Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Sơn La: Khánh thành đập Sabo - công trình thí điểm tại Việt Nam giúp giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất

Minh Nhật - 17:04, 16/04/2025

Đây là công trình đập Sabo đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản, nằm trong phạm vi Dự án Hợp tác kỹ thuật về nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc, sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Các đại biểu cắt băng khánh thành đập Sabo lưu vực Nặm Păm, Mường La (Sơn La). (Ảnh: THẾ ĐOÀN)
Các đại biểu cắt băng khánh thành đập Sabo lưu vực Nặm Păm, Mường La (Sơn La). (Ảnh: THẾ ĐOÀN)

Sáng 16/4, tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La và Văn phòng JICA Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ khánh thành đập Sabo thí điểm tại lưu vực Nặm Păm.

Đây là công trình đập Sabo đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, nằm trong phạm vi Dự án Hợp tác kỹ thuật về nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc (Dự án) do JICA tài trợ.

Đập Sabo là giải pháp công trình được áp dụng rất hiệu quả ở Nhật Bản và nhiều quốc gia trên thế giới, thường được xây dựng tại thượng lưu những sông có độ dốc lớn và tốc độ dòng chảy cao; giúp giữ lại bùn đá, gỗ trôi và ngăn ngừa thiệt hại.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, cho biết, công trình đập Sabo tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La có thể được coi là “mô hình trực quan”, mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.

Ông Kobayashi Yosuke, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam và ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai kéo băng biển thông tin đập Sabo. (Ảnh: THẾ ĐOÀN)
Ông Kobayashi Yosuke, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam và ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai kéo băng biển thông tin đập Sabo. (Ảnh: THẾ ĐOÀN)

Công trình này được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ 28 hộ dân, 1 trường mầm non, 1 nhà văn hóa ở phía bờ trái hạ lưu đập. Tuy nhiên, theo ông Sơn, do chỉ là đập thí điểm, được xây dựng đơn lẻ với quy mô nhỏ nên chắc chắn đập Sabo này sẽ khó phát huy hết hiệu quả.

"Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đề xuất Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng đồng bộ hệ thống đập Sabo trên lưu vực suối Nậm Păm. Hệ thống đập này có thể trở thành mô hình mẫu cho Việt Nam đánh giá hiệu quả, từ đó xem xét, huy động nguồn lực để đầu tư nhân rộng công trình đập Sabo tại các khu vực khác có rủi ro tương tự", Phó Cục trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Ông Kobayashi Yosuke - Trưởng đại diện JICA Việt Nam, nhấn mạnh, Lễ khánh thành đập Sabo ngày hôm nay đánh dấu một cột mốc mới trong hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai sạt lở, lũ quét. Cho rằng, một đập Sabo đơn lẻ không thể giúp giảm dòng lũ bùn đá hiệu quả, ông Yosuke hy vọng, việc thí điểm xây dựng đập tại tỉnh Sơn La sẽ là cơ sở tham khảo để Chính phủ Việt Nam xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng các đập Sabo tại lưu vực Nậm Păm và các khu vực có nguy cơ cao khác.

Theo báo cáo của các chuyên gia, Sơn La là một trong những tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ năm 2007 - 2020. Đặc biệt, sạt lở lũ quét năm 2017 và năm 2024 đã gây nhiều thiệt hại cả về người và tài sản trên địa bàn. Do vậy, Sơn La đã được JICA lựa chọn là một trong những tỉnh trọng tâm thực hiện các hoạt động thí điểm của Dự án.

Đập Sabo lưu vực suối Nặm Păm được khởi công xây dựng từ tháng 9/2024 sau mùa mưa ở tỉnh Sơn La và hoàn thành sau gần 7 tháng thi công, với tổng chi phí khoảng 55 triệu Yên (gần 10 tỷ đồng). Đập được xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản, là đập bê tông khe hở với chiều dài 61m, chiều rộng 3m ở đỉnh đập và chiều cao 9m.

Quá trình xây dựng bao gồm kiểm tra xác nhận trạng thái nền móng, đào nền, đổ bê tông, bảo vệ mái dốc, và san lấp. Chất lượng của đập được kiểm soát thông qua các bài kiểm tra đo độ sụt và thí nghiệm cường độ bê tông liên tục tại vị trí xây dựng.

