Kinh tế -
Hồng Phúc - Việt Hà -
15:22, 30/10/2020 Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Tuyên Quang là 1 trong 3 tỉnh có sản lượng gỗ lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc, đứng thứ 3 của cả nước về tỷ lệ rừng che phủ, với tỷ lệ 65%. Ngành Lâm nghiệp Tuyên Quang đang từng bước trở thành hình mẫu về phát triển lâm nghiệp.
Chính sách đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 đã góp phần quản lý, bảo vệ tốt chất lượng rừng; hình thành được vùng nguyên liệu tập trung, từng bước gắn với công nghiệp chế biến gỗ… Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ vẫn còn nhiều hạn chế như, chưa quan tâm đúng mức đến rừng sản xuất, chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất gỗ lớn; chính sách phát triển rừng và đặc sản rừng chưa bảo đảm thu nhập cho người dân…
Công việc vất vả, lương thấp và chậm triền miên… không chỉ khiến đời sống của nhân viên hợp đồng bảo vệ rừng thêm chật vật mà còn dẫn đến những khó khăn trong bảo vệ và phát triển rừng. Lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An thừa nhận: Nguy cơ mất rừng rất dễ xảy ra nhưng “lực bất tòng tâm”.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, năm 2019, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý là số vụ và diện tích rừng bị cháy lớn nhất từ trước đến nay. Những giải pháp mà UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng, cơ quan chuyên ngành cần phải tập trung thực hiện hiện nay là, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng (PCCR) và đầu tư khoa học - kỹ thuật để trồng rừng mang tính bền vững.
Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom Ray là một trong những khu rừng nguyên thủy lớn của Tây Nguyên, nơi nhiều loài động thực vật có tên trong Sách Đỏ sinh sống. Tại VQG Chư Mom Ray còn có đội cứu hộ, chữa trị vết thương, chăm sóc, huấn luyện nhiều loài động vật trước khi thả chúng về tự nhiên.