,61 triệu hộ trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Điều này khẳng định tín dụng chính thức gần như đã phủ kín khu vực nông thôn.

Từ 01/3/2019, định mức vay vốn NHCSXH được nâng lên, nhưng quan trọng nhất vẫn phải cải cách thủ tục vay vốn. (Ảnh minh họa) Từ 01/3/2019, định mức vay vốn NHCSXH được nâng lên, nhưng quan trọng nhất vẫn phải cải cách thủ tục vay vốn. (Ảnh minh họa)

Nhưng nghịch lý là, vấn nạn tín dụng đen vẫn cứ hoành hành. Theo Bộ Công an, thống kê chưa đầy đủ trong khoảng 4 năm gần đây (2015-2018), trên toàn quốc xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen; trong đó có khoảng 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng (vỡ nợ dây chuyền). Hoạt động cho vay tín dụng đen rất phức tạp, len lỏi đến nông thôn, vùng cao, vùng đồng bào DTTS.

Nghịch lý này đã được nêu ra tại cuộc họp “Tăng cường phối hợp triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng góp phần hạn chế tín dụng đen” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 09/4/2019. Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Xuân Thắng, đại diện Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương (thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) đã đặt câu hỏi: “Tín dụng chính thức đang phủ kín nhưng tại sao tín dụng đen vẫn tăng? Tại sao có những điểm tín dụng chính thức phát triển rất mạnh nhưng cũng có những điểm tín dụng đen lại hoành hành?”.

Lấy tỉnh Thanh Hóa làm dẫn chứng. Chỉ tính riêng NHCSXH tỉnh hiện đã xây dựng được mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn đến 100% các bản, thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 15/1/2019, tổng dư nợ của NHCSXH Thanh Hóa đạt 8.665 tỷ đồng.

Vậy nhưng, tín dụng đen lại gần như “phủ sóng” cả tỉnh này. Theo số liệu của Công an tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có 132 công ty dịch vụ tài chính với 142 cơ sở thuộc 23/27 địa bàn; chỉ có 4 huyện là Hà Trung, Nga Sơn, Như Xuân, Quan Sơn là không có công ty dịch vụ tài chính. Trong năm 2018, tại Thanh Hóa đã khởi tố 31 vụ, 88 bị can có liên quan đến hoạt động tín dụng trái pháp luật.

Cần gỡ các nút thắt

Nhiều ý kiến cho rằng, tín dụng đen nở rộ những năm gần đây có nguyên nhân từ việc hệ thống tín dụng chính thức không “chạm” tới tất cả khách hàng. Ngoài ra, thủ tục nhanh gọn, “alo là có tiền” đã khiến nhiều người tiếp cận, dù biết hệ lụy từ tín dụng đen là vô cùng lớn.

Tuy nhiên, việc tín dụng chính thức chưa “chạm” đến tất cả các khách hàng ở khu vực nông thôn có nhu cầu vay vốn là một lý giải chưa sát với thực tế. Hiện nay, bên cạnh hệ thống từ Trung ương đến cơ sở của Agribank thì NHCSXH đã “phủ sóng” đến tận các thôn, bản, ấp, ngay cả ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh nhất. Đội ngũ cán bộ tín dụng (cả chuyên trách và bán chuyên trách) hiện đủ đáp ứng về số lượng để đưa tín dụng chính sách về tận cơ sở.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực nông thôn hiện có 79.899 thôn (ấp, bản). Chỉ tính riêng cán bộ chuyên trách của Hội Nông dân đã là 15.000 cán bộ, đó là chưa kể 275.000 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài ra còn có đội ngũ cán bộ của các tổ chức hội khác (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…). Nếu tận dụng được đội ngũ nhân lực này để mở rộng kênh tín dụng chính thức thì việc “phủ sóng” tín dụng chính thức ở khu vực nông thôn, hạn chế tín dụng đen là hoàn toàn có thể.

Nhưng để đầy lùi “tín dụng đen” thì đây mới chỉ là “điều kiện cần”. Điều quan trọng nhất là phải giải quyết được nút thắt ở định mức cho vay và thủ tục vay vốn. Một trong những nguyên nhân khiến tín dụng đen nở rộ chính là ở chỗ “alo là có tiền”, “vay bao nhiêu cũng được”.

NHCSXH Việt Nam mới đây đã có quyết định điều chỉnh định mức cho vay. Cụ thể, từ ngày 1/3/2019, NHCSXH nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay; đồng thời thời hạn vay cũng được giãn ra trong 10 năm. Đây được xem là một giải pháp góp phần tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận vốn, hạn chế nạn tín dụng đen.

Tuy nhiên, mục tiêu đẩy lùi tín dụng đen sẽ khó đạt nếu thủ tục xét duyệt cho vay vẫn còn rườm rà như hiện nay. Đơn cử như, một hộ cận nghèo muốn vay vốn thì phải trải qua 4 bước. Đầu tiên là gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn, viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Sau đó Tổ tiết kiệm và vay vốn mới họp để bình xét cho vay. Tiếp đó Tổ lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn trình UBND cấp xã để xin xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện hộ cận nghèo. Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn mới gửi hồ sơ lên NHCSXH xem xét, phê duyệt cho vay.

Thủ tục rườm rà là nguyên nhân chính khiến không ít người dân vẫn phải tìm đến tín dụng đen cho dù biết là phải chịu mức lãi suất “cắt cổ”. Bởi vậy, để đẩy lùi “tín dụng đen” thì cần phải tấn công trực diện vào những điểm mạnh của chúng, chứ chỉ cạnh tranh bằng việc nâng định mức, ưu đãi lãi suất là không khả thi.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 25 phút trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.