Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và dịch bệnh

PV - 13:11, 20/12/2020

Lực lượng chức năng các tỉnh khu vực miền Trung đang tăng cường, chủ động triển khai hàng loạt biện pháp kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới, cửa khẩu, trấn áp các loại tội phạm, ngăn chặn nhập cảnh trái phép; qua đó góp phần đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt dịp cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Xe máy và ba-lô chứa 8kg ma túy đá đối tượng Khăm-xinh để lại hiện trường vụ án do Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp lực lượng chức năng tỉnh Sa-vẳn-na-khệt (Lào) triệt phá.
Xe máy và ba-lô chứa 8kg ma túy đá đối tượng Khăm-xinh để lại hiện trường vụ án do Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp lực lượng chức năng tỉnh Sa-vẳn-na-khệt (Lào) triệt phá.

Kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới, cửa khẩu

Hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị có đường biên giới chung với nước bạn Lào dài hơn 400km. Mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm, tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao, cũng là lúc các đối tượng tăng cường đưa hàng lậu qua biên giới làm mất an ninh - trật tự, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng sức khỏe nhân dân. Bất kể ngày đêm, những cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh trên tuyến biên giới miền trung đã phải “căng mình” canh trực 24 giờ trong ngày nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép; ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào trong nước. Các tổ tuần tra lưu động tích cực làm nhiệm vụ tuyên truyền đến từng nhà dân vận động thực hiện các bước phòng, chống dịch trong cộng đồng; cũng như không vượt biên trái phép, kịp thời báo với lực lượng chức năng khi phát hiện các đối tượng nhập cảnh trái phép.

Tỉnh Quảng Bình có đường biên giới với nước bạn Lào dài hơn 201km, có các tuyến quốc lộ 12A, 9B, 9C và tỉnh lộ 20 chạy từ đông sang tây qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và các cửa khẩu phụ. Ðịa thế này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội vùng phía tây và giao lưu phát triển thương mại quốc tế với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, đây được xem là các “vành đai” để các đối tượng hoạt động phạm tội, trong đó chủ yếu là tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn bán hàng lậu, hàng giả, đặc biệt dịp cuối năm. Thời gian gần đây, quốc lộ 12A trở thành trục đường giao thương quan trọng giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn (Lào) và vùng đông bắc Thái-lan. Lợi dụng chính sách mở cửa, thông thoáng của Nhà nước Việt Nam, một số đối tượng người nước ngoài chuyên buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia đã tổ chức móc nối, cấu kết với các đối tượng xấu trong nước tạo thành những đường dây, ổ nhóm chuyên mua bán, vận chuyển ma túy vào Việt Nam để tiêu thụ với số lượng lớn. Xác định công tác phòng, chống tội phạm ma túy là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trên tuyến biên giới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị tổ chức chặt chẽ công tác nắm tình hình địa bàn, quản lý đối tượng; thực hiện tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, phát hiện xác lập, đấu tranh chuyên án, vụ án; tăng cường công tác tuần tra vũ trang, kiểm soát hành chính; chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng chức năng, chính quyền hai tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Sa-vẳn-na-khệt (Lào) trao đổi thông tin, xử lý tình hình, đấu tranh với các loại tội phạm liên quan hai bên biên giới. Những tháng cuối năm 2020, thực hiện đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán, BĐBP tỉnh Quảng Bình đã chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng, hành vi phạm tội, không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự vùng biên giới; chủ động phối hợp các lực lượng đấu tranh với tội phạm buôn lậu, hàng giả, hàng cấm; đồng thời tiếp tục giữ vững trận tuyến phòng, chống đại dịch Covid-19 từ biên giới. Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Bình, khẳng định: “Chúng tôi chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý người ra vào khu biên giới một cách chặt chẽ, quyết liệt, không để sót lọt vào địa bàn”.

