Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ninh: Tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để ngư dân phục hồi sản xuất

Mỹ Dung - 07:27, 29/11/2024

Thời gian gần đây, tại các vùng nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, hoạt động gia cố, đóng mới nhà bè, ô lồng bè, đóng lọc, thả giống... để tái phục hồi sau bão số 3 diễn ra rất sôi động. Đặc biệt, chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng đang "chạy đua" với thời gian để cấp phép mặt nước, các chính sách hỗ trợ cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp khi ủng hộ phao, giống thủy sản...

Ngư dân đang dần bước vào vụ nuôi trồng mới với kỳ vọng nhanh chóng gây dựng lại những gì đã mất trong thiên tai
Ngư dân đang dần bước vào vụ nuôi trồng mới với kỳ vọng nhanh chóng gây dựng lại những gì đã mất trong thiên tai

Gần 3.000 cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh đã bị thiệt hại nặng nề sau bão số 3 vừa qua. Có hộ bị thiệt hại từ 30-70%, thậm chí nhiều hộ mất trắng do bão. Để khắc phục khó khăn, cùng với sự đồng hành hỗ trợ của tỉnh, địa phương, các cơ sở nuôi trồng trong tỉnh đang bắt tay vào khôi phục sản xuất.

Theo kịch bản tăng trưởng của ngành Nông nghiệp tỉnh năm 2024, sản lượng thuỷ sản phấn đấu đạt và vượt 187.000 tấn. Tuy nhiên, cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh đầu tháng 9/2024 đã làm thiệt hại trên 43.000 tấn hải sản nuôi, trong đó có trên 21.000 tấn thuỷ sản tính trong kỳ thu hoạch.

Hơn 2 tháng sau cơn bão số 3, huyện Vân Đồn đã cấp phép trên 8.100ha diện tích mặt nước cho hơn 1 nghìn cơ sở nuôi trồng thủy sản (tăng gấp đôi diện tích so với trước). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để người dân có động lực phục hồi nuôi biển sau khi bị cơn bão nhấn chìm hầu hết tài sản. Ngay sau khi được giao diện tích mặt nước, các hợp tác xã (HTX) nuôi biển bắt đầu làm giàn, phao để kịp xuống giống vụ nuôi trồng mới.

Ông Nguyễn Sỹ Bính, Giám đốc HTX Phất Cờ (huyện Vân Đồn) cho biết, nhiều năm qua HTX đã tổ chức các mô hình nuôi biển, đạt doanh thu 28-32 tỷ/năm. Tuy nhiên, cơn bão số 3 vừa qua đã cướp đi tất cả, ước tính mỗi thành viên hợp tác xã thiệt hại 5-6 tỷ đồng.

"Sau khi được giao thì chúng tôi đã khôi phục được 50% đến 60% mặt biển. Cốt lõi là thả giống mới đạt được 40%, chủ đạo là nhuyễn thể, hàu, ngao, thưng sần và cá. Đây là giai đoạn sinh trưởng tốt và dự kiến mẻ hàu đầu tiên sẽ được thu hoạch trước mùa bão năm sau”, ông Bính chia sẻ.

Tỉnh Quảng Ninh có chủ trương giao mặt biển cho các tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản từ năm 2018. Việc đẩy nhanh giao diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, giúp người dân yên tâm với nghề nuôi biển bền vững, tránh tình trạng nuôi trồng tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến ngư dân không được hưởng các chính sách hỗ trợ khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai.

Trao đổi về nội dung này, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn - Vũ Văn Hưởng cho biết:  Tính đến nay, ngư dân huyện Vân Đồn đã rải phao khoảng 4.000ha và trên 2.000ha thủy sản, hàu được xuống giống.

“Tổng diện tích quy hoạch của huyện Vân Đồn là 23.800ha nuôi trồng thủy sản. Trừ diện tích để dành cho thu hút đầu tư khoảng 7.000ha còn lại vẫn đủ diện tích để giao cho các hộ dân nếu có nhu cầu, đặc biệt là với những hộ dân chuyển đổi nghề từ đánh bắt, khai thác thủy sản ven bờ sang nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi ưu tiên các đối tượng này để họ chuyển đổi nghề”, ông Hưởng nói thêm.

