Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tận dụng vỏ củ mì làm phân vi sinh

PV - 16:08, 05/04/2018

Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, nông dân Hà Thanh Thuẫn, 58 tuổi đã trở thành Giám đốc Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch (thôn Tân Phú, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) chuyên sản xuất phân bón vi sinh và làm chủ hơn 70ha đất sản xuất, thu lợi mỗi năm nhiều tỷ đồng.

Ông Hà Thanh Thuẫn giới thiệu sản phẩm phân bón vi sinh từ vỏ củ mì. Ông Hà Thanh Thuẫn giới thiệu sản phẩm phân bón vi sinh từ vỏ củ mì.

 

Bên tách trà thơm, ông Hà Thanh Thuẫn cho biết, năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về quê hương Thanh Hóa và lập gia đình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên ông chuyển vào Bình Phước lập nghiệp, với mong ước đổi đời. Sau thời gian bươn chải với nhiều nghề khác nhau, ông tích góp được khoản vốn và bắt đầu mua đất canh tác.

“Ngày trước, đất ở đây giá thấp nên có tiền là tôi mua đất hết. Hiện gia đình tôi sở hữu hơn 70ha đất, trong đó có hơn 30ha điều, còn lại trồng các loại cây như cao su, xà cừ, giá tỵ và cây ăn trái”, ông Thuẫn nói.

Trải qua nhiều lần thất bại đã tạo nên một nông dân Hà Thanh Thuẫn dám nghĩ, dám làm. Với ý tưởng tận dụng vỏ củ mì của Nhà máy Vedan, đóng chân trên địa bàn xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, làm phân bón cho cây cao su, năm 2013, ông mở một nhà máy nhỏ sản xuất khoảng 700 tấn phân bón/năm phục vụ sản xuất của gia đình và người thân.

Sau một thời gian, thấy loại phân bón này hiệu quả, được người dân đánh giá là chất lượng nên ông mạnh dạn mở rộng sản xuất và thành lập Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch phân bón Hudavil, chuyên sản xuất phân bón vi sinh cho cây trồng.

Với tiêu chí “Kinh doanh phải có lời và nông dân phải có lợi”, ông Thuẫn xuống tận vườn những hộ đăng ký mua phân vi sinh của Công ty. Ông khuyên bà con bón một nửa diện tích bằng phân bón vi sinh của Công ty, còn lại bón bằng phân thường dùng nhằm đánh giá đúng hiệu quả phân bón do ông sản xuất ra.

Khi nông dân hợp đồng mua phân bón, thì Công ty thực hiện cam kết sẽ đền bù và trả lại tiền nếu phân bón không hiệu quả.

Để tạo thuận lợi cho người dân, Công ty ông sẵn sàng bán nợ cho nông dân các xã Long Tân, Long Bình (huyện Phú Riềng). Riêng ở xã Long Bình, ông bán nợ 100% phân bón cho 200 hộ nghèo và những gia đình đồng bào DTTS, sau khi thu hoạch mới trả tiền. “Với cách làm này nên sản phẩm phân bón vi sinh của Công ty được rất nhiều nông dân chọn mua, trong đó có Công ty TNHH một thành viên cao su Phú Riềng, một đơn vị khó tính cũng chọn mua với sản lượng lớn”, ông Thuẫn cho biết.

Theo ông Thuẫn, phân bón Hudavil của Công ty được chuyển giao công nghệ từ Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Phân bón Hudavil dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây và theo từng thời kỳ phát triển.

Quy trình sản xuất phân bón là tiến hành nghiền, làm vụn vỏ củ mỳ, sau đó trộn với chế phẩm vi sinh và bổ sung thêm các nguyên liệu như rỉ mật, ure, kali, super lân, vôi bột… Kế đến, tiến hành ủ nhiên liệu (nhiệt độ ủ cao hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 20oC). Sau thời gian ủ từ 40- 45 ngày là có thể sử dụng được.

“Việc sử dụng phân bón vi sinh giúp cây trồng chống được các loại nấm bệnh gây hại, giúp cải tạo đất, làm tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất, phát triển bộ rễ, giảm thiểu sâu bệnh. Đồng thời, tăng sản lượng, chất lượng cho cây trồng, giảm bớt lượng phân hóa học và tạo ra những sản phẩm nông sản sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường”, ông Thuẫn cho biết.

