Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng (sửa đổi): Quy định chặt để không còn tình trạng trục lợi chính sách

Vân Khánh- CĐ - 18:29, 13/07/2021

Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng (Pháp lệnh) được ban hành lần đầu tiên năm 1994 và nhiều lần được sửa đổi. Qua mỗi lần sửa đổi, các quy định trong Pháp lệnh được hoàn thiện chặt chẽ hơn, góp phần giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng lợi dụng “kẽ hở” của chính sách để trục lợi.

Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả vẫn còn mãi ở những nạn nhân chất độc da cam.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả vẫn còn để lại cho những nạn nhân chất độc da cam.

“Chạy” bệnh án để hưởng chính sách

Thời gian qua, tình trạng làm giả hồ sơ, chạy bệnh án để thụ hưởng chính sách, gây bức xúc trong dư luận tại một số địa phương. Tình trạng trục lợi chính sách dành cho Người có công, chủ yếu xảy ra đối với đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Từ năm 2016 đến năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã tổ chức thanh tra toàn diện việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học tại 9 địa phương, gồm: Quảng Trị, Thái Nguyên, Sơn La, Bắc Giang, Nam Định, Quảng Nam, Gia Lai, Khánh Hòa và Bình Dương. Việc thanh tra nhằm thực hiện nghiêm quy định của pháp luật: Người đủ tiêu chuẩn thì được hưởng chế độ; người không đủ tiêu chuẩn thì không được hưởng chế độ; kiên quyết xử lý, thu hồi đối với những trường hợp hưởng sai chế độ.

Qua công tác thanh tra, các đoàn Thanh tra của Bộ LĐTB&XH đã phát hiện và đề nghị cơ quan chức năng của các địa phương, phải đình chỉ chế độ hàng nghìn trường hợp sai phạm; kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng. Thanh tra Bộ cũng đã chỉ ra hàng nghìn trường hợp Hội đồng Giám định y khoa của các tỉnh kết luận sai tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học, cần điều chỉnh mức trợ cấp.

Đơn cử như tại Nam Định, qua kiểm tra trực tiếp 16.197 hồ sơ người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, Thanh tra Bộ LĐTB&XH đã phát hiện, ban hành quyết định đình chỉ chế độ, thu hồi quyền lợi đã hưởng sai đối với 212 trường hợp là con đẻ người hoạt động kháng chiến và 82 trường hợp là người hoạt động kháng chiến do không đủ điều kiện; tổng số tiền phải thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 32,289 tỷ đồng. Đáng chú ý, có 3 trường hợp (1 ở xã Giao Hà, 1 ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy và 1 ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu) không tham gia hoạt động tại vùng Quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học, nhưng khai man để hưởng chế độ…

“Siết” quy định

Nguyên nhân khiến tình trạng “chạy” hồ sơ để trục lợi chính sách trước hết thuộc về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, xét duyệt hồ sơ từ cấp xã, cấp huyện đến tỉnh. Nhưng cũng không thể không nói đến “phần lỗi” của các văn bản pháp quy khi chưa bao quát hết được các đối tượng được thụ hưởng.

Đơn cử như, việc quy định danh mục loại bệnh tật để hưởng chính sách nhiễm chất độc da cam do Bộ Y tế ban hành. Trong đó, bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính, bán cấp tính và tiểu đường tuýp 2 là hai trong danh mục 17 bệnh, tật được đưa vào diện do phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Nhưng thực tế, nhiều người không bị nhiễm chất độc hóa học cũng vẫn bị mắc bệnh này.

Từ đó, nhiều người lợi dụng loại bệnh này để kê khai thành bệnh tật liên quan. Qua kiểm tra hồ sơ ở các tỉnh đều có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đối tượng kê khai bệnh “thần kinh ngoại biên” để hưởng chính sách hỗ trợ.

Từ năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Báo cáo số 142/BC-UBTVQH13, ngày 17/5/2012 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Người có công với cách mạng. Trong báo cáo này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ: Một trong những nguyên nhân khiến việc xác nhận Người có công gặp nhiều khó khăn là do thiếu hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế về chẩn đoán đối với bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin theo danh mục đã được quy định và các hướng dẫn về thủ tục xác nhận chưa phù hợp.

