Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Tăng cường bảo vệ đàn gia súc và diện tích rau màu trong những ngày rét đậm

Minh Nhật - 09:11, 10/02/2025

Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh miền núi phía bắc giảm mạnh, trời rét đậm, một số khu vực vùng núi cao có băng giá, ảnh hưởng việc sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

Chăm sóc và bảo vệ đàn trâu trong những ngày giá rét ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: TL
Chăm sóc và bảo vệ đàn trâu trong những ngày giá rét ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: TL

Nhằm chủ động ứng phó diễn biến thời tiết bất lợi, các địa phương đã khẩn trương hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp bảo vệ diện tích rau màu và đàn gia súc.

Tại tỉnh Lạng Sơn, nhiệt độ luôn giao động từ 8 đến 120C, gây ảnh hưởng sức khỏe người dân và việc sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lương Trọng Quỳnh cho biết:

Trong những ngày rét dậm, rét hsij trong tuần qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, học sinh tại các trường nội trú; tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản...

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn cho biết, tỉnh có 57.000 con trâu, 29.300 con bò; 5.500 con gia cầm và 1.210 ha diện tích nuôi thủy sản. Sở đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố phối hợp cơ quan chuyên môn cử cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi đề phòng dịch bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi các kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống rét cho đàn vật nuôi, nhất là ở khu vực vùng núi cao.

Tại xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, những ngày gần đây, nhiệt độ luôn dao động từ 3 đến 100C… là nơi lạnh nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, đồng bào các dân tộc nơi đây không thả rông trâu, bò, dự trữ cỏ khô, che chắn chuồng trại...

Người dân Thôn Trà Ký, xã Mẫu Sơn chia sẻ: Ngay khi nhận được thông tin về đợt rét đậm, rét hại lần này, các gia đình đã chủ động chuẩn bị sẵn thức ăn cho trâu, che chắn chuồng trại, lùa trâu về chuồng nên đàn trâu vẫn khỏe mạnh.

Hiện xã Mẫu Sơn có hơn 600 con trâu, bò. Rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, ngay từ đầu mùa đông, xã đã tuyên truyền, vận động người dân không thả rông trâu, bò khi xảy ra rét hại, rét đậm; khi nhiệt độ dưới 120C thì không sử dụng gia súc để cày, kéo; di chuyển đàn trâu, bò ra khỏi vùng núi cao; gia cố chuồng trại khô ráo, che chắn chuồng đủ ấm; chủ động dự trữ thức ăn khô như rơm, phụ phẩm nông nghiệp… Nhờ đó đàn trâu, bò của xã vẫn phát triển khỏe mạnh.

Tại tỉnh Bắc Kạn, những ngày qua, nhiệt độ xuống thấp, trời rét đậm nên nhiều hộ dân tại xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn đã chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ đàn gia súc và diện tích rau vụ đông.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm và khuyến cáo của chính quyền, các hộ nông dân đã chủ động thu gom, tích trữ rơm rạ làm thức ăn qua đông cho đàn trâu. Khi thấy có dự báo thời tiết rét đậm, đã chủ động quây bạt che chắn chuồng nuôi. Diện tích rau màu cũng được che phủ nilon và tưới nước để tan sương mỗi ngày.

Bắc Kạn từng hứng chịu bài học đắt giá do chủ quan trong phòng, chống rét dẫn tới hơn 400 con gia súc bị chết vào năm 2016. Sau bài học này, công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi, cây trồng của tỉnh đã được chấn chỉnh và nhiều năm nay không còn tái diễn hậu quả lớn như vậy.

Từ cuối năm 2024, tỉnh Bắc Kạn đã thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi tại các xã, thôn trên địa bàn. Bắc Kạn hiện có khoảng hơn 56.000 con trâu, bò, ngựa, đàn dê hơn 23.000 con và khoảng hơn 150.000 con lợn. Đây là tài sản lớn của người dân cần được bảo vệ trước giá rét mùa đông.