Tại tỉnh Quảng Trị, nhiệm vụ chốt chặn biên giới, tăng cường chống buôn lậu, bảo đảm an ninh trật tự được đặt lên hàng đầu. Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị cho biết, tình hình xuất, nhập cảnh trái phép và buôn lậu những ngày gần Tết tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào đoạn qua tỉnh Quảng Trị khá sôi động. BĐBP tỉnh Quảng Trị phối hợp các cơ quan chức năng của địa phương như: Hải quan, Công an để kịp thời thường xuyên thông báo, chia sẻ thông tin liên lạc; phối hợp lực lượng bảo vệ biên giới, quản lý kiểm soát cửa khẩu nước bạn Lào; vận động người dân hai bên cùng tham gia tích cực, hiệu quả trong phòng, chống dịch, chống buôn lậu, kịp thời báo cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý từ xa khi phát hiện dấu hiệu hoạt động trái phép qua biên giới. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống Covid-19 vùng biên giới, duy trì 100% quân số tại các chốt, kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu; triển khai tổ lưu động tại các địa bàn. Qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép để buôn lậu pháo, ma túy cùng các mặt hàng thuốc lá, rượu ngoại. Cụ thể, ngày 12/12, sau quá trình trinh sát, theo dấu vết, BĐBP tỉnh Quảng Trị phối hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã kiểm tra xe ô-tô BKS 29C-961.72 do Nguyễn Ngọc Quỳnh (trú tỉnh Hưng Yên) điều khiển đang làm thủ tục quá cảnh. Cơ quan chức năng phát hiện hơn một tấn pháo lậu và hơn 2,2 tấn gỗ trắc được cất giấu tinh vi trong xe. Ngày 13/12, tại bản Ca Túp Nhày, Cụm bản Ka Túp - Mã Hạt, tỉnh Sa-vẳn-na-khệt (Lào), BĐBP tỉnh Quảng Trị phối hợp Công an và Biên phòng tỉnh Sa-vẳn-na-khệt phát hiện và bắt đối tượng Khăm-xinh vận chuyển ma túy từ Lào ra khu vực biên giới để đưa sang Việt Nam tiêu thụ…

Kiểm soát dịch bệnh, buôn lậu, gian lận thương mại

Khác với mọi năm, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ các đối tượng nhập cảnh trái phép cùng với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại cuối năm, điều này đặt ra “nhiệm vụ kép” cho lực lượng chức năng tại các địa phương. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ lực lượng chức năng trao đổi thông tin, tình hình liên quan đến hoạt động của các loại tội phạm; có nhiều giải pháp đột phá, quyết liệt thực hiện các chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn. Đại tá Lê Văn Phương cho biết, lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã cắm 84 chốt dọc biên giới cùng với 23 tổ cơ động với 420 người thường trực 24/24 giờ trong ngày tại các cửa khẩu chính, phụ, đường mòn, lối mở, các điểm dọc bờ sông Sê Pôn để kịp thời ngăn chặn các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép và buôn lậu. Tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình thành lập 16 chốt cố định, tám tổ kiểm soát lưu động với 153 cán bộ, chiến sĩ hoạt động liên tục trên hai tuyến biên giới từ tháng 3 đến nay. Qua đó, BĐBP tỉnh Quảng Bình bắt giữ, xử lý 76 vụ với 80 đối tượng, trong đó 12 vụ, 14 đối tượng nhập cảnh trái phép với mục đích trốn cách ly phòng, chống dịch Covid-19, xử phạt vi phạm hành chính 76 đối tượng, phạt tiền hơn 118 triệu đồng.

Tại TP. Đà Nẵng, mặc dù tình hình dịch bệnh đã và đang được kiểm soát ổn định, nhưng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 từ sân bay, cảng biển rất lớn. Hiện, số lượng người Việt Nam nhập cảnh sân bay quốc tế Đà Nẵng liên tiếp tăng, được cách ly y tế tại Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền trung. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã ban hành quy định phòng, chống dịch nghiêm ngặt tại cửa khẩu sân bay, lực lượng kiểm dịch y tế sân bay Đà Nẵng túc trực 24 giờ trong ngày tại sân bay, cảng biển. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, đúng quy định và xử phạt nặng các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, yêu cầu BĐBP thành phố Đà Nẵng tập trung kiểm soát chặt tại khu vực cửa khẩu cảng, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan. UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản yêu cầu các cấp, ngành liên quan nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, triển khai tích cực các giải pháp nhằm giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Từ ngày 25/11/2020 đến 25/2/2021, lực lượng quản lý thị trường TP. Đà Nẵng ra quân kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn những diễn biến phức tạp do nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng cao, đồng thời phối hợp các cơ quan chức năng các tỉnh, thành phố trong khu vực phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại. Cục Hải quan TP. Đà Nẵng có văn bản chỉ đạo, kế hoạch phòng, chống buôn lậu dịp Tết Nguyên đán. Lựa chọn đối tượng, phương tiện và phân tích thông tin để kiểm soát chặt chẽ, sớm phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.