Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rất cần thiết thông qua Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

PV - 21:13, 18/09/2019

Trong khuôn khổ chương trình phiên họp lần thứ 37, ngày 18/9/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (sau đây gọi tắt là Đề án). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải; lãnh đạo một số bộ, ngành…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tóm tắt Tờ trình Phê duyệt Đề án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định: Chủ trương xây dựng Đề án là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn được hầu hết các bộ, ngành, địa phương và đồng bào các DTTS đồng tình, ủng hộ.

Tờ trình nêu rõ, mục tiêu của Đề án là khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức thu nhập so với vùng phát triển. Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn. Cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xóa bỏ tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia….

Dự thảo Đề án gồm 6 phần, đó là: sự cần thiết và căn cứ xây dựng Đề án; thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đánh giá tác động của Đề án; tổ chức thực hiện; kết luận và kiến nghị…Dự thảo Đề án cũng đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có 9 dự án thành phần. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại phiên họp. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại phiên họp.

Đề án được phê duyệt và tổ chức thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế –xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển bền vững; tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững; giải quyết căn bản một số bức xúc của người DTTS sinh sống ở vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định.

Trình bày tóm tắt dự thảo báo cáo thẩm tra sơ bộ Đề án, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến tán thành với sự cần thiết xây dựng Đề án như  đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ cho rằng, vùng DTTS và miền núi có vị trí, tầm quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng hiện nay đây vẫn là vùng có điều kiện khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất và có tỷ lệ người nghèo cao nhất, là khu vực thường xuyên gánh chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu. Khoảng cách phát triển, mức thu nhập bình quân của người DTTS so với mặt bằng chung cả nước ngày còn cách xa. Do đó, cần phải có chính sách đủ mạnh để đầu tư cho vùng này nhằm thực hiện mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và mức thu nhập

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết: từ việc thẩm tra kết quả 03 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2018 (báo cáo số 718/BC-HĐDT14, ngày 18/10/2018), Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc như một Chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn tới. Theo đó tích hợp các nội dung chính sách, thu gọn đầu mối quản lý, quy định về cơ chế, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách. Xây dựng Đề án với việc đề xuất một Chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng DTTS và miền núi là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính sách và các nguồn lực đầu tư của nhà nước và xã hội.

Bên cạnh khẳng định sự cần thiết của Đề án đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTSmiền núi, dự thảo báo cáo thẩm tra sơ bộ Đề án của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng chỉ ra những điểm cần bổ sung, điều chỉnh ở từng nội dung cụ thể.

Tại phiên họp, đa số các đại biểu đồng tình, ủng hộ và khẳng định tầm quan trọng của Đề án đối với sự phát triển vùng DTTS và miền núi; đánh giá cao quá trình chuẩn bị xây dựng Đề án rất công phu, bài bản, sáng tạo. Nhiều đại biểu đánh giá, việc hoàn thiện Đề án cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là sự cố gắng, trách nhiệm lớn của Ủy ban Dân tộc trong xây dựng Đề án và cho rằng, rất cần thiết thông qua Đề án này.

Toàn cảnh phiên họp. Toàn cảnh phiên họp.

Các đại biểu cũng đã chỉ ra những giải pháp để hoàn thiện Đề án, như: cân nhắc tên gọi; đánh giá rõ hơn quan điểm; có sự phân kỳ, có bước đi vững chắc; lựa chọn trật tự những vấn đề cần ưu tiên hỗ trợ; phải phát huy được sức mạnh trong dân; Đề án cần gắn với mục tiêu phát triển bền vững, lộ trình thiên niên kỷ; phân tích so sánh, các chỉ số để đánh giá mức độ đầu tư; quan tâm hơn nữa đến nhu cầu thiết yếu của người dân (điện, đường, nước sinh hoạt, đất đai…), ưu tiên hỗ trợ về giáo dục, y tế, phát triển nguồn nhân lực… ; làm sao phải phát huy được sức mạnh trong dân; phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền, từng dân tộc; xây dựng bộ máy tổ chức, con người để thực hiện Đề án...

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá, Đề án đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, trách nhiệm. Phó Chủ tịch nước cho rằng, cần tiếp tục đánh giá tiềm năng, lợi thế vùng DTTS, miền núi. Đề án phải tập trung có trọng tâm, trọng điểm và phân cấp mạnh mẽ hơn nữa...

“Tôi thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của đồng bào DTTS. Đề án được thông qua và thực hiện, sẽ mở ra cơ hội lớn đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi...”. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ chia sẻ.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng hoan nghênh sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ đã tích cực, khẩn trương thực hiện Nghị quyết của Quốc hội. Với thời gian hạn hẹp, nhưng Chính phủ đã chuẩn bị được khối lượng tài liệu rất lớn và đã trình bày được những nội dung cơ bản để báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng hoan nghênh Ủy ban Dân tộc đã chủ trì xây dựng và hoàn thiện Đề án với tinh thần trách nhiệm rất cao.

Khẳng định, với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng chia sẻ những băn khoăn khi nhiều khó khăn, hạn chế vẫn đang hiện hữu trong đời sống đồng bào DTTS.

Để hoàn thiện Đề án, thực hiện có hiệu quả mục tiêu đặt ra đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị cần quan tâm đến nguồn lực cho hỗ trợ đầu tư phát triển. Thu gọn đầu mối quản lý để tăng tính hiệu quả. Có sự phân tích, so sánh từng giai đoạn thực hiện Đề án. Tập trung vào những khâu đột phá, những nơi nào yếu nhất, khó khăn nhất. Phân kỳ thực hiện chính sách và có sự ưu tiên đầu tư. Đảm bảo giữa phát triển kinh tế-xã hội với văn hóa, an ninh, quốc phòng; phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc; chăm lo phát triển nguồn lực, đào tạo cán bộ cơ sở. Phân công trách nhiệm ràng, đúng thẩm quyền...trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.