Trước tình hình thời tiết rét đậm những ngày qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Đăng Bình đã ra công điện yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, cây trồng. Tỉnh cũng yêu cầu chủ động bố trí ngân sách để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống rét; kịp thời hỗ trợ vật tư, kinh phí cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách để gia cố, che chắn chuồng trại, ao giống, vườn cây giống, nhất là mạ xuân và mua thức ăn tinh cho đàn gia súc.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Kạn, người chăn nuôi cần hiểu và thực hành đúng định mức thức ăn cho vật nuôi. Trong đó, ưu tiên sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, như: Cỏ xanh, cỏ ủ, rơm khô, rơm ủ urê với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể gia súc. Đồng thời, bảo đảm nước uống đầy đủ, những ngày rét đậm nên bổ sung nước ấm có hòa muối.

Cũng như nhiều địa phương khác trong khu vực miền núi, tỉnh Hà Giang xác định chăn nuôi trâu, bò là một hướng phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo đối với người dân. Tỉnh hiện có hơn 106 nghìn hộ chăn nuôi với tổng đàn trâu, bò hơn 227 nghìn con.

Do khí hậu trong vụ đông khắc nghiệt; nhiều hộ dân chưa có điều kiện xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố; tại nhiều xã vùng cao vẫn còn tập quán thả rông gia súc, cho nên những năm trước, ở Hà Giang vẫn xảy ra tình trạng trâu, bò chết do đói, rét. Ngay từ đầu vụ đông năm nay, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố, ngành chức năng tăng cường phòng, chống đói rét cho đàn gia súc.

Trong đó, tập trung vận động nhân dân không thả rông gia súc; xây dựng, tu sửa chuồng trại chắc chắn, ấm áp trong mùa đông; dự phòng đủ lượng thức ăn; trong những ngày nhiệt độ giảm sâu có thể đốt lửa sưởi ấm cho gia súc. Chính quyền địa phương cũng yêu cầu các hộ chăn nuôi ký cam kết phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Số hộ ký cam kết thực hiện phòng, chống đói, rét cho trâu, bò là hơn 105 nghìn hộ, đạt 99,3% tổng số hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Theo từ lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, qua kiểm tra, công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc được các địa phương triển khai nghiêm túc, trách nhiệm. Trong những ngày rét đậm, rét hại, không còn tình trạng thả rông gia súc.

Hầu hết các hộ chăn nuôi đã tu sửa chuồng trại, chuẩn bị các vật dụng để che chắn chuồng trại, bảo đảm giữ ấm cho đàn gia súc. Nhân dân trong tỉnh cũng trồng được hơn 23 nghìn ha cỏ, bảo đảm trâu bò có đủ lương thực ăn trong vụ đông. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc cũng được thực hiện kịp thời. Do đó, đến thời điểm này, Hà Giang chưa ghi nhận tình trạng trâu, bò chết do đói, rét.

Tương tự, trong 5 năm trở lại đây, tại xóm Pác Háo-Nà Pìn, xã Lê Chung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng không có tình trạng trâu, bò bị chết do đói, rét.

Đồng chí Hứa Thế Hữu, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng xóm Pác Háo-Nà Pìn chia sẻ, ý thức của người dân về phòng chống tác hại của rét đậm, rét hại được nâng cao. Đồng bào quan tâm thực hiện các biện pháp về chuồng trại, dự trữ, bổ sung thức ăn cho đàn gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại kéo dài. Mùa rét năm nay, cán bộ xóm và các đoàn thể đã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi cần che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, bảo đảm ấm áp cho trâu bò, vật nuôi.

Các hộ chăn nuôi dự trữ rơm, chủ động thức ăn cho trâu, bò trong ngày giá rét, đồng thời đi lấy cỏ, lá cây, bổ sung nguồn thức ăn tươi cho gia súc tăng sức đề kháng, chống chịu trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Các hộ chăn nuôi đã mua bạt, quây, che chắn chuồng trại. Nhiều hộ đã láng nền chuồng gia súc, thường xuyên vệ sinh, bảo đảm nền chuồng gia súc khô ráo. Nhờ đồng bộ thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu, bò, hiện đàn trâu, bò 67 con của 14 hộ chăn nuôi trong xóm vẫn sinh trưởng, phát triển tốt.

