Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy truyền thống 79 năm vẻ vang của Ủy ban Dân tộc

Tùng Nguyên - 20:29, 05/03/2025

Với việc Bộ Dân tộc và Tôn giáo được thành lập theo Nghị quyết số 176/2025/QH15 ngày 18/02/2025 của Quốc hội khóa XV về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026, Ủy ban Dân tộc (UBDT) có tên gọi mới, thêm nhiệm vụ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình. Những thành tựu vẻ vang trên hành trình 79 năm (tháng 5/1946 - tháng 2/2025) của UBDT sẽ là nền tảng, là động lực để Bộ Dân tộc và Tôn giáo tiếp tục hoàn thành sứ mệnh được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi được đầu tư giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. (Trong ảnh: Một góc trung tâm huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)
Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi được đầu tư giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. (Trong ảnh: Một góc trung tâm huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)

Hoàn thành sứ mệnh vẻ vang

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 DTTS. Do nhiều yếu tố khách quan, điều kiện kinh tế - xã hội của nhiều DTTS còn hạn chế, thấp hơn mặt bằng chung cả nước. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, đường lối các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Trong Hiến pháp đầu tiên, được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946 đã ghi: “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều 8). Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và phát triển chủ trương này, trong đó hiến định: “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (khoản 4, Điều 5).

Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, từ khi thành lập nước đến nay, công tác dân tộc (CTDT), thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Cơ quan CTDT đã được thành lập, với tổ chức tiền thân là Nha Dân tộc thiểu số thuộc Bộ Nội vụ, chiểu theo Sắc lệnh số 58/SL ngày 03/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đến năm 1947 thành lập Tổ Nghiên cứu dân tộc thuộc Ban Mặt trận - Dân vận Trung ương. Từ năm 1955, có 2 cơ quan CTDT, gồm: Tiểu ban Dân tộc Trung ương dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương (theo Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 29/1/1955 của Ban Bí thư) và Ban Dân tộc Trung ương thuộc Chính phủ (theo Nghị quyết số 447-TTg ngày 01/2/1955 của Thủ tướng Chính phủ).

Kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa I (diễn ra từ ngày 16 đến ngày 29/02/1958) đánh dấu bước phát triển mới của cơ quan CTDT. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua đề án thành lập UBDT thuộc Hội đồng Chính phủ, có quyền hạn ngang Bộ. Ngày 06/3/1959, UBDT với vai trò là cơ quan ngang Bộ chính thức được thành lập theo Nghị định số 102/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Nghị định số 102/TTg, UBDT có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình các DTTS, giúp Chính phủ vạch các CSDT; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện CSDT và giúp các Bộ trong việc nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện những chính sách cụ thể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng đồng bào DTTS. UBDT có quyền hạn ra thông tư giải thích đường lối, chính sách và các chủ trương của Chính phủ đối với vùng đồng bào DTTS và hướng dẫn các cấp hành chính địa phương thi hành đường lối, chính sách và các chủ trương về CTDT, thực hiện CSDT.

Trải qua 79 năm (từ tổ chức tiền thân là Nha Dân tộc thiểu số) đến tháng 2/2025, cơ quan UBDT đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh là cơ quan trực tiếp tham mưu cho Trung ương Đảng, Chính phủ về lĩnh vực CTDT và tham mưu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống CSDT; tổ chức theo dõi đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thực hiện CSDT ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với vai trò của cơ quan UBDT, hệ thống CSDT hiện đã bao phủ trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách phát triển giữa miền núi với miền xuôi, giữa các dân tộc, nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS.

