Xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cách xa trung tâm huyện 40km, từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm và đã có trường hợp tử vong do sốt rét. Cùng với ngành Y tế, chính quyền và Nhân dân, y sĩ Y Bun Toản Niê (SN 1989), dân tộc Mnông đã có nhiều đóng góp trong việc đẩy lùi sốt rét ở buôn làng vùng biên này.
Bệnh sốt rét ở Gia Lai liên tục gia tăng, diễn biến phức tạp và nhiều ca bệnh chuyển thành sốt rét ác tính, biến chứng nguy hiểm, khó khăn trong việc điều trị. Đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là thói quen ở rừng, ngủ rẫy của người dân, ý thức phòng chống dịch chưa được nâng cao.
Ngày 25 tháng 4 hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét nhằm nhấn mạnh cam kết cộng đồng về bệnh sốt rét, cũng như sức mạnh toàn cầu trong việc đoàn kết vì mục tiêu chung hướng đến một thế giới không còn bệnh sốt rét.
Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch thả thí điểm muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại Nha Trang, Khánh Hòa.
Ngày 25/4 hằng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét nhằm nhấn mạnh cam kết của cộng đồng về bệnh sốt rét, cũng như sức mạnh toàn cầu trong việc đoàn kết vì mục tiêu chung hướng đến một thế giới không còn bệnh sốt rét. WHO đặt mục tiêu, giảm tỷ lệ mắc sốt rét ít nhất 90% vào năm 2030.
Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk liên tục gia tăng các ca bệnh sốt rét. Đặc biệt ở các huyện vùng sâu, vùng xa như: Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’leo, Cư M’gar, Ea Kar… Ngoài các nguyên nhân khách quan thì do sự chủ quan của người dân nên đã có ca bệnh tử vong.
Nhiều huyện, xã ở vùng sâu Tây Nguyên đang đối diện với nguy cơ bùng phát bệnh sốt rét. Đặc biệt, ở các khu vực rừng sâu, thói quen ở rẫy không mắc màn đã làm nhiều người phải nhập viện, sức khỏe diễn biến xấu vì sốt rét ác tính.