Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra

PV - 19:05, 09/10/2023

Chiều 9/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị tổng kết và ký kết Nghị quyết liên tịch về công tác phối hợp giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị.

Về kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 19/2008/NQLT/CP-UBTWMTTQVN ngày 22/8/2008 về ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chính phủ cho biết: Sau 15 năm thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm theo Quy chế, trong quá trình đó, Văn phòng Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, tình hình và kết quả hoạt động của Chính phủ, của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; hai bên đã bao quát công việc, chủ động phối hợp tham mưu, đầy đủ, chu đáo, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo Quy chế phối hợp; đã tham mưu, giải quyết các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh theo chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (như phối hợp phòng, chống dịch Covid-19). Định kỳ hàng năm, hai bên tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quy chế và xây dựng nội dung phối hợp hoạt động năm sau; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả cụ thể như sau:

Về công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách và tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, chúc mừng, gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Hai bên đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, nhiều cuộc vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội ; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” vận động “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” ..., đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án... của Chính phủ.

Đối với công tác phối hợp xây dựng pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực, chủ động phối hợp với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác xây dựng pháp luật, hằng năm, đã tham gia ý kiến khoảng 60 đến 80 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia để xây dựng, ban hành các văn bản về bầu cử, Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, góp phần bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm; tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trong việc lựa chọn, giới thiệu và bầu người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân cả nước tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Công tác phối hợp trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, giải tỏa bức xúc, tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thúc đẩy xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Công tác giám sát và phản biện xã hội đã được hai bên tăng cường phối hợp chặt chẽ, các nội dung phối hợp thiết thực hiệu quả; đây là hoạt động mới và khó nhưng với nỗ lực cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp có nhiều ý kiến đóng góp đảm bảo chất lượng, thể hiện trí tuệ, trách nhiệm, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân…

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại 5 bài học kinh nghiệm trong xây dựng đất nước: nắm vững ngọn cờ dân tộc; sự nghiệp cách mạng do dân, vì dân và của dân; không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, dân tộc và đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh ngoài nước; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thủ tướng nêu rõ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những bài học kinh nghiệm nêu trên đều đúng và đều nhắc đến thành tố Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị.

Thủ tướng khẳng định, muốn làm tốt nhiệm vụ của Chính phủ thì không thể thiếu sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc. Khi ta nhìn lại Nghị quyết liên tịch, sau nhiều năm thực hiện, đã đạt nhiều thành tựu quan trọng; khẳng định lại nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”; chúng ta cũng cần nhận thức rõ, dân tộc Việt Nam đã vượt qua bao khó khăn, thử thách, hy sinh, mất mát để tự chủ, đứng lên từ “hai bàn tay trắng”, vươn lên phát triển, có được vị thế như ngày nay.

Thời gian qua, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự ủng hộ tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp; sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và người đứng đầu, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu.

Thủ tướng khẳng định, trong thành công chung của cả nước có sự đóng góp tích cực, quan trọng trọng từ công tác phối hợp chặt chẽ, ngày càng hiệu quả, thực chất giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thời gian qua.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá rất cao và cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ, sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính phủ trong 15 năm qua với mục đích phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Điều quan trọng là chúng ta phải huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nguyên tắc của Đảng, phát huy tối đa kinh nghiệm, hoá giải mọi khó khăn, thách thức.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, chúng ta phải phát huy những cái đã làm được, khắc phục những cái chưa làm được; cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ sở phối hợp chặt chẽ công tác; phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung vào các mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định về đột phá, trọng tâm, thường xuyên, đó là: xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; bảo vệ an ninh quốc phòng là trọng yếu, thường xuyên; xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, là sức mạnh nội sinh…

Thủ tướng yêu cầu, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ huy động được sức mạnh tổng hợp, huy động được sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh trong nước với ngoài nước. Chúng ta cần bình tĩnh, kiên định, tỉnh táo, đưa ra các đối sách kịp thời, hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt để nhân dân làm chủ; tạo đồng thuận xã hội, sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.

Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Chính phủ trong nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo mọi điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia hiệu quả vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước kết hợp với phương thức vận động, tập hợp nhân dân. Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai có hiệu quả các đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị này.

Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu.
Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân, từng gia đình và từng người dân nỗ lực phấn đấu, hăng say lao động sản xuất, đổi mới, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; xử lý những hiện tượng tiêu cực trong xã hội; giữ vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; làm tốt hơn vai trò tập hợp, lắng nghe ý kiến nhân dân. Tiếp tục có nhiều hành động cụ thể, thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ người dân gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng bị thiên tai...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên làm tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội; phát huy tối đa trí tuệ của các nhà khoa học, những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa với Chính phủ trong việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội để phát huy vai trò giám sát của nhân dân. Phát huy vai trò tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia kiểm soát quyền lực; phối hợp đề xuất, xây dựng các cơ chế, phương thức phù hợp trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở ngay tại mỗi địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị; giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trong triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết liên tịch về công tác phối hợp giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam đã được ký kết giữa 2 bên trên tinh thần linh hoạt, hiệu quả, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến ký kết Nghị quyết liên tịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến ký kết Nghị quyết liên tịch.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã ký kết Nghị quyết liên tịch về công tác phối hợp giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 phút trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 5 phút trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 7 phút trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 10 phút trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 14 phút trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 15 phút trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 17 phút trước
Sáng 2/5, Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Trong đó, có Quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Gia Lai: Khởi tố vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách

Gia Lai: Khởi tố vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách

Pháp luật - Ngọc Thu - 20 phút trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vừa ra quyết định khởi tố vụ án "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" đối với vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê vào buổi sáng 30/4, giữa 2 xe ô tô khách biển kiểm soát 51B-294.89 và 47B-020.26.
Gia Lai: Nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô

Gia Lai: Nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô

Xã hội - Ngọc Thu - 21 phút trước
Sau vụ việc 4 người dân chết đuối khi đang tắm trên sông Pô Cô thuộc địa phận xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) vào ngày 30/4, UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô.
Bình Định: Đón hơn 277 nghìn lượt khách trong 5 ngày lễ

Bình Định: Đón hơn 277 nghìn lượt khách trong 5 ngày lễ

Xã hội - T.Nhân - 23 phút trước
Sở Du lịch tỉnh Bình Định vừa có báo cáo nhanh gửi Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và UBND tỉnh về tình hình hoạt động du lịch trong dịp Lễ 30/4 - 1/5 năm 2024. Theo đó, 5 ngày nghỉ lễ (tính từ ngày 27/4 - 1/5), tỉnh Bình Định đón hơn 277 nghìn lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu ước đạt 305 tỷ đồng, tăng 18,5%.