Hiện trường sau trận lũ quét tại Nặm Păm, Mường La, Sơn La năm 2017.Ảnh: TL
Hiện trường sau trận lũ quét tại Nặm Păm, Mường La, Sơn La năm 2017. Ảnh: TL

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La, cho biết, việc xây dựng thí điểm giải pháp công trình (đập Sabo) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống và tài sản của Nhân dân tỉnh Sơn La.

Sau khi kết thúc Dự án, Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn liên quan tổ chức tiếp nhận tài sản là kết quả của Dự án; bố trí nguồn nhân lực và kinh phí để quản lý, khai thác, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.

Để kiểm soát lũ bùn cát hiệu quả hơn nữa trên lưu vực Nặm Păm, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Chính phủ Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường quan tâm đầu tư hoàn thiện 12 đập đã được lập theo kế hoạch tại Kết quả đầu ra số 3 của Dự án. Đồng thời, xây dựng tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn cho việc xây dựng đập Sabo tại Việt Nam.

Đập Sabo là giải pháp công trình được áp dụng rất hiệu quả tại Nhật, có tác dụng ngăn bùn đá, gỗ trôi gây thiệt hại tại khu vực hạ lưu. Đập Sabo được chia làm hai loại chính, là đập kín và đập hở.

Đập Sabo kín có tường chắn và từ phía hạ lưu không thể nhìn thấy phía đầu nguồn. Ngoài ra, sự tích dồn trầm tích tại đập kín làm chậm dòng chảy của nước do địa hình dốc sẽ thoải hơn và sông suối trở nên rộng hơn, giúp giảm tốc độ của dòng lũ quét.

Đối với loại đập Sabo hở, trên tường chắn của đập sẽ có các khoảng hở và có thể nhìn thấy phía thượng nguồn từ phía dưới hạ lưu. Bùn đá nhỏ vẫn có thể trôi qua đập như bình thường. Khi xảy ra lũ quét, đập Sabo sẽ giữ lại các đá lớn và gỗ trôi để ngăn thiệt hại cho vùng hạ lưu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo về việc triển khai kế hoạch công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam: Cầu nối gìn giữ, lan tỏa văn hóa các dân tộc

Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam: Cầu nối gìn giữ, lan tỏa văn hóa các dân tộc

Sắc màu 54 - PV - 19:51, 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp với các địa phương huy động đồng bào các dân tộc về tổ chức hoạt động tại Làng. Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng BộVHTT&DL chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, ban ngành Trung ương, Sở VHTT&DL các tỉnh có ký kết phối hợp với Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam cùng đồng bào các dân tộc sinh sống tại Làng.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Media - BDT - 19:49, 18/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Media - BDT - 19:40, 18/04/2025
Lễ hội Roóng Poọc hay còn gọi là Lễ hội Xuống đồng của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng Thổ địa - thần cai quản địa bàn để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…
Vụ sản xuất thuốc giả quy mô

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô "khủng": Thuốc chữa xương khớp chủ yếu thành phần chất "cấm" dùng trong Đông y

Pháp luật - Minh Nhật - 19:34, 18/04/2025
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc Đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong Đông y.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Tin tức - Văn Hoa - 19:33, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 5, đã tiếp xúc cử tri các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức trước kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa XV, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khởi nghiệp - T.Nhân - H.Trường - 19:29, 18/04/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo về việc triển khai kế hoạch công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:28, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2025, với chủ đề “Cùng Sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Ẩm thực - Đào Văn Hậu - 19:27, 18/04/2025
Trong kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam, gỏi lá Kon Tum là một món ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc… Đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên mà còn được thưởng thức món ăn đặc biệt này - một nét đặc sắc không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 18/04/2025
Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Hơn 1.000 học sinh, sinh viên đối mặt vòng lao lý trong vụ Mr. Pips lừa đảo 5.300 tỷ đồng

Hơn 1.000 học sinh, sinh viên đối mặt vòng lao lý trong vụ Mr. Pips lừa đảo 5.300 tỷ đồng

Xã hội - Minh Nhật - 16:05, 18/04/2025
Vụ việc gây chấn động bởi số lượng người trẻ tham gia và mức độ tinh vi của hình thức lừa đảo.