Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Suối Đá Đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai bị xâm hại, chính quyền địa phương vào cuộc

Minh Ngọc - 17:19, 09/05/2022

Trước tình trạng người dân tự ý đổ đất đá, xâm lấn vào thắng cảnh suối Đá Đĩa triệu năm tuổi, chính quyền địa phương đã vào cuộc vận động, hoàn trả lại mặt bằng ban đầu.

Vẻ đẹp của suối đá đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai.
Vẻ đẹp của suối Đá Đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai.

Người dân làng Vân, thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai vẫn gọi con suối Đá Đĩa triệu năm tuổi này là Jrai Phă hoặc Ia Ruai. Từ Tp. Pleiku, di chuyển khoảng 1 giờ về hướng thị trấn Ialy và hỏi người dân địa phương sẽ tới địa điểm suối Jrai Phă. Men theo 300 m đường mòn ven con suối, hiện ra trước mắt bạn là bãi đá cổ với những khối đá hình lục giác, tròn vuông được tự nhiên sắp đặt khéo léo thành từng lớp kỳ vĩ rộng khoảng 200m, trải dài hơn 1km hai bên con suối. Nếu nhìn từ trên cao, bãi đá cổ như một tổ ong khổng lồ.

Hiện khu vực suối đá đĩa Gia Lai đang trở thành một trong những điểm đến check-in hấp dẫn của nhiều người mê vẻ đẹp tự nhiên độc đáo, tránh xa ồn ào của những điểm du lịch đông đúc. Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai đã đề nghị xếp hạng di tích địa điểm suối đá cổ Jrai Phă và lên kế hoạch bảo vệ, đồng thời khai thác tiềm năng du lịch hợp lý.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, suối Đá Đĩa ở thị trấn Ialy, bị nhiều người ngang nhiên đổ đất, xâm lấn. Theo thông tin từ UBND thị trấn Ialy, nguyên nhân là do khu vực suối Đá Đĩa được quy hoạch phát triển du lịch, nên nhiều người đến đây tìm mua đất rẫy với giá cao. Một số hộ dân đã thuê người vào đào bới, lấn đất vào khu vực suối đá đĩa, mở rộng đất lấy "view đẹp"... với suy nghĩ được bồi thường giá cao khi Nhà nước quy hoạch.

Nhiều ngày trước, khu vực suối Đá Đĩa này bị xâm hại bởi một số hộ dân cải tạo, lấn chiếm đất.
Suối Đá Đĩa bị xâm hại bởi một số hộ dân cải tạo, lấn chiếm đất.

Theo ghi nhận nhiều ngày trước, khu vực suối Đá Đĩa bị đất lấp, tiếp giáp với diện tích đất trồng cây cà phê của người dân. Một khu đất cạnh suối đá cổ bị máy xúc của một hộ dân múc lên đổ tràn ra sát bờ suối. Nhiều diện tích đá đã bị đất đá lấp hoàn toàn, khách tham quan không thể di chuyển tới đây do đất đá được chất cao.

Trước tình trạng này, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Chư Păh tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực suối đá cổ.

Theo báo cáo của UBND Thị trấn IaLy, diện tích đất ngay cạnh khu vực suối đá bị vùi lấp là của gia đình ông Rơ Châm Jip (trú tại làng Yăh, thị trấn IaLy) và con rể là Rơ Châm Dên (làng Al, xã Ia Mơ nông). Sự việc đã được chính quyền địa phương phát hiện, lập biên bản và yêu cầu dừng các hoạt động cải tạo đất và trả lại mặt bằng cảnh quan.

Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng cùng người dân đã hoàn trả hiện trạng ban đầu cho điểm tham quan này.
Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng cùng người dân đã hoàn trả hiện trạng ban đầu cho điểm tham quan này.

Ngày 9/5, trao đổi với phóng viên, Ông Vũ Hồng Trường, cán bộ Văn hóa thông tin thị trấn Ialy cho biết: Công an thị trấn Ia Ly đã làm việc những có người liên quan. Quá trình làm việc, các hộ dân đã thừa nhận thực hiện việc cải tạo lấn chiếm làm thay đổi hiện trạng đất khu vực suối đá. Ngoài ra, Công an thị trấn đã phân công 2 Công an viên làng Vân và làng Yăh thường xuyên nắm tình hình và chủ động bảo vệ không cho máy đào xuống khu vực suối đá đĩa để tránh xảy ra các vụ việc tương tự.

“Chính quyền địa phương đã phối hợp với lực lượng chức năng và người dân xung quanh dọn dẹp đất đá, khắc phục tìn trạng xâm hại danh thắng này. Đến ngày 9/5, công việc khôi phục hiện trạng đã cơ bản được hoàn tất”, ông Vũ Hồng Trường cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 10 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 28 phút trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 28 phút trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 30 phút trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh kể về 3 lần được gặp Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:08, 20/05/2025
Nghệ nhân Ưu tú Yang Danh, tên thật là Yang Đêu, là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm ), ở làng Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Người dân thường hay gọi ông với cái tên trìu mến là “Danh Ba Na”, bởi lẽ ông giống như một “kho tư liệu sống” về văn hoá Ba Na. Ông cũng là một số ít người con của đồng bào Ba Na có vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.