Với khối đại đoàn kết, trong đó có đoàn kết các dân tộc, đoàn kết các tôn giáo, chúng ta đã cùng nhau vượt qua tất cả mọi khó khăn, thách thức, góp phần vào những thành tựu từ khi có Đảng và khi thành lập đất nước”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo ngày 01/3/2025

Tiếp nối sứ mệnh củng cố khối đại đoàn kết

Ngày 18/02/2025 đánh dấu mốc son mới trên hành trình vẻ vang của cơ quan CTDT khi Quốc hội khóa XV quyết nghị thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo tại Nghị quyết số 176/2025/QH15; trên cơ sở UBDT tiếp nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Bộ Nội vụ. Bộ Dân tộc và Tôn giáo được thành lập không chỉ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ mà còn khẳng định vị thế cũng như trách nhiệm của cơ quan CTDT trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo được tổ chức ngày 01/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định, trong tình hình mới, điểm tựa của đất nước ta vẫn là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Dân tộc và Tôn giáo phải là trung tâm, hình mẫu về đoàn kết và lan tỏa tinh thần đoàn kết, thống nhất, tạo động lực, cảm hứng cho sự phát triển bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.

Với chiều sâu đoàn kết đã được bồi đắp trên hành trình 79 năm, cơ quan CTDT với tên gọi mới là Bộ Dân tộc và Tôn giáo, sẽ hoàn thành nhiệm vụ được người đứng đầu Chính phủ giao. Ngay từ khi thành lập, với tổ chức tiền thân là Nha Dân tộc thiểu số (năm 1946) và Tổ nghiên cứu dân tộc (năm 1947), cơ quan CTDT đã hoàn thành xuất sắc công tác vận động đồng bào các dân tộc huy động sức người, sức của ủng hộ kháng chiến; vận động các tộc trưởng, tù trưởng, phìa tạo,... đi theo kháng chiến, đoàn kết trong Mặt trận thống nhất để “Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”, với Chiến thắng Điện Biên Phủ “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; kế đó là Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sợi dây đoàn kết giữa các dân tộc càng bền chặt hơn với việc cơ quan CTDT qua các thời kỳ, với các tên gọi khác nhau đã hoàn thành trọng trách tham mưu cho Đảng, Nhà nước về lĩnh vực CTDT, thực hiện CSDT, với mục tiêu bảo đảm hỗ trợ đồng bào các dân tộc “tiến kịp trình độ chung” đã được ghi trong Hiến pháp năm 1946. Kể từ đó đến nay, dấu ấn của cơ quan CTDT in đậm trọng hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; được ban hành nhằm giải quyết cơ bản các nhu cầu bức thiết trong đời sống của đồng bào DTTS, tạo động lực để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thành quả là, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tại thời điểm năm 1952, trong Nghị quyết về “Chính sách dân tộc của Đảng ta hiện nay”, Bộ Chính trị đánh giá: “Kinh tế miền rừng núi là kinh tế tự nhiên, có tính chất tự cung tự cấp. Lối canh tác còn thô sơ, dụng cụ thiếu thốn, tiểu công nghệ và thương mại chưa phát triển”. Đến hết năm 2024, với cơ sở hạ tầng được đầu tư, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã cơ bản hòa vào nền kinh tế hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng khá cao, trong đó nhiều khu vực có mức tăng cao hơn bình quân chung cả nước (Tây Bắc tăng bình quân 8,0%/năm; Tây Nguyên tăng 7,5%/năm; Tây Nam Bộ tăng 7,0%/năm). Sự phát triển đó của vùng đồng bào DTTS và miền núi in đậm dấu ấn của cơ quan CTDT, với hành trình 79 năm đầy vẻ vang.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Thần tốc” trong kỷ nguyên vươn mình!

“Thần tốc” trong kỷ nguyên vươn mình!

Từ chiến dịch mang tên Bác, đến thành phố mang tên Bác; âm hưởng hào hùng ấy đã vọng về từ nửa thế kỷ trước và sẽ còn cộng hưởng tiếp đến mai sau. Còn chúng tôi thì chợt nghĩ, từ “thần tốc” trong đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến “thần tốc” trong kỷ nguyên vươn mình, sẽ mãi mãi là hành trang, là động lực, là niềm tin cho cả một dân tộc ở thời đại mới.
Tin nổi bật trang chủ
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc, là sự kiện trọng đại – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lắng nghe ý kiến cử tri khi đặt tên xã sau sáp nhập

