Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Tào Đạt - 16:04, 18/03/2025

Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ ngày 01/3/2025, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. "Khi 2 lĩnh vực dân tộc và tôn giáo "về chung một nhà" sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt với địa bàn TP. Hồ Chí Minh - nơi có 53 DTTS cùng sinh sống và hàng triệu tín đồ", ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh chia sẻ.

Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Duy Tân trao Quyết định đến cán bộ, công chức tại Hội nghị công bố Nghị quyết thành lập và trao Quyết định về công tác cán bộ, diễn ra ngày 5/3
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Duy Tân trao Quyết định đến cán bộ, công chức tại Hội nghị công bố Nghị quyết thành lập và trao Quyết định về công tác cán bộ, diễn ra ngày 5/3

Bắt tay ngay vào công việc khi thành lập

Không khí làm việc tại các phòng nghiệp vụ của Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trong những ngày đầu tháng 3/2025 diễn ra sôi nổi, đoàn kết, trách nhiệm. Đây là Sở duy nhất tại TP. Hồ Chí Minh thành lập mới khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Trước đó, ngày 20/02/2025, HĐND Thành phố thông qua Nghị quyết thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh cho biết: Việc hai lĩnh vực dân tộc và tôn giáo “về một nhà” cũng được kỳ vọng sẽ tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; qua đó củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 “Với việc thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo hiện nay, cùng với tổ chức bộ máy ổn định hơn, vị trí vai trò được nâng cao hơn, tôi cho rằng, mang lại nhiều thuận lợi để công tác dân tộc và tôn giáo của TP. Hồ Chí Minh sẽ ngày càng thực tế, thực tiễn, gắn với nhiệm vụ chức năng và hiệu quả hơn”, ông Tân nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Duy Tân cho biết, để thành lập Sở Dân tộc và Tôn Giáo, Thành phố đã có kế hoạch chuẩn bị về nhân lực và cơ sở vật chất. Qua đó, khi Sở được đi vào hoạt động đã ngay lập tực bắt nhịp được với công việc.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Sở Dân tộc và Tôn giáo sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, kiến nghị Thành phố bổ sung cơ sở vật chất để đáp ứng hoạt động lâu dài. Hiện nay, Sở Dân tộc và Tôn giáo hoạt động tại hai trụ sở, nhưng sắp tới sẽ đề xuất TP. Hồ Chí Minh cho hoạt động tại một trụ sở để thuận tiện cho quá trình công tác.

Theo ông Nguyễn Duy Tân, trong tình hình mới, điểm tựa của đất nước nói chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng vẫn là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tình dân tộc, nghĩa đồng bào cần tiếp tục phát huy cao độ nhất để thực hiện các nhiệm vụ chính trị cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

“Do đó, Sở Dân tộc và Tôn giáo sẽ nỗ lực thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc - tôn giáo trên địa bàn; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, kết hợp chặt chẽ giữa đạo và đời, đời và đạo, tôn giáo gắn bó với dân tộc; nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo theo sự phát triển của đất nước nói chung và Thành phố nói riêng; để các dân tộc không có khoảng cách trong sự phát triển; không để ai bị bỏ lại phía sau và không để các thế lực thù địch, phản động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc”, ông Nguyễn Duy Tân cho hay.

Thời gian qua, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo luôn được TP. Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Thời gian qua, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo luôn được TP. Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời

Đồng bào tin tưởng và kỳ vọng

Ông Res A Bidine, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Chăm, Trưởng Ban quản trị Thánh đường Mubarak (phường 2, quận 8): Những ngày qua, ông đặc biệt quan tâm đến cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Khi nghe thông tin  thành lập mới Sở Dân tộc và Tôn giáo, ông rất vui mừng và cho rằng, đây là một bước tiến mới để cán bộ ngành công tác dân tộc và tôn giáo tiếp tục rà soát, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước và chính quyền Thành phố bổ sung những chính sách đầu tư phù hợp đối với vùng đồng bào DTTS, đồng bào các tôn giáo, tạo điều kiện để bà con phấn đấu vươn lên.

“Bao lâu nay, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; đồng thời triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc một cách nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả. Tôi có kỳ vọng Sở Dân tộc và Tôn giáo đi vào hoạt động sẽ có thêm những tham mưu để hỗ trợ các dân tộc, tôn giáo ngày càng phát triển”, ông Res A Bidine nói.

Một lớp học tiếng Chăm tổ chức tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh
Một lớp học tiếng Chăm tổ chức tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh

Là Người có uy tín trong cộng đồng người Hoa - ông Vương Bái Xuyên, nguyên Chánh Văn phòng Ban Bảo trợ Trung tâm Hoa văn Khải Tú, tin tưởng: “Khi về chung một nhà”, cán bộ ngành Công tác dân tộc và tôn giáo sẽ thuận lợi hơn trong nắm bắt kịp thời và phản ánh tâm tư, nguyện vọng; cũng như yêu cầu chính đáng của Nhân dân; đồng thời tham mưu các cấp, các ngành trong định hướng hoạt động của tôn giáo, cũng như việc triển khai thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc và vùng có đạo ngày càng thiết thực, hiệu quả.

