Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nông nghiệp số “lên ngôi”

Minh Thu - 10:06, 23/05/2024

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Qua đó, đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Nông dân Đồng Tháp đang đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số hóa dữ liệu trong canh tác lúa. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ).
Nông dân Đồng Tháp đang đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số hóa dữ liệu trong canh tác lúa. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ).

Sáng tạo để phát triển

Thời gian qua, việc số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao giá trị kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp được các ngành có liên quan và người dân các địa phương quan tâm triển khai và mang lại hiệu quả bước đầu.

Như ở tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và trao đổi với nhiều công ty phần mềm về việc thực hiện chuyển đổi số cho lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những điểm dễ nhận thấy trong quá trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp Hậu Giang là việc ngành chức năng có liên quan từ tỉnh đến cơ sở và người dân thực hiện nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.

“Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả ngành nông nghiệp, doanh nghiệp và đặc biệt là người nông dân. Chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất”.

Ông Hoàng TrungThứ trưởng Bộ NN&PTNT

Điển hình như việc ứng dụng máy bay không người lái để gieo sạ và phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; ứng dụng công nghệ tưới tự động, tiết kiệm nước, điều khiển tự động...

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Kế hoạch không chỉ quan tâm chuyển đổi số trong công tác quản lý, mà còn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, từ đó chuyển giao, hướng dẫn, hỗ trợ tốt hơn cho nông dân tham gia chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chia sẻ về những lợi ích khi ứng dụng công nghệ số vào canh tác nông nghiệp, ông Trần Ngọc Tần, ở ấp Trường Lợi A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Nhiều vụ lúa qua, khi có thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc canh tác lúa của nông dân nhàn hơn rất nhiều so với trước và mang lại nhiều lợi ích. Mặt khác, quá trình phun thuốc không giẫm đạp lúa, hạn chế tiếp xúc với thuốc, lượng nước sử dụng ít nên bảo vệ tốt môi trường, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường”.

Anh Đặng Dương Minh Hoàng, Chủ nhiệm Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc, chủ nông trại Thiên Nông, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước cho biết: Ngày từ khi thành lập, HTX đặt mục tiêu là sẽ giúp các nông hộ ở địa phương hoàn tất các thủ tục, quy trình đăng ký mã số vùng trồng, áp dụng nhật ký điện tử để góp phần minh bạch hóa nền nông nghiệp và tìm các giải pháp giảm bớt khâu trung gian trong tiêu thụ nông sản…

“Chúng tôi sẽ tích cực xây dựng mạng lưới, giúp nông dân xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng vùng miền, tiến đến xây dựng thương hiệu quốc gia để cho hàng Việt xuất ngoại; góp sức đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Qua đó, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, hướng tới tạo lập một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững”, anh Minh Hoàng chia sẻ.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. (Ảnh: Trần Anh).
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. (Ảnh: Trần Anh).

Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu

Theo ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước, địa phương hiện đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 và triển khai hỗ trợ đưa các HTX, nông hộ lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; có 20% trang trại, doanh nghiệp với khoảng 5 - 7 sản phẩm được số hóa; các xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm số hóa phải có 100% sản phẩm OCOP được số hóa.

“Việc ra đời HTX dịch vụ nông nghiệp số là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất - kinh doanh và các nông hộ tại địa phương tiếp cận với chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất, nhằm tăng sức cạnh tranh, chủ động mở rộng thị trường đầu ra, thu hút nguồn khách hàng đa dạng ở mọi lúc, mọi nơi và giảm bớt khâu trung gian để tăng giá trị lợi nhuận sản phẩm...”, ông Nguyễn Minh Quang khẳng định.

Nhấn mạnh đến việc thiết lập kiến trúc dữ liệu nền tảng số của ngành nông nghiệp cũng như tăng cường sự phối hợp giữa địa phương với Trung ương trong bảo vệ các hoạt động nông nghiệp xanh và bền vững, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết, theo “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Đến nay, ngành nông nghiệp đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trong Bộ và ngành nông nghiệp.

“Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả ngành nông nghiệp, doanh nghiệp và đặc biệt là người nông dân. Chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung chia sẻ.

