Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Khẩn trương khắc phục sạt lở, phân luồng giao thông

Minh Thu - 3 giờ trước

Do ảnh hưởng của mưa lớn, tình hình ngập sâu, chia cắt giao thông và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện, tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo chính quyền các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn, chủ động phân luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản.

Chính quyền và ngành chức năng huyện Bắc Trà My đang nỗ lực khắc phục hậu quả sạt lở do mưa lớn những ngày qua (Ảnh: Tú Vân)
Chính quyền và ngành chức năng huyện Bắc Trà My đang nỗ lực khắc phục hậu quả sạt lở do mưa lớn những ngày qua (Ảnh: Tú Vân)

Tại huyện Bắc Trà My, tỉnh đến chiều tối 26/11 đã ghi nhận 8 xã và thị trấn có nhiều điểm sạt lở với tổng số 15 điểm sạt lở. Chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đã di dời 138 hộ/523 nhân khẩu đến ở xen ghép và tập trung.

Tại huyện Nam Trà My, sạt lở khiến điểm trường Răng Chuỗi, tại thôn 1, xã Trà Cang bị sập tường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ghi nhận nhiều điểm sạt lở trên các tuyến giao thông; trong đó đường bê tông dẫn vào làng Ong Deo, thôn 2, xã Trà Dơn bị đứt gãy hoàn toàn.

Yêu cầu các sở ngành, địa phương liên quan thực hiện kiểm tra, thống kê đánh giá, báo cáo tổng hợp tình hình thiệt hại trước ngày 10/12. Chủ động sử dụng nguồn lực của cơ quan, đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai; trường hợp vượt quá khả năng cân đối, đề xuất nhu cầu hỗ trợ cụ thể theo mức quy định hiện hành và thực tế thiệt hại, báo cáo UBND tỉnh".

Ông Hồ Quang BửuPhó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Mưa lớn cũng đã khiến cầu Đắk Mi 1 trên Quốc lộ 14E hư hỏng nặng, mặt cầu nhịp 3 bị đẩy lệch về phía trái tuyến 47cm (tại đuôi mố M2) so với vị trí ban đầu, các dầm ngang, u neo tại một số trụ nứt vỡ, đầu dầm tại vị trí M2 bị đẩy lệch ra khỏi gối cao su, khe co giãn tại mố M2 bị kéo hở và bung bulong, gây ách tắc giao thông.

Qua kiểm tra, bước đầu Ban Quản lý dự án 4 (đơn vị quản lý dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E) đã huy động máy móc, nhân lực tiến hành dọn đất đá và thu dọn cây cối bị đổ, bố trí, lắp đặt barie, rào chắn, biển báo; cử người trực gác 2 đầu, phối hợp với các lực lượng của địa phương đảm bảo an toàn và phân luồng giao thông.

Cùng với đó, nước lũ dâng cao trong những ngày qua đã gây ngập và chia cắt một số tuyến đường huyện Nông Sơn. Riêng xã Phước Ninh, nước lũ khiến giao thông bị chia cắt hoàn toàn; tuyến quốc lộ 14H qua địa phận xã bị chia cắt nhiều đoạn, tại cầu Khe Rinh nước ngập sâu gần 2m.

Để khắc phục hậu quả do mưa lớn, hiện, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đã triển khai phân luồng giao thông tại cầu Đắk Mi 1. Cho phép phương tiện chở khách dưới 16 chỗ ngồi, xe tải dưới 5 tấn và các phương tiện xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ được phép lưu thông qua cầu Đắk Mi 1. Các phương tiện còn lại hướng từ huyện Phước Sơn đi quốc lộ 1A có thể lưu thông qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14B. Đối với hướng từ quốc lộ 1A đi huyện Phước Sơn, tại Km 972+200, các phương tiện đi theo quốc lộ 14E đến Km 58+530, rẽ qua đường Trường Sơn Đông, sau đó đi qua đường Hồ Chí Minh.

Lực lượng chức năng huyện Nông Sơn chốt chặn tại khu vực bịi ngập sâu (Ảnh: Minh Thông).
Lực lượng chức năng huyện Nông Sơn chốt chặn tại khu vực bịi ngập sâu (Ảnh: Minh Thông).