Nhiều năm giữ vai trò Người có uy tín trong đồng bào Khmer và là Ủy viên Ban Chấp hành MTTQ Việt Nam phường Tân Hưng Thuận, quận 12, bà Thạch Mỹ Hòa mong muốn: Sau khi thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo Thành phố, việc quản lý và thực thi các chính sách dân tộc, tôn giáo sẽ ngày càng chặt chẽ, thống nhất; đồng thời, chủ động phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.

TP. Hồ Chí Minh có 53 DTTS với 468.128 nhân khẩu, chiếm 5,2% dân số toàn thành phố; trong đó, có 3 dân tộc chiếm số đông và hình thành cộng đồng, là dân tộc Hoa với 382.826 người (chiếm 81,8% trong tổng số DTTS), dân tộc Khmer 50.422 người (10,8%) và dân tộc Chăm 10.509 người (2,2%), còn lại là các DTTS khác, với 24.371 người (5,2%).

Thành phố có trên 2,4 triệu tín đồ các tôn giáo. Trong đó, Phật giáo chiếm số đông với khoảng 1,6 triệu người; đạo Công giáo với trên 640.000 người; đ đạo Tin Lành có trên 65.000 người; Cao Đài có trên 48.000 người; Hồi giáo khoảng 5.000 người.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổ đình Quán Thế Âm từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng

Tổ đình Quán Thế Âm từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng

Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, dòng người đến chiêm bái, đảnh lễ Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni và Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ngày một đông. Nhưng ít người biết đến ngôi chùa cuối cùng Hoà thượng Thích Quảng Đức trụ trì- chùa Quán Thế Âm từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng.
Tin nổi bật trang chủ
Tổ đình Quán Thế Âm từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng

Tổ đình Quán Thế Âm từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 6 giờ trước
Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, dòng người đến chiêm bái, đảnh lễ Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni và Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ngày một đông. Nhưng ít người biết đến ngôi chùa cuối cùng Hoà thượng Thích Quảng Đức trụ trì- chùa Quán Thế Âm từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng.
Nhập thế giúp đời

Nhập thế giúp đời

Xã hội - An Yên - 6 giờ trước
Tinh thần ấy không chỉ là một phần giáo lý của Phật pháp răn dạy tín đồ, mà còn là thông điệp lan tỏa từ bi, cứu khổ độ sinh đến toàn xã hội. Để rồi, trên cơ sở là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân, Phật giáo Việt Nam đã luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sẻ chia trách nhiệm với xã hội và đất nước, tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội.
Công an Tuyên Quang dựng mái ấm cho người nghèo

Công an Tuyên Quang dựng mái ấm cho người nghèo

Nhịp cầu nhân ái - Trần Thái- Hà Duyên - 6 giờ trước
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Công an tỉnh Tuyên Quang, trong đó có Bệnh viện Công an tỉnh, tích cực chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều chủ động, tự nguyện góp công, góp sức vì cộng đồng. Phong trào “180 ngày chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát” năm 2025 đang được triển khai mạnh mẽ. Hoạt động này góp phần giảm nghèo, chăm lo đời sống, sức khỏe Nhân dân.
Bình Thuận: Tập huấn phát triển Hợp tác xã gắn với du lịch cộng đồng, du lịch học đường

Bình Thuận: Tập huấn phát triển Hợp tác xã gắn với du lịch cộng đồng, du lịch học đường

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 7/5, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bình Thuận đã mở lớp tập huấn về phát triển HTX gắn với du lịch cộng đồng, du lịch học đường. Lớp tập huấn có 50 người, là đại diện Ban Quản trị và thành viên các HTX trong tỉnh tham dự. Lớp tập huấn diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/5).
Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đầu tư hệ thống robot xạ phẫu tích hợp AI điều trị ung thư

Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đầu tư hệ thống robot xạ phẫu tích hợp AI điều trị ung thư

Sức khỏe - Minh Nhật - 6 giờ trước
Bệnh viện FV Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố đầu tư mua hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 – hệ thống xạ phẫu bằng robot với giá gần 200 tỷ đồng.
“Báu vật” của làng

“Báu vật” của làng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Rừng chè cổ thụ ở Vườn quốc gia Tà Đùng. “Báu vật” của làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tại Kỳ họp thứ 9

Thủ tướng: Trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tại Kỳ họp thứ 9

Thời sự - PV - 19:20, 07/05/2025
Chiều 7/5, với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ

Thời sự - PV - 18:55, 07/05/2025
Sáng ngày 7/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc (USCC) của Quốc hội Hoa Kỳ, do Chủ tịch USCC Reva Price làm Trưởng đoàn.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Tôn giáo - Tín ngưỡng - T.Nhân - H.Trường - 18:06, 07/05/2025
Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, sáng 7/5, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã đến thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - Mai Hương - 18:04, 07/05/2025
Những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn

Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn

Thời sự - Hoàng Quý - 18:03, 07/05/2025
Sáng 7/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).