Chính vì thế, Pháp lệnh Ưu đãi Người có công (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/12/2020, đã bổ sung nhiều quy định mới nhằm hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng trục lợi chính sách. Pháp lệnh đã siết chặt hơn các điều kiện, tiêu chuẩn để công nhận là Người có công với cách mạng.

Đáng chú ý là, về điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh, Pháp lệnh không tiếp tục quy định xem xét công nhận bệnh binh mới. Chỉ công nhận bệnh binh với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm và thôi phục vụ trong lực lượng vũ trang tại khoản 1, Điều 26. Đồng thời, Pháp lệnh cũng bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết danh mục địa danh, Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học tại khoản 2 Điều 29.

Tri ân liệt sỹ là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Tri ân các Anh hùng liệt sĩ là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Theo ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng được ban hành lần đầu tiên năm 1994 và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện qua 7 lần sửa đổi vào các năm 1998, 2000, 2002, 2005, 2007, 2012. Gần đây nhất, Pháp lệnh sửa đổi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/12/2020 tại Phiên họp lần thứ 51, có hiệu lực kể từ 1/7/2021.

“Mỗi lần sửa đổi Pháp lệnh là một lần chính sách Người có công với cách mạng lại được hoàn thiện hơn, giải quyết tốt hơn những vấn đề còn tồn tại từ thực tiễn triển khai chính sách tại địa phương. Và quan trọng hơn là bổ sung các chế độ, chính sách mới đối với từng diện đối tượng trong điều kiện ngân sách nhà nước cho phép để tiếp tục nâng cao đời sống Người có công với cách mạng. Do vậy, việc thường xuyên nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi Người có công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu của Bộ”, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan khẳng định.

“Trục lợi chính sách Người có công không chỉ gây thất thoát ngân sách cho Nhà nước mà còn là hành vi làm tổn thương với những Người có công với cách mạng, với đất nước. Chúng ta không thể để tình trạng này tái diễn” (Trung tướng Nguyễn Thế Lực, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng TNLN đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Xã hội - Tiêu Dao – Vĩnh Kết - 2 giờ trước
Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng TNLN đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa ngày một phát triển; an ninh - quốc phòng được đảm bảo, giữ vững. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn và sự đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực.
Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Xã hội - Hồng Phúc - 2 giờ trước
BHXH Việt Nam thông tin về việc hỗ trợ thăm hỏi các gia đình người bị nạn và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.
Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Xã hội - Như Tâm - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024), tối 20/9, tại Trung tâm Kỹ thuật Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Giáo dục - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Trước thềm năm học mới, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ có quyết định chuyển công tác giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia. Điều đáng nói, việc luân chuyển trên nhà trường không hề hay biết, dẫn đến tình trạng trường “trắng” giáo viên dạy môn Tiếng Anh.
Tin trong ngày - 19/9/2023

Tin trong ngày - 19/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Diễn đàn KT-XH Việt Nam năm 2023. Giúp phụ nữ vùng cao “Tiến về phía trước”. Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Tin tức - L.Phương-L.Vũ - 3 giờ trước
Ngày 21/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) cho 40 đại biểu đại diện cho các hộ dân, là đồng bào dân tộc Gia Rai và Cơ Ho đang sinh sống tại thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.
Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Khoa học - Công nghệ - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 21/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết các hoạt động Chuyển đổi số theo Quyết định số 3330/QĐ - UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Hội nghị sơ kết là dịp để địa phương, các tổ chức, đơn vị chia sẻ thông tin, đề ra giải pháp hỗ trợ tỉnh triển khai Chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả.
Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 21/9, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Đại sứ Sengphet Houngboungnuang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Kiểm tra việc học ngoại ngữ và tiếng DTTS của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế

Kiểm tra việc học ngoại ngữ và tiếng DTTS của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang địa phương - Tào Đạt - 3 giờ trước
Ngày 21/9, Đoàn công tác của Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Mai Văn Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà trường làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, khả năng sử dụng tiếng nước láng giềng và tiếng DTTS của cán bộ, nhân viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sơn La: Đồng bào La Ha xã Liệp Tè có Nhà văn hóa mới

Sơn La: Đồng bào La Ha xã Liệp Tè có Nhà văn hóa mới

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 3 giờ trước
Chiều 21/9, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phối hợp với Tỉnh đoàn và Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc La Ha tại Bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.