Trước tình hình rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp, một số vùng núi cao xuất hiện băng giá, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo, yêu cầu các ngành, địa phương tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người dân, cây trồng, vật nuôi. Các địa phương chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về cây trồng, vật nuôi do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động Tết trồng cây

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động Tết trồng cây

Sáng 11/2, tại cơ quan Bộ chỉ huy, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Ban Thường vụ, Bộ Chỉ huy, các phòng, văn phòng, Đồn trưởng, Chính trị viên tất cả các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bắt đầu từ ngày 10/2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra một loạt các hoạt động tâm linh và văn hóa truyền thống mở đầu cho những ngày diễn ra Lễ hội đền Trần năm 2025 đầy sôi động.
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động Tết trồng cây

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 4 giờ trước
Sáng 11/2, tại cơ quan Bộ chỉ huy, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Ban Thường vụ, Bộ Chỉ huy, các phòng, văn phòng, Đồn trưởng, Chính trị viên tất cả các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Media - BDT - 7 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Trồng cây đầu Xuân - Mong mùa quả ngọt .Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá. “Tỷ phú chân đất” miền sơn cước. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình

Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình

Media - BDT - 20:00, 10/02/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 10/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Du khách nô nức trẩy Hội Lim Xuân Ất Tỵ. Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Trồng dâu, nuôi tằm phát triển kinh tế ở xã vùng sâu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Các huyện miền núi Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khỏe mạnh trong rét đậm

Các huyện miền núi Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khỏe mạnh trong rét đậm

Trang địa phương - Mỹ Dung - 18:37, 10/02/2025
Hiện nay, do ảnh hưởng rét đậm, rét hại của đợt không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp nhất ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh phổ biến 9-12°C, vùng núi 5-8°C, vùng núi cao có nơi dưới 3°C, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi. Để kịp thời ứng phó với tình hình diễn biến của thời tiết, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, các địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện nhiều biện pháp, giữ cho vật nuôi khỏe mạnh.
Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Trồng cây đầu Xuân - Mong mùa quả ngọt .Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá. “Tỷ phú chân đất” miền sơn cước. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chàng trai Ê Đê tạm gác sự học nơi giảng đường, tình nguyện nhập ngũ

Chàng trai Ê Đê tạm gác sự học nơi giảng đường, tình nguyện nhập ngũ

Gương sáng - Lê Hường - 18:35, 10/02/2025
Đang theo học năm thứ 2 của một trường cao đẳng ở Tp.Buôn Ma Thuột, Phương Bắc Bkrông (SN 2003), trú buôn Cuăh, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk gác lại giấc mơ giảng đường, viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc và Nhân dân.
Chiêu trò lừa đảo giả danh nhân viên điện lực có chiều hướng gia tăng

Chiêu trò lừa đảo giả danh nhân viên điện lực có chiều hướng gia tăng

Pháp luật - Trọng Bảo - 18:33, 10/02/2025
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tình trạng lừa đảo, mạo danh nhân viên ngành điện lực có chiều hướng gia tăng, với những thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. Kẻ gian lợi dụng tâm lý lo sợ bị cắt điện, đánh vào sự cả tin của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, gây thiệt hại không nhỏ về tài chính cho nhiều người.
Gia Lai: Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống từ chuyển đổi số

Gia Lai: Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống từ chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Ngọc Thu - 18:32, 10/02/2025
Nhằm bắt kịp với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đời sống xã hội, đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai đã tận dụng những tiện ích của việc số hóa để bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, phục vụ đời sống ngày càng phát triển.
Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu xâm nhập mặn sâu hơn trung bình nhiều năm

Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu xâm nhập mặn sâu hơn trung bình nhiều năm

Tin tức - Tào Đạt - 18:30, 10/02/2025
Mùa khô 2024 - 2025, dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự báo thấp hơn trung bình nhiều năm, xâm nhập mặn có thể sâu và bất thường. Do đó, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh để đề phòng xâm nhập mặn tăng cao đột biến.
Ủy ban Dân tộc giao ban công tác tháng 2 năm 2025

Ủy ban Dân tộc giao ban công tác tháng 2 năm 2025

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 18:29, 10/02/2025
Sáng 10/2, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Ủy ban giao ban với Thủ trưởng các vụ, đơn vị tháng 2/2025. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.