Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗi niềm làng bún “tiến vua”

PV - 15:16, 04/05/2018

Cả làng có 700 hộ thì chỉ có duy nhất 5 hộ làm nghề khiến nghề truyền thống có lịch sử hàng nghìn năm đang đứng trước tương lai bị biến mất. Đây là nỗi niềm của chính quyền và người dân xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Sợi dây nối truyền thống

Thôn Mạch Tràng là một trong tám thôn thuộc “Bát xã Loa thành”; hằng năm, vào ngày mùng 6 tháng Giêng, du khách thập phương lại náo nức về tham dự lễ hội tại đền An Dương Vương.

Những dấu tích vàng son của lịch sử dân tộc thời An Dương Vương, với câu chuyện nàng công chúa Mỵ Châu, hiện vẫn còn lưu tại Mạch Tràng. Đó là đình Mạch Tràng-di tích lịch sử quốc gia, là am thờ công chúa Mỵ Châu,… Và đặc biệt là nghề làm bún truyền thống; theo truyền thuyết là vật phẩm dùng để tiến vua An Dương Vương.

Làng nghề bún Mạch Tràng gắn với câu chuyện nàng công chúa Mỵ Châu. (Trong ảnh: Lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng). Làng nghề bún Mạch Tràng gắn với câu chuyện nàng công chúa Mỵ Châu.(Trong ảnh: Lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng).

 

Ở Mạch Tràng hiện vẫn lưu truyền câu chuyện: Từ ngàn năm trước, trong lúc chuẩn bị yến tiệc cho lễ dạm hỏi công chúa Mỵ Châu, người đầu bếp nọ chẳng may làm đổ bột gạo vào chiếc rổ đặt trong vạc nước sôi. Hốt hoảng, anh vội vàng nhấc chiếc rổ lên, thì thấy bột gạo đã kết thành những sợi dây dài màu trắng. Tiếc của, lại không biết làm gì với những sợi bột trắng kia, sẵn có rau cần, anh bèn xào trộn cả hai lại với nhau.

Khi yến tiệc được bày lên, vua An Dương Vương lấy làm thích thú khi nhìn thấy thức ăn lạ, với những sợi nhỏ màu sắc trang nhã, mang hương đồng gió nội. Nhà vua hết lời khen ngợi. Món bún xào rau cần ngẫu nhiên trở thành món ăn đặc biệt trong thực đơn đãi khách của nhà vua.

Nguồn gốc của bún Mạch Tràng là vậy. Từ đó, bún đã trở thành đặc sản của vùng Cổ Loa, được dâng cúng hằng năm vào dịp lễ hội đền (ngày 6 tháng Giêng), hay ngày 13 tháng Tám (ngày ăn hỏi công chúa Mỵ Châu).

Không chỉ gắn với truyền thuyết đẹp, bún Mạch Tràng còn được biết đến là món ăn dân dã, đặc trưng. Khác với những loại bún của các làng nghề khác của Hà Nội, bún Mạch Tràng không trắng bằng, nhưng dai, dẻo, và đặc biệt là có thể bảo quản được 2-3 ngày mà không bị chua, hỏng.

Ông Nguyễn Văn Viết, một hộ làm bún ở làng Mạch Tràng cho biết: So với nhiều ngành nghề khác, nghề làm bún thu nhập không cao nhưng nếu cần cù thì cuộc sống cũng khá ổn định. Hơn nữa, đây là nghề truyền thống, người trong làng do yêu và trân trọng nghề nên bảo nhau cố gìn giữ”.

Nỗi lo mai một

Ngon và nổi tiếng là vậy nhưng nghề làm bún truyền thống ở Mạch Tràng hiện đang đứng trước nguy cơ biến mất. Theo số liệu của UBND xã Cổ Loa, thôn Mạch Tràng hiện có 700 hộ thì chỉ còn 5 hộ làm nghề. Nhưng việc giữ được số lượng người làm nghề bún truyền thống ở Mạch Tràng hiện cũng rất khó khăn.

Theo chia sẻ của các hộ làm bún ở Mạch Tràng, để ra được mẻ bún như ý, người Mạch Tràng phải dậy từ 2h để khoảng 5-6h sáng có bún thành phẩm giao cho các chợ, nhà hàng... Nhọc nhằn là vậy nhưng giá bún cũng chỉ 8.000-10.000 đồng/kg, lãi không nhiều so với nghề khác.

Sản xuất bún tại làng Mạch Tràng. (Ảnh tư liệu) Sản xuất bún tại làng Mạch Tràng. (Ảnh tư liệu)

 

Để giữ nghề truyền thống cho làng Mạch Tràng, xã Cổ Loa cũng đã triển khai chính sách hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Kim Nhật, Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Loa, năm 2009, xã đã thực hiện Dự án xây dựng mô hình sản xuất bún và giao cho làng Mạch Tràng lựa chọn 7 hộ gia đình có đủ điều kiện về máy móc, kỹ thuật để triển khai; dự án có tổng kinh phí hơn 140 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ có 4 hộ đăng ký; một hộ vẫn làm nghề bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Theo ông Nguyễn Văn Chung, hộ duy nhất làm nghề bằng phương pháp thủ công ở Mạch Tràng, mỗi tuần, gia đình chỉ làm đủ hàng bán tại chợ quê vào thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày chợ phiên. Giờ con cháu trong gia đình không thích theo nghề này, vất vả mà thu nhập thấp nên ông Chung cũng đang có ý định bỏ nghề.

Thiết nghĩ, nghề làm bún ở Mạch Tràng là nghề lâu đời và cần duy trì, phát triển bởi không chỉ mang ý nghĩa cho một vùng đất thiêng mà còn góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Các cấp chính quyền xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và TP. Hà Nội cần có những giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân để khôi phục và phát triển một nghề truyền thống gắn với lịch sử dân tộc.

TÙNG NGUYÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Lào Cai có 84 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm khoảng 1,2% tổng số dự án đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Trong số đó có 58 dự án đã đi vào hoạt động nhưng có tới 33 dự án (chiếm 57%) đang gặp khó khăn, cần được hỗ trợ, tháo gỡ hoặc phải dừng hoạt động.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thủ tướng: Thế giới giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam phấn đấu đạt mức cao

Thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện để người dân, doanh nghiệp cứ thế làm những gì pháp luật không cấm.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị ngập sâu, giao thông tê liệt, nguy cơ cao xảy ra sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 16:49, 23/05/2025
Từ đêm 22/5, mưa bắt đầu xuất hiện tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và kéo dài đến sáng 23/5. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét ở các khu vực vùng núi.
Mê đắm Trà Nhiêu

Mê đắm Trà Nhiêu

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 16:43, 23/05/2025
Được xây dựng thành Làng du lịch sinh thái cộng đồng hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua không ít chông chênh nhưng cũng gặt hái được những "trái ngọt" đầu mùa. Giờ đây, Trà Nhiêu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc và sự hiền hòa, mến khách của người dân nơi đây.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - Anh Trúc - 12:00, 23/05/2025
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 11:58, 23/05/2025
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 11:54, 23/05/2025
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 11:50, 23/05/2025
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh: Họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 11:47, 23/05/2025
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Media - BDT - 11:45, 23/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi

Media - BDT - 11:36, 23/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Người phụ nữ hơn 50 năm giữ nghề chằm áo tơi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 11:27, 23/05/2025
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.