Ngành Giao thông tỉnh Quảng Nam cũng đã triển khai cắm biển hướng dẫn phân luồng giao thông tại các nút giao giữa quốc lộ 14E với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hồ Chí Minh và ĐT611. Các đơn vị có liên quan tổ chức cắm biển hướng dẫn phân luồng giao thông tại các nút giao giữa quốc lộ 14E với quốc lộ 1, ĐT.614 và đường Trường Sơn Đông.

Chỉ đạo khắc phục hậu quả do mưa lớn trên địa bàn, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở ngành, địa phương liên quan thực hiện kiểm tra, thống kê đánh giá, báo cáo tổng hợp tình hình thiệt hại trước ngày 10/12. Chủ động sử dụng nguồn lực của cơ quan, đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai; trường hợp vượt quá khả năng cân đối, đề xuất nhu cầu hỗ trợ cụ thể theo mức quy định hiện hành và thực tế thiệt hại, báo cáo UBND tỉnh.

Các địa phương nhanh chóng tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại. Huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, trường lớp, dọn dẹp vệ sinh môi trường, khôi phục các tuyến giao thông, công trình hạ tầng thiết yếu và sản xuất ngay sau thiên tai.

Đồng thời, chủ động rà soát các khu vực không đảm bảo an toàn, nhất là các khu vực bị ngập sâu, chia cắt, vùng trũng thấp ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn, trên các sông, suối, hồ chứa nước, nơi có nguy cơ sạt lở đất, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người; kiên quyết không để người dân sơ tán quay trở về nhà khi chưa đảm bảo an toàn. Hỗ trợ người dân chỗ ở, lương thực đảm bảo ổn định cuộc sống, đặc biệt các hộ có nhà cửa bị thiệt hại, các hộ phải sơ tán.

Để khắc phục hậu quả do mưa lớn, hiện, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đã triển khai phân luồng giao thông tại cầu Đắk Mi 1. Cho phép phương tiện chở khách dưới 16 chỗ ngồi, xe tải dưới 5 tấn và các phương tiện xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ được phép lưu thông qua cầu Đắk Mi 1. Các phương tiện còn lại hướng từ huyện Phước Sơn đi quốc lộ 1A có thể lưu thông qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14B. Đối với hướng từ quốc lộ 1A đi huyện Phước Sơn, tại Km 972+200, các phương tiện đi theo quốc lộ 14E đến Km 58+530, rẽ qua đường Trường Sơn Đông, sau đó đi qua đường Hồ Chí Minh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia (Lạng Sơn)

Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia (Lạng Sơn)

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 23 phút trước
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.
Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Kinh tế - Minh Thu - 28 phút trước
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.
Huyện Quan Sơn: Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Huyện Quan Sơn: Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 2 giờ trước
Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN). Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin cho người dân

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin cho người dân

Kinh tế - Hương Huyền - 2 giờ trước
Được cung cấp thông tin đầy đủ, được lĩnh hội kiến thức, người dân tại huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã được giảm nghèo về thông tin. Từ đó, người dân đã có nhiều tư duy thay đổi trong sản xuất, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo bền vững.
Khẩn trương rà soát đối tượng tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng sởi cho trẻ

Khẩn trương rà soát đối tượng tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng sởi cho trẻ

Sức khỏe - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong tháng 11/2024, cả nước ghi nhận thêm 7.159 trường hợp mắc sởi và 1 ca tử vong. Tích lũy từ đầu năm 2024 tới nay, cả nước ghi nhận hơn 14.286 ca mắc, 4 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc cao hơn 42 lần, tử vong liên quan tới sởi tăng 4 ca.
Quảng Nam: Khẩn trương khắc phục sạt lở, phân luồng giao thông

Quảng Nam: Khẩn trương khắc phục sạt lở, phân luồng giao thông

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Do ảnh hưởng của mưa lớn, tình hình ngập sâu, chia cắt giao thông và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện, tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo chính quyền các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn, chủ động phân luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản.