Tăng cường miễn dịch: Mặc dù dứa có tương đối ít calo, nhưng lại dồi dào vitamin C. Vitamin C thường được sử dụng để hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch và giảm thiểu các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trái cây giàu Vitamin C thường xuyên có thể chống lại được các bệnh nhiễm trùng, cả Virus và vi khuẩn.
Ngăn ngừa ung thư: Ăn một quả dứa mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư. Thêm một điều tuyệt vời về loại quả này là nó làm chậm quá trình tổn thương tế bào và khiến bạn trông trẻ trung hơn. Loại trái cây này có rất nhiều chất chống Oxy hóa có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều loại bệnh.
Bảo vệ sức khỏe não bộ: Bromelain chiết xuất từ thân dứa đã phân hủy các phân tử chọn lọc có liên quan đến bệnh Alzheimer. Điều này cho thấy một công dụng tiềm năng của Enzyme trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.
Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp: Trong dứa chứa một lượng lớn Bromelain, một loại Enzyme có đặc tính kháng viêm. Bromelain giúp cơ thể loại bỏ độc tố bằng cách tiêu diệt những vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm. Thường xuyên uống nước ép từ quả này có thể giúp bạn điều trị các dạng viêm khớp nhẹ, chấn thương và giảm đau, viêm nhiễm nhanh chóng.
Ngăn ngừa tăng huyết áp: Nếu bạn đang bị tăng huyết áp, hãy bắt đầu ăn dứa thường xuyên vì loại trái cây này có lượng Kali cao và lượng Natri thấp hơn, có thể duy trì huyết áp và khiến bạn cảm thấy thư thái nhất. Đây là cách tự nhiên tốt nhất để bạn có thể kiểm soát mức huyết áp của mình.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Chất Bromelain tự nhiên có trong nước ép dứa cũng có thể có lợi cho tim của bạn giúp cho sức khỏe tim được cải thiện.
Làm dịu cơn ho: Chất Bromelain trong dứa có thể giúp giảm ho. Mặc dù dứa có thể không phải là phương pháp chữa ho hiệu quả nhưng nó có thể giúp giảm đau họng và giải quyết một số chứng viêm. Ngoài ra, Hydrat hóa mà nó cung cấp có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi bị đau họng.
Hỗ trợ tiêu hóa: Ăn dứa hay uống nước ép từ quả dứa sẽ giúp bạn thoát khỏi khó chịu của chứng đầy bụng. Dứa có một nguồn giàu bromelain, chất xơ và Vitamin C giúp tiêu hóa tốt.
Giảm căng thẳng: Dứa có Serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.
Giảm nguy cơ đông máu: Bromelain là chất chính trong dứa sẽ làm giảm nguy cơ đông máu. Vì vậy, bạn nên sử dụng trái cây này thành bữa ăn nhẹ.
Tốt cho răng: Ăn dứa giúp tăng cường nướu răng, giúp răng chắc khoẻ bởi hàm lượng Canxi tốt. Ngoài ra, Mangan cũng giúp tăng cường xương và răng.
Tốt cho mắt: Ăn dứa thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Loại trái cây lành mạnh này có một nguồn Vitamin C cao và một số chất chống Oxy hóa có thể hỗ trợ thị lực tốt.
Làm đẹp da: Nước ép dứa có rất nhiều vitamin C và chất chống Oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá, tổn thương do ánh nắng mặt trời và làn da không đều màu. Bạn chỉ cần thoa một ít nước dứa lên mặt và để khô trong 5 phút. Sau đó, rửa sạch lại với một ít nước và điều này sẽ giúp loại bỏ các độc tố trên da, làm giảm các đốm đen trên khuôn mặt của bạn.
Tóc dày: Dứa có đặc tính làm dày tóc sẽ giúp tóc chắc khỏe, tránh rụng tóc. Các Enzym có trong trái cây này có các chất dinh dưỡng quan trọng có thể làm giàu các nang tóc của bạn. Điều này sẽ cải thiện độ dày và độ đàn hồi của tóc.
Một số bài thuốc từ quả dứa
Sỏi thận: 1 quả dứa chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 - 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem quả dứa đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.
Viêm thận: 60g quả dứa, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.
Viêm phế quản: 120g quả dứa, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.
Nam suy thận, nữ lãnh cảm uống ngày 3 lần nước dứa ép (150 ml) với món súp gồm 100g chim câu, 15g hạt sen và 10 quả táo tàu đỏ hầm nhừ sau 30 phút. Ăn 3 lần ngày, liên tục 2 tuần.
Viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30g sắc uống.
Rối loạn tiêu hóa: 1 quả dứa, 2 quả quýt, ép lấy nước uống.
Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.
Lưu ý:
Bạn không nên ăn dứa khi đói vì các Axit hữu cơ của dứa và Bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.
Những người bị bệnh dạ dày, người có tiền sử viêm mũi họng viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì loại quả này chứa hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
Mặc dù nước ép dứa tươi rất tốt nhưng bạn cũng không nên uống quá nhiều vì nước ép dứa chứa nhiều đường. Một cốc nước ép dứa có khoảng 25g đường, trong khi cùng một lượng dứa tươi có khoảng 16g. Tuy nhiên, nước ép dứa vẫn giàu chất chống Oxy hóa, Bromelain, Kali và Mangan... Vì vậy, nếu muốn uống nhiều nước ép dứa hơn, bạn cần cân nhắc loại bỏ các thực phẩm chứa đường khác để tránh nạp quá nhiều đường.