Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Tăng gió, giảm than" để thực hiện cam kết COP26

PV - 17:14, 04/08/2022

Tại Hội nghị Môi trường toàn quốc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, việc triển khai thực hiện một cách mạnh mẽ, trách nhiệm các cam kết tại COP26 thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tham quan mô hình trạm radar thời tiết Nha Trang tại Triển lãm các thành tựu kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tham quan mô hình trạm radar thời tiết Nha Trang tại Triển lãm các thành tựu kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh VGP/Đức Tuân

Sáng nay, 4/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 5. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã dự và chỉ đạo Hội nghị.

Sự kiện lớn của ngành tài nguyên và môi trường có sự tham dự của khoảng 600 đại biểu từ các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương; UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh, thành phố; các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và đại diện của một số tổ chức và chuyên gia quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, Việt Nam đã rất chú trọng bảo vệ môi trường, vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống, sức khỏe nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Song song với các chỉ tiêu kinh tế, các cấp, các ngành đã thực hiện tốt chỉ tiêu về môi trường. Nền kinh tế đang được tái cấu trúc mạnh mẽ, gắn với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm bảo tồn, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển, bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ của nhân dân. "Trong thực hiện quy hoạch đất đai, chúng ta đã kiên định mục tiêu giữ đất rừng, bảo đảm mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra", Phó Thủ tướng nói về các kết quả mà ngành tài nguyên và môi trường đạt được thời gian qua. Bên cạnh đó, nhiều dự án xử lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường được đầu tư; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được chú trọng; hợp tác quốc tế được đẩy mạnh nhằm thu hút công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nguồn lực quan trọng để bảo vệ môi trường.

Theo Phó Thủ tướng, vui mừng với những thành công đã đạt được nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận và đánh giá khách quan những thách thức to lớn đối với công tác bảo vệ môi trường ở trong nước từ bối cảnh toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sụt lún, các loại hình ô nhiễm từ hệ quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng dân số. "Vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và cũng là vấn đề toàn quốc, toàn dân, là lĩnh vực rất rộng lớn", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước là không hy sinh môi trường để đánh đổi lấy kinh tế, không phát triển kinh tế đơn thuần mà không kiểm soát môi trường.

Ảnh: VGP/Đức Tuân
Ảnh: VGP/Đức Tuân

Thực chất, hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến 2050 với các nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đối khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ, khẳng định quyết tâm, trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

"Chúng ta đã thực hiện cam kết này một cách thực chất, trách nhiệm, với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể", Phó Thủ tướng nói. Việt Nam thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, do Thủ tướng làm Trưởng ban, Phó Thủ tướng làm Phó ban, thành viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng, thành viên Chính phủ, lãnh đạo nhiều bộ, ngành, cơ quan.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả COP26, xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả. Theo đó, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, như phát triển năng lượng tái tạo, phát triển ngành công nghiệp tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, di dời các nhà máy ra khỏi trung tâm thành phố, khu đô thị, thu hút các dự án đầu tư thân thiện môi trường, phát triển giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân để giảm phát thải…

Quy hoạch Điện VIII là minh chứng cho quyết tâm của Việt Nam

Về chuyển đổi năng lượng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII, hiện đang trong quá trình phê duyệt, là một minh chứng thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ về thực hiện cam kết COP26. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành hàng chục cuộc họp trong hơn 1 năm qua để rà soát, hoàn thiện Quy hoạch này nhằm giảm năng lượng hóa thạch, giảm điện than để hạn chế ô nhiễm môi trường. Qua rà soát, dự kiến sẽ giảm khoảng 20.000 MW điện than với hàng chục dự án, và tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo như thủy điện, điện Mặt trời, điện gió ngoài khơi.

Không chỉ lĩnh vực năng lượng, Phó Thủ tướng nêu rõ, quy hoạch và tổ chức quy hoạch cũng rất quan trọng về bảo vệ môi trường vì các quy hoạch này liên quan đến diện tích cây xanh trong đô thị. "Các địa phương, các ngành phải hết sức chú trọng, dành nhiều quỹ đất cây xanh theo đúng Luật Quy hoạch cũng như theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đã đề ra", Phó Thủ tướng lấy ví dụ như diện tích cây xanh trong đô thị phải chiếm 16%. Không điều chỉnh cục bộ quy hoạch đối với các khu vực quy hoạch cây xanh sang nhà ở, kinh doanh thương mại. Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc rà soát lại các dự án, nhà máy trong đô thị để từng bước di dời.

"Cần đặc biệt quan tâm, chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực môi trường", Phó Thủ tướng nói, tốc độ phát triển KHCN ngày càng cao, yêu cầu ứng dụng KHCN ngày càng nhiều, trong khi nguồn nhân lực có hạn.

Một vấn đề nữa mà Phó Thủ tướng nhắc các bộ, ngành, địa phương là ưu tiên dành nguồn ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường. Đây là vốn "mồi" để thu hút nguồn lực xã hội vào phát triển lĩnh vực này.

"Hội nghị toàn quốc về môi trường hôm nay là cơ hội để chúng ta chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường sự kết nối, phối hợp, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong việc bảo vệ môi trường", Phó Thủ tướng bày tỏ hy vọng rằng những kết quả quan trọng tại Hội nghị sẽ là tiền đề quan trọng để chúng ta chung tay góp sức thực hiện tốt các hành động cụ thể trong công tác bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng: Vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và cũng là vấn đề toàn quốc, toàn dân, là lĩnh vực rất rộng lớn. Ảnh VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng: Vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và cũng là vấn đề toàn quốc, toàn dân, là lĩnh vực rất rộng lớn. Ảnh VGP/Đức Tuân

Việt Nam cần 330-370 tỷ USD để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Góp ý tại Hội nghị, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc - UNDP tại Việt Nam cho rằng, việc giảm mức phát thải bằng 0 trong vòng chưa đầy 30 năm có thể là nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt khi Việt Nam đồng thời phấn đấu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

"Tuy nhiên, trước đây Việt Nam đã chứng tỏ khả năng đã đạt được các mục tiêu quan trọng trong khoảng thời gian ngắn, ví dụ các chính sách kinh tế trong quá trình Đổi mới đã đưa 40 triệu người Việt Nam thoát nghèo trong chưa đầy 2 thập kỷ", bà Caitlin Wiesen nhìn nhận. Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu về sản xuất năng lượng Mặt trời.

Theo bà Caitlin Wiesen, Việt Nam ước tính cần 330-370 tỷ USD để đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này đòi hỏi cả nguồn tài chính công và tài chính tư trong nước cũng như quốc tế, trong đó nguồn vốn FDI và nguồn vốn tư nhân đóng vai trò thiết yếu để hỗ trợ đạt mục tiêu này. "Việt Nam cần có chiến lược tài chính khí hậu sáng tạo để tạo điều kiện cho các dòng tài chính xanh từ tất các các nguồn đầu tư và phát triển", bà góp ý.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu về khí hậu, môi trường, suy giảm của các hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu một hành tinh khỏe mạnh; đồng thời tận dụng cơ hội đưa đất nước ta theo con đường "xanh", hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn chủ đề của Hội nghị năm nay là "Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững" như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.

"Chuyển đổi xanh dựa nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, kinh tế số là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 3 phút trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 7 phút trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 9 phút trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 13 phút trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 17 phút trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 20 phút trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 29 phút trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 4 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.