Theo “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Đến nay, ngành nông nghiệp đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trong Bộ và ngành nông nghiệp.







Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tràng Định (Lạng Sơn): Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Tràng Định (Lạng Sơn): Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - PV - 20:12, 21/06/2024
Trong hai ngày 20 - 21/6, UBND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo Ban Dân tộc Lạng Sơn, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện huyện Tràng Định, cùng 146 đại biểu đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Krông Pắc (Đắk Lắk): Giai đoạn 2024 - 2029 phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 2.500 lao động

Krông Pắc (Đắk Lắk): Giai đoạn 2024 - 2029 phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 2.500 lao động

Thời sự - Lê Hường - 20:10, 21/06/2024
Ngày 21/6, UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đại hội có sự tham dự của 150 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 35 thành phần dân tộc trên địa bàn huyện. Ông Nguyễn Kính, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.
Tin trong ngày - 21/6/2024

Tin trong ngày - 21/6/2024

Media - BDT - 20:00, 21/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Lập đoàn giám sát về bảo vệ môi trường. Hồi hương cổ vật tượng đồng Champa bị bán trái phép ở nước ngoài. Người nông dân giỏi làm kinh tế, nhiệt huyết với phong trào địa phương. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Đổi thay vùng đồng bào DTTS nhờ các chương trình, chính sách dân tộc

Chư Pưh (Gia Lai): Đổi thay vùng đồng bào DTTS nhờ các chương trình, chính sách dân tộc

Tin tức - Ngọc Thu - 19:55, 21/06/2024
Ngày 21/6, UBND huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Tham dự có lãnh đạo tỉnh, huyện và 150 đại biểu đại diện cho gần 48.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Thọ Xuân (Thanh Hóa): Phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển

Thọ Xuân (Thanh Hóa): Phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 19:50, 21/06/2024
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề ''Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững - Góp phần xây dựng huyện Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030".
Tin trong ngày - 20/6/2024

Tin trong ngày - 20/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Tạo thuận lợi thực hiện chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Hà Giang: Gần 99% thôn, bản đã được phủ sóng di động. Một số địa phương miền núi Quảng Bình thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Thiện (Gia Lai): Hội thi tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Phú Thiện (Gia Lai): Hội thi tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Xã hội - Ngọc Thu - 19:36, 21/06/2024
Chiều 21/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã tổ chức Hội thi Tìm hiểu kiến thức về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương “Gia đình hội viên phụ nữ tiêu biểu” nhân kỷ niệm 23 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024).
Sơn La: Xuất khẩu 5 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Italia

Sơn La: Xuất khẩu 5 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Italia

Sản phẩm - Thị trường - Lò Thái - Thanh Nguyên - 19:34, 21/06/2024
Ngày 21/6, tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ xuất hành - xuất khẩu 5 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Italia.
Công ty Xi măng Long Sơn khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu xi măng thế giới

Công ty Xi măng Long Sơn khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu xi măng thế giới

Sản phẩm - Thị trường - PV - 19:30, 21/06/2024
Công ty Xi măng Long Sơn (phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là đơn vị cung cấp ra thị trường lượng xi măng lớn không chỉ trong nước, mà cả thị trường quốc tế. Trong quá trình xây dựng, đơn vị đã lựa chọn dây chuyền thiết bị, công nghệ của các hãng nổi tiếng của các nước trên thế giới, như: Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ...
MobiFone eContract đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

MobiFone eContract đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 19:02, 21/06/2024
Cùng với hệ sinh thái chuyển đổi số đa dạng, hợp đồng điện tử eContract của MobiFone đang góp phần tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp, tổ chức trong thời đại 4.0. Hiện, Tổng công ty cũng đang triển khai nhiều gói cước linh hoạt để giúp cho người dân, khách hàng dễ dàng tiếp cận và tận dụng tối đa lợi thế của các công cụ chuyển đổi số trong thời gian tới.
Quảng Nam có tân Chủ tịch UBND tỉnh

Quảng Nam có tân Chủ tịch UBND tỉnh

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 18:58, 21/06/2024
Ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026