Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Triển khai dự án trang bị kỹ năng cho nữ sinh người DTTS

T.Nhân - 05:39, 13/03/2024

Ngày 12/3, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam phối hợp với Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) triển khai 6 CLB Nữ sinh mở đường đến tương lai tại tỉnh Quảng Nam.

Ông Phùng Văn Huy - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi lễ
Ông Phùng Văn Huy - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi lễ

CLB Nữ sinh Mở đường đến tương lai hướng đến trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ DTTS - nhóm dễ bị tổn thương nhất tại Việt Nam do sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới và dân tộc, các hủ tục, điều kiện kinh tế khó khăn, các cơ hội giáo dục nâng cao còn hạn chế, tảo hôn và nạn buôn người còn tồn tại dai dẳng. Chương trình góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của Việt Nam.

Chương trình có vốn đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng để triển khai CLB Nữ sinh Mở đường đến tương lai tại 6 trường gồm Trường THPT Bắc Trà My, Trường THPT Nam Trà My, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS & THPT Nam Trà My, trường THPT Khâm Đức, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Phước Sơn và Trường THPT Hiệp Đức.

Nhà tài trợ tặng quà cho các thành viên CLB tại lễ ra mắt dự án
Nhà tài trợ tặng quà cho các thành viên CLB tại lễ ra mắt dự án

Mỗi CLB có 40 nữ sinh tham gia, dự án được thực hiện theo hình thức sinh hoạt ngoài giờ học theo mô hình giáo dục đồng đẳng, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết trong 4 lĩnh vực thiết yếu gồm quản lý tài chính cá nhân, kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản - tình dục và các quyền hợp pháp. Mỗi CLB được trang bị một phòng học đa phương tiện với đầy đủ thiết bị gồm máy tính, loa, Micro, Camera 360 và Tivi để các thành viên truy cập vào các tài liệu đào tạo, tự học và tìm hiểu thông tin, được tài trợ chi phí vận hành trong 1 năm.

Theo ông Phùng Văn Huy - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, các nữ sinh nhất là nữ sinh đồng bào DTTS có nhiều khó khăn, thiệt thòi hơn so với các bạn cùng lứa. Việc triển khai dự án rất có ý nghĩa, thông qua chương trình các em có điều kiện để cải thiện điều kiện sức khỏe thể chất, tinh thần, phát triển toàn diện, tự tin hơn tham gia các diễn đàn, và định hướng nghề nghiệp trong tương lai để trở thành những trụ cột đóng góp tích cực trong cộng đồng.

Được biết, từ năm 2019, CLB Nữ sinh Mở đường đến tương lai đã triển khai tại 22 trường thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Trà Vinh và Quảng Nam. Chương trình thu hút sự tham gia của 900 nữ sinh DTTS và lan tỏa thông điệp đến hơn 20.000 học sinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành Chợ phiên Phja Đén; công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về công nhận làng nghề miến dong Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành Chợ phiên Phja Đén; công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về công nhận làng nghề miến dong Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Pháp luật - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - An Yên - 3 giờ trước
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 5 giờ trước
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 7 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.