Tính đến nay, ngư dân huyện Vân Đồn đã rải phao khoảng 4.000 ha và trên 2.000ha thủy sản, hàu được xuống giống
Tính đến nay, ngư dân huyện Vân Đồn đã rải phao khoảng 4.000ha và trên 2.000ha thủy sản, hàu được xuống giống

Không chỉ ở Vân Đồn, các địa phương khác như Quảng Yên, Cẩm Phả, Hạ Long... ngư dân cũng đang hối hả thả giống mới. Để cùng sẻ chia, đồng hành cùng người nuôi biển, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến và hỗ trợ ngư dân nhanh chóng tiếp cận với các chính sách như giãn, hoãn, khoanh nợ và vay vốn mới.

Tỉnh Quảng Ninh cũng bố trí 1.180 tỷ đồng để hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng các lĩnh vực lâm nghiệp, ngư nghiệp vẫn đang trong quá trình công khai hồ sơ hỗ trợ theo quy định.

Ông Nghiêm Xuân Cường - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khẳng định:  Tỉnh sẽ luôn đồng hành, tạo dựng cơ chế chính sách, dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển bền vững khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp của tỉnh.

"Tại sao lại phải quyết tâm giao biển? Chúng ta phải sản xuất đàng hoàng, có truy xuất nguồn gốc, có hóa đơn, chứng chỉ để tiến vào thị trường chính quy trong nước, tiến vào siêu thị và vào thị trường quốc tế. Những thứ đó các nông hộ dưới 1ha thì không thể làm được vì không có hóa đơn. Nông dân phải nghĩ tới việc đó và chủ động nâng cao chất lượng quy mô sản xuất cùng với vai trò dẫn dắt, kiến tạo hỗ trợ của các cơ quan nhà nước”, ông Cường cho hay

Những nỗ lực của chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong chạy đua với thời gian để cấp phép mặt nước, các chính sách hỗ trợ cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp khi ủng hộ phao, giống thủy sản... đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để ngư dân Quảng Ninh phục hồi nuôi biển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả mô hình trồng cam Ly gắn với phát triển du lịch tại Mộc Châu

Hiệu quả mô hình trồng cam Ly gắn với phát triển du lịch tại Mộc Châu

Thời điểm này, trên các triền đồi ở Tiểu khu 68, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu, Sơn La) đang rực rỡ sắc vàng của những quả cam Ly chín mọng. Màu vàng bắt mắt của những quả cam chi chít treo trên cành thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh.
Tin nổi bật trang chủ
Hòa Bình: Đánh thức tiềm năng lòng hồ để phát triển du lịch

Hòa Bình: Đánh thức tiềm năng lòng hồ để phát triển du lịch

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 23:08, 09/12/2024
Lòng hồ Hòa Bình, món quà kỳ diệu của thiên nhiên, đang mở ra cơ hội để huyện Đà Bắc – một địa phương từng được xem là "đi sau" trên bản đồ du lịch – có hướng phát triển mới. Bằng cách giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, nơi đây ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - PV - 23:04, 09/12/2024
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát và hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế, đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2025.
Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thời sự - PV - 21:00, 09/12/2024
Chiều 9/12, Văn phòng Quốc hội có Văn bản số 3090/VPQH-TT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí đăng Thông cáo báo chí về dự kiến Chương trình phiên họp thứ 40 (tháng 12/2024) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Media - BDT - 20:55, 09/12/2024
Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Pháp luật - Tiếng Dân - 20:47, 09/12/2024
Dự án xây dựng Khu Phi thuế quan, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) bắt đầu thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các hộ dân từ đầu năm 2007. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, việc bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa chính xác, khiến cho việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Trong đó có hộ ông Huỳnh Văn Cảnh đã “đội đơn” khiếu nại khắp nơi nhưng quyền lợi vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 9/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc, Chong đèn “nuôi” hoa Tết, “Cao nguyên trắng” Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn vùng Tây Bắc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Công tác Dân tộc - Hòa Bình - 20:34, 09/12/2024
Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:31, 09/12/2024
Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm

Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm "sống dậy" làng nghề

Kinh tế - Tào Đạt - Như Tâm - 20:27, 09/12/2024
Bằng tâm huyết của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều năm qua đã làm thay đổi diện mạo, khơi dậy sức sống mới cho làng nghề đan đát (miền Bắc gọi là đan lát) truyền thống Phú Tân và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Du lịch - Minh Nhật - 20:26, 09/12/2024
Tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Tào Đạt - 20:18, 09/12/2024
Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.