Với ý chí, niềm tin, nghị lực dám nghĩ dám làm, khát vọng làm giàu, nông dân Hà Thanh Thuẫn trở thành doanh nhân mang đến luồng gió mới làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người nông dân trên vùng đất Bình Phước.nBên tách trà thơm, ông Hà Thanh Thuẫn cho biết, năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về quê hương Thanh Hóa và lập gia đình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên ông chuyển vào Bình Phước lập nghiệp, với mong ước đổi đời. Sau thời gian bươn chải với nhiều nghề khác nhau, ông tích góp được khoản vốn và bắt đầu mua đất canh tác.

“Ngày trước, đất ở đây giá thấp nên có tiền là tôi mua đất hết. Hiện gia đình tôi sở hữu hơn 70ha đất, trong đó có hơn 30ha điều, còn lại trồng các loại cây như cao su, xà cừ, giá tỵ và cây ăn trái”, ông Thuẫn nói.

Trải qua nhiều lần thất bại đã tạo nên một nông dân Hà Thanh Thuẫn dám nghĩ, dám làm. Với ý tưởng tận dụng vỏ củ mì của Nhà máy Vedan, đóng chân trên địa bàn xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, làm phân bón cho cây cao su, năm 2013, ông mở một nhà máy nhỏ sản xuất khoảng 700 tấn phân bón/năm phục vụ sản xuất của gia đình và người thân.

Sau một thời gian, thấy loại phân bón này hiệu quả, được người dân đánh giá là chất lượng nên ông mạnh dạn mở rộng sản xuất và thành lập Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch phân bón Hudavil, chuyên sản xuất phân bón vi sinh cho cây trồng.

Với tiêu chí “Kinh doanh phải có lời và nông dân phải có lợi”, ông Thuẫn xuống tận vườn những hộ đăng ký mua phân vi sinh của Công ty. Ông khuyên bà con bón một nửa diện tích bằng phân bón vi sinh của Công ty, còn lại bón bằng phân thường dùng nhằm đánh giá đúng hiệu quả phân bón do ông sản xuất ra.

Khi nông dân hợp đồng mua phân bón, thì Công ty thực hiện cam kết sẽ đền bù và trả lại tiền nếu phân bón không hiệu quả.

Để tạo thuận lợi cho người dân, Công ty ông sẵn sàng bán nợ cho nông dân các xã Long Tân, Long Bình (huyện Phú Riềng). Riêng ở xã Long Bình, ông bán nợ 100% phân bón cho 200 hộ nghèo và những gia đình đồng bào DTTS, sau khi thu hoạch mới trả tiền. “Với cách làm này nên sản phẩm phân bón vi sinh của Công ty được rất nhiều nông dân chọn mua, trong đó có Công ty TNHH một thành viên cao su Phú Riềng, một đơn vị khó tính cũng chọn mua với sản lượng lớn”, ông Thuẫn cho biết.

Theo ông Thuẫn, phân bón Hudavil của Công ty được chuyển giao công nghệ từ Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Phân bón Hudavil dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây và theo từng thời kỳ phát triển.

Quy trình sản xuất phân bón là tiến hành nghiền, làm vụn vỏ củ mỳ, sau đó trộn với chế phẩm vi sinh và bổ sung thêm các nguyên liệu như rỉ mật, ure, kali, super lân, vôi bột… Kế đến, tiến hành ủ nhiên liệu (nhiệt độ ủ cao hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 20oC). Sau thời gian ủ từ 40- 45 ngày là có thể sử dụng được.

“Việc sử dụng phân bón vi sinh giúp cây trồng chống được các loại nấm bệnh gây hại, giúp cải tạo đất, làm tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất, phát triển bộ rễ, giảm thiểu sâu bệnh. Đồng thời, tăng sản lượng, chất lượng cho cây trồng, giảm bớt lượng phân hóa học và tạo ra những sản phẩm nông sản sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường”, ông Thuẫn cho biết.

Với ý chí, niềm tin, nghị lực dám nghĩ dám làm, khát vọng làm giàu, nông dân Hà Thanh Thuẫn trở thành doanh nhân mang đến luồng gió mới làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người nông dân trên vùng đất Bình Phước.

THANH LIÊM

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 2 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 9 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 9 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 9 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 10 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.