Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng: Cần cơ chế đột phá để bảo đảm không thiếu điện

PV - 17:51, 12/07/2018

Phát biểu tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ Công Thương sáng 11/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định nếu không có các cơ chế, chính sách mang tính đột phá, sẽ không thể bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã báo cáo thêm về một số nhiệm vụ của Bộ Công Thương cũng như tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ trong lĩnh vực công thương.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế, do đó là nhân tố quyết định phát triển kinh tế-xã hội. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Công Thương đã có rất nhiều nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

điện Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Trước hết, Bộ đã đóng vai trò chính trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nếu không thực hiện tốt, đã không có tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân như thời gian qua”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

“Tuy nhiên, yêu cầu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là điện, hiện đang rất bức thiết, trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư, cơ chế chính sách, các yêu cầu bảo vệ môi trường đang là thách thức rất lớn”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, năm nay có khoảng 45.000 MW nguồn điện, đến năm 2020, dự kiến phải có khoảng 60.000-65.000 MW, năm 2015 là 90.000 MW, 2030 là 129.000 MW. Trong khi đó, nhiều dự án hiện đang rất chận so với tiến độ.

“Hiện nay chúng ta đang đủ điện, nhưng trong vài năm tới, khả năng thiếu điện là hiện hữu. Thiếu điện không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành điện, mà sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống của người dân”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Do đó, cần rà soát, hoàn thiện, cập nhật, bổ sung các quy hoạch phát triển năng lượng, trong đó có Quy hoạch điện 7 hiện đã được điều chỉnh nhưng còn rất lạc hậu so với thực tế hiện nay. Cùng với đó, cần rà soát, lập các quy hoạch “nhánh” như quy hoạch điện mặt trời, điện gió…, các quy hoạch phát triển năng lượng khác. Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó chú ý lựa chọn các dự án ưu tiên để huy động nguồn vốn đầu tư.

Cùng với đó, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, tập trung xây dựng chính sách, pháp luật để huy động vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn lực phát triển nguồn điện, bởi nếu không có cơ chế phù hợp thì không thể huy động được vì liên quan đến bảo lãnh Chính phủ, bảo lãnh doanh thu, chuyển đổi ngoại tệ…

Trong thời gian trước mắt, cần tập trung đẩy nhanh các dự án điện đang triển khai nhưng bị chậm tiến độ; phát triển mạnh các nguồn điện tái tạo, trong đó có thủy điện; đẩy nhanh tiến độ triển khai để sớm mua được điện từ Lào.

Trước đó, phát biểu tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, trong 15 năm tới, mỗi năm phải bổ sung thêm công suất mới từ 5.000-7.000 MWh. Đầu tư riêng cho điện khoảng trên 10 tỷ USD mỗi năm, chưa kể hệ thống truyền tải, phân phối… gây ra thách thức rất lớn trong bối cảnh năng lực chung của ngành năng lượng với tập đoàn than, dầu khí, điện, còn rất hạn chế, thu hút đầu tư nước ngoài còn khó khăn.

Đến thời điểm hiện nay, mới có 4 nhà máy điện do đối tác nước ngoài đầu tư theo hình thức BOT đi vào sản xuất, còn 4 dự án khác đang đàm phán và không đạt tiến độ trong tổng sơ đồ phát triển ngành điện, kéo theo nguy cơ thời gian giai đoạn 2021-2025 sẽ rất khó khăn trong việc bảo đảm cung ứng đủ điện.

Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Việt Nam hiện đã phải nhập khẩu than, điện từ nước ngoài. Trong khi đó, việc sử dụng năng lượng lại không tiết kiệm, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra là phát triển năng lượng xanh, trong khi khả năng chi trả của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, điều này gây ra sức ép rất lớn cho ngành năng lượng.

“Khác với các dự án khác, năng lượng là ngành quy mô dự án rất lớn, thời gian thi công dài và phức tạp, trong khi đó, nhà đầu tư trong nước năng lực hạn chế. Trong thời gian tới, ngành năng lượng rất cần có cơ chế chính sách mang tính đột phá để có thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.

điện Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Rà soát từng sản phẩm trọng yếu để bảo đảm tăng trưởng

Về các nhiệm vụ mà ngành công thương cần tập trung triển khai, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trước mắt, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ KH&ĐT, các bộ quản lý kinh tế ngành và các địa phương theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thị trường để kịp thời tháo gỡ khó khăn, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2018 khoảng 6,7%.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phải chủ trì đánh giá toàn diện tác động chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước đến kinh tế Việt Nam để đề ra biện pháp ứng phó, bảo vệ sản xuất trong nước.

Đối với các nhiệm vụ trung và dài hạn, Chính phủ và Bộ Công Thương sẽ tập trung tiếp tục tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, sản phẩm do Bộ Công Thương quản lý nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, chi phí hợp lý, tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với bảo vệ môi trường.

Tiếp tục tái cấu trúc các doanh nghiệp nói chung, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đang thua lỗ, thất thoát, trong đó có 12 dự án đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở tái cấu trúc, sẽ thực hiện rà soát, bổ sung, lập mới các quy hoạch.

Bộ Công Thương cũng cần tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, ô tô… và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

“Trên cơ sở các chính sách hiện có, cần xây dựng thêm chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng lấy thị trường khu vực và quốc tế làm mục tiêu phát triển, chọn các doanh nghiệp có năng lực, kinh nhiệm để phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó nhân rộng điển hình. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp “đầu tàu” trong việc dẫn dắt các doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ”, Phó Thủ tướng nói.

“Đối với ngành công nghiệp ô tô, cần tạo bước phát triển đột phá, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá, tạo điều kiện để sớm có ô tô thương hiệu Việt Nam”, Phó Thủ tướng yêu cầu. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đồng thời nhấn mạnh các nhiệm vụ khác như phát triển thị trường cho sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam, trong đó tổ chức lại thị trường, đặc biệt là thị trường bán lẻ; phát triển hạ tầng thương mại; kiểm soát chặt chẽ hàng hoá nhập khẩu; phát triển thị trường xuất khẩu cho nông sản; phòng chống gian lận thương mại.

THEO CHÍNH PHỦ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 20:16, 20/05/2025
Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:25, 20/05/2025
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.
Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 16:59, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 252-KH/TU ngày 21/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:55, 20/05/2025
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:54, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2025.
Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 16:53, 20/05/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1.000kg thực phẩm là chả chay, không có nguồn gốc xuất xứ, đang được vận chuyển trên xe ô tô tải, nên đã tiến hành thu giữ, xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Media - BDT - 16:40, 20/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Pháp luật - Anh Trúc - 16:04, 20/05/2025
Ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can liên quan vụ Quang Linh Vlogs. Trong đó Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa dối khách hàng".