Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sống cảnh đèn dầu

PV - 10:02, 20/07/2018

Chập choạng tối, tiếng kêu của hàng trăm loại côn trùng hợp thành bản nhạc rừng vang khắp núi đồi, bản tình ca với những âm thanh trầm bổng của một ngôi làng không có điện, nghe đơn điệu như chính cuộc sống muôn vàn khó khăn của người dân làng Bui Xóm Mới…

Sống le lói bên ánh đèn dầuLàng Bui Xóm Mới, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai là nơi ở cũ của người dân làng Bui ngày nay. Trong chiến tranh, làng Bui là ngôi làng cách mạng. Sau giải phóng, người dân làng Bui được Nhà nước di dời đến một vị trí mới thuận lợi, khang trang hơn, cách làng cũ 4km để ổn định dân cư, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, vị trí đất sản xuất không phù hợp, qua năm tháng dân số ngày càng đông, một phần vì phong tục của người Jrai thích sống gần rừng nên nhiều người dân đưa gia đình về nơi ở cũ, lập thành làng Bui Xóm Mới. Làng nằm lọt thỏm giữa thung lũng, xung quanh là đồi núi biệt lập với những khu dân cư khác. Hiện nay, làng Bui Xóm Mới là nơi duy nhất trên địa bàn xã Ia Ka, huyện Chư Păh chưa có điện lưới quốc gia.

Làng Bui Người dân làng Bui Xóm Mới nhận dầu hỏa hỗ trợ.

Đi rẫy vừa về đến nhà, ông Rơ Châm Oel vội vàng thúc giục vợ con dọn cơm chiều trước khi trời tối, vì trong nhà đã hết dầu, nếu trời tối không thấy thức ăn mà gắp. Tìm chiếc đèn pin tích điện ở đầu giường, ông Oel chia sẻ: Chính quyền xã cấp cho bà con đèn pin tích điện để thắp sáng, nhưng đèn pin hay bình ắc quy chỉ dùng khi cấp bách, hết dầu thôi. Mỗi lần đi sạc đèn hay bình ắc quy lại phải mang ra làng Bui xa xôi, mất công lắm. Cuộc sống của bà con ở đây vất vả lắm, không có điện thiệt thòi đủ đường. Bà con trong làng đều nghèo, chủ yếu là gia đình chính sách thuộc diện trợ cấp tiền điện hàng tháng theo quy định của Nhà nước. Mỗi quý, chính quyền xã cấp cho mỗi hộ dân 147 nghìn đồng hỗ trợ tiền điện, nhưng cũng chẳng đủ mua dầu thắp.

Trong căn nhà tối om chỉ còn chút ánh sáng lập lòe từ bếp lửa sắp tàn, chị Rơ Châm Phưm bê mâm bát dò dẫm từng bước xuống cầu thang nhà sàn rửa, nhưng tối quá đành để sáng sớm mai. Chị Phưm than thở: Không có điện, trời tối là tù mù khổ lắm. Nhất là bọn trẻ con ngày nắng nóng không có điện bật quạt, còn đêm học bài dưới ánh sáng yếu ớt của đèn dầu, đèn pin. Thời gian qua, có nhiều tổ chức, cá nhân mang dầu hỏa, đèn đến trao tặng vì ánh sáng đèn dầu đối với bà con nơi đây vô cùng quý giá. Mấy hôm trước cũng có đoàn từ TP. Pleiku chở thùng phuy dầu và mấy chục chiếc đèn đến cho bà con. Đỡ được một khoản chi phí mua dầu mà không phải đi xa nên nhà ai cũng mang can đến nhận.

Đang quen sống cùng bố mẹ ở ngôi làng khác có điện thắp sáng, từ khi về làm rể làng Bui Xóm Mới, cuộc sống sinh hoạt của anh Rơ Châm Men như bị đảo lộn. Nhưng vì phong tục của người Jrai, muốn lấy người con gái mình yêu thương, anh Men phải về làm rể. “Có điện sáng quen rồi về đây bất tiện nhiều thứ lắm. Mình có chiếc điện thoại đen trắng dùng để liên lạc mà mỗi khi hết pin cũng phải đi 4 cây số mới sạc được, nhiều khi phải hạn chế dùng”.

Tin vui cho làng Bui Xóm Mới

Ông Rơ Châm Bin, Trưởng làng Bui cho biết: làng Bui Xóm Mới là một phần của làng Bui, đây là một trong những ngôi làng nghèo nhất của xã Ia Ka, chủ yếu đồng bào dân tộc Jrai sinh sống. Từ năm 2010, làng Bui đã có điện thắp sáng, còn làng Bui Xóm Mới ở xa quá, các hộ dân lại sinh sống không tập trung nên vẫn chưa thể kéo điện được. “Không có điện nên cuộc sống của bà con rất khó khăn, thiệt thòi nhiều mặt nhưng cũng đành chịu. Người dân làng Bui Xóm Mới nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì”.

Ông Nguyễn Tất Hoàng, Trưởng phòng Kinh doanh-Tổng hợp, Điện lực huyện Chư Păh cho biết: Điện lực huyện Chư Păh đã khảo sát và đưa làng Bui Xóm Mới vào kế hoạch thực hiện kéo điện năm 2019. Nhưng năm 2018, Điện lực huyện vẫn còn vốn nên đã đề xuất với cấp trên kéo điện về làng Bui Xóm Mới luôn trong năm 2018, dự kiến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành kéo điện.

Đến nay, Công ty Điện lực Gia Lai đã cơ bản hoàn thành việc kéo điện đến các thôn, làng, đạt 99,8%. Hiện chỉ còn một số làng như làng Bui Xóm Mới, xã Ia Ka, huyện Chư Păh; làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện và một số khu dân cư vùng sâu chưa có điện hoặc đường điện yếu. Tuy nhiên, những địa phương này đều đã có kế hoạch trình Tổng Công ty triển khai đầu tư trong thời gian sớm nhất.

HOÀNG THANH - LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 14:05, 04/12/2024
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 13:53, 04/12/2024
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 13:52, 04/12/2024
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.