Lắng nghe ý kiến cử tri khi đặt tên xã sau sáp nhập

Thời sự - Minh Anh - 6 giờ trước
Thời điểm này, các địa phương đang lấy ý kiến Nhân dân đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có nội dung đặt tên mới sau sắp xếp. Lắng nghe ý kiến cử tri, nhiều tỉnh, thành phố đã thay đổi phương án đặt tên xã mới theo phương hướng hoặc từ đánh số 1, 2, 3... sang tên mang bản sắc, gắn liền với truyền thống, lịch sử, văn hóa.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tin tức - Phương Vũ - Minh Triết - 6 giờ trước
Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Chiều 26-4, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Hồ văn Thái, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 9 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà động viên các gia đình chính sách tiêu biểu, người có công trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tin tức - Văn Long - Minh Triết - 6 giờ trước
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ngày 26/4, đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Phạm Lê Xuân Bình, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình thân nhân Liệt sĩ, thương binh và Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Gia Lai: Tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc tại nhiều địa phương

Gia Lai: Tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc tại nhiều địa phương

Tin tức - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Trong 2 ngày (26 và 27/4), tại công viên đồi thông (thị trấn Đak Đoa, Gia Lai) diễn ra Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa. Tham dự có 500 nghệ nhân, vận động viên đến từ 17 xã, thị trấn trên địa bàn.
Bình Định: Điện lưới quốc gia đã về đến làng Canh Tiến

Bình Định: Điện lưới quốc gia đã về đến làng Canh Tiến

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 26/4, làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định) được đấu nối vào lưới điện quốc gia trong niềm vui mừng khôn tả của đồng bào. Ngôi làng xa xôi cách trở như tách biệt với thế giới bên ngoài từ nay sẽ đón ánh sáng điện, hiện thực hoá ước mơ từ bao đời nay của người dân Canh Tiến. Thời điểm làng Canh Tiến đóng điện đúng vào dịp cả nước đang hướng đến Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước nên càng có ý nghĩa.
Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Giang: Khởi công xây dựng điểm trường biên giới Phìn Chư

Hà Giang: Khởi công xây dựng điểm trường biên giới Phìn Chư

Giáo dục - Hoàng Chính - 7 giờ trước
Ngày 26/4, Hội từ thiện Bất động sản Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội phối hợp với UBND xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ khởi công xây dựng Điểm trường Mầm non thôn Phìn Chư.
Kon Tum: Mưa dông, sấm sét làm 2 người thương vong và nhiều ngôi nhà tốc mái

Kon Tum: Mưa dông, sấm sét làm 2 người thương vong và nhiều ngôi nhà tốc mái

Trang địa phương - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Chiều ngày 26/4, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có mưa dông, gió lớn kèm theo sấm sét đã làm 1 người chết, 1 người bị thương và 4 căn nhà bị tốc mái.
Hà Giang: Khai giảng 16 lớp xóa mù chữ tại các xã biên giới thuộc huyện Yên Minh

Hà Giang: Khai giảng 16 lớp xóa mù chữ tại các xã biên giới thuộc huyện Yên Minh

Giáo dục - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Từ ngày 22/4 – 25/4 vừa qua, các xã biên giới huyện Yên Minh gồm: Na Khê, Bạch Đích, Thắng Mố, Phú Lũng đồng loạt khai giảng 16 lớp xóa mù chữ cho người dân.
Thường trực Tỉnh uỷ Bình Định và Gia Lai họp bàn về công tác cán bộ khi sáp nhập

Thường trực Tỉnh uỷ Bình Định và Gia Lai họp bàn về công tác cán bộ khi sáp nhập

Thời sự - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Chiều 26/4, tại trụ sở Tỉnh uỷ Bình Định, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Định và Gia Lai, tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính 2 tỉnh.
Phú Yên: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hợp nhất với Đắk Lắk, mở rộng không gian phát triển

Phú Yên: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hợp nhất với Đắk Lắk, mở rộng không gian phát triển

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 7 giờ trước
Chiều 26/4, tại Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thống nhất thông qua 8 nghị quyết chuyên đề quan trọng nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương và quy định của pháp luật vào điều kiện thực tiễn của địa phương.