Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

SEA Games 32: Chủ nhà Campuchia điều chỉnh điều lệ môn Bóng đá nam

PV - 11:45, 17/02/2023

Campuchia - nước chủ nhà Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 32, đã bất ngờ điều chỉnh độ tuổi đăng ký thi đấu của các cầu thủ trong môn Bóng đá nam.

Biểu trưng và linh vật của SEA Games 32. Ảnh: TTXVN
Biểu trưng và linh vật của SEA Games 32. Ảnh: TTXVN

Điều lệ mới nêu rõ môn Bóng đá nam ở SEA Games 32 sẽ không sử dụng cầu thủ trên 22 tuổi. Theo đó, khác với những kỳ đại hội trước, năm nay sẽ chỉ có những cầu thủ sinh từ ngày 1/1/2001 trở đi được tham gia sự kiện này.

Campuchia từng thống nhất sẽ dùng đội hình U22+2, nhưng nước chủ nhà đã bất ngờ thay đổi vào thời điểm chỉ 3 tháng trước giờ khai mạc. Điều này sẽ khiến kế hoạch của nhiều đội tuyển bị xáo trộn, đặc biệt là những đội tuyển đặt tham vọng giành huy chương.

Hiện chỉ có 4 cái tên trong đội hình U23 Campuchia sinh từ ngày 1/1/2001 trở về trước. Lứa trụ cột chủ yếu của họ vẫn chỉ 20 - 21 tuổi. Do vậy, đội tuyển Campuchia sẽ không bị ảnh hưởng nhiều với quy định mới trên.

Trong khi đó, hầu hết các ngôi sao quen thuộc của đội tuyển Việt Nam như Quang Hải, Hùng Dũng, Tiến Linh, Hoàng Đức, Văn Hậu, Tấn Tài, Thành Chung… đều không đủ điều kiện thi đấu tại giải đấu diễn ra vào cuối tháng 5 tới. Thanh Bình, Bùi Hoàng Việt Anh… cũng trở thành cầu thủ quá tuổi. Trong số những cầu thủ từng gây ấn tượng tốt thời HLV Park Hang-seo có lẽ Khuất Văn Khang (19 tuổi) là cái tên đáng chú ý nhất đủ điều kiện dự SEA Games 32.

Như vậy, đội tuyển Việt Nam dự môn Bóng đá nam SEA Games 32 dự kiến chủ yếu là lứa cầu thủ sinh năm 2001 từng gắn bó với HLV Philippe Troussier tại vòng loại U19 châu Á 2019.

SEA Games 32 là thử thách đầu tiên cho ông Philippe Troussier sau khi nhà cầm quân này chính thức ký hợp đồng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam.

Môn Bóng đá nam của SEA Games 32 khởi tranh từ ngày 29/4. Đội tuyển Việt Nam tham dự giải này với tư cách nhà đương kim vô địch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Tìm trong di sản - Thiên An - 1 giờ trước
Núi Cánh Diều ở phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình được xếp hạng Di tích Danh thắng quốc gia năm 1962, là một trong “tứ đại danh sơn” của TP. Ninh Bình. Tuy nhiên hiện nay, Núi Cánh Diều đang bị lãng quên.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Tin tức - T.Hợp - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 28/3/2023 về tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

Pháp luật - PV - 1 giờ trước
Trong quý I/2023, lực lượng Công an phát hiện 218 vụ, 708 người phạm tội về tham nhũng và chức vụ. Thông tin này được Bộ Công an cho biết chiều 28/3/2023, tại cuộc họp báo về tình hình, kết quả các mặt công tác Công an quý I/2023, nhiệm vụ công tác trọng tâm thời gian tới.
Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh tập trung thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn năm 2023.
Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - PV - 2 giờ trước
Ngày 28 - 29/3, tại huyện Phước Sơn, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Xã hội - PV - 2 giờ trước
Ngày 28/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo với chủ